Xác định các thông tin liên quan cho nội dung thuyết trình thế nào?

20/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Làm thế nào để xác định các thông tin liên quan cho nội dung thuyết trình thế nào? Việc tìm kiếm thông tin cho nội dung thuyết trình từ các nguồn cơ bản nào?

Định hướng cho bài thuyết trình ở bước xác định yêu cầu đồng thời cũng là định hướng cho việc tìm kiếm các thông tin liên quan. Các diễn giả thành công đều chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm lượng thông tin lớn, thu thập một trầm ý quanh đề tài và sau đó loại đi chín mười ý. Chính vì vậy, việc xác định các thông tin liên quan cho nội dung bài thuyết trình là vô cùng quan trọng.

1- Xác định các thông tin liên quan cho nội dung thuyết trình thế nào?

Định hướng cho bài thuyết trình ở bước xác định yêu cầu đồng thời cũng là định hướng cho việc tìm kiếm các thông tin liên quan. Các diễn giả thành công đều chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm lượng thông tin lớn, thu thập một trầm ý quanh đề tài và sau đó loại đi chín mười ý. Việc thu thập thông tin giống như "đãi cát tim vàng” và cũng tăng khả năng "không bỏ sót điều gì" càng tốt. Vì vậy, thay vì đi ngay vào xây dựng bố cục của bài thuyết trình, hãy nghĩ về chủ đề của nó và tổng hợp thật nhiều thông tin xoay quanh chủ đề này. Đối với một bài thuyết trình chia sẻ, thông thường, chúng ta có thể tìm kiếm thông tin từ rất nhiều nguồn, vấn đề chỉ là cân nhắc, lựa chọn nguồn thông tin nào phù hợp, đáng tin cậy, thu hút hơn.

Ví dụ số 15: Khi chủ để thuyết trình về tác hại của ma túy, người thuyết trình có thể tìm kiếm các nhóm thông tin như: thông tin y học về tác hại của ma tùy đổi với cơ thể người; thông tin thống kê về các vụ việc phạm tôi liên quan đến ma túy, thông tin về chi phí cai nghiện ma túy, chia sẻ tâm sự của gia đình có người nghiện ma túy.

2- Việc tìm kiếm thông tin cho nội dung thuyết trình từ các nguồn cơ bản nào?

Đối với thuyết trình "giải quyết vấn đề", đặc biệt là các bài thuyết trình trong quá trình hành nghề của Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, việc tìm kiếm thông tin cho nội dung thuyết trình từ các nguồn cơ bản sau:

(i) Chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án, vụ việc: Đó có thể là lời khai, kết luận giám định, đặc điểm của vật chứng trong vụ án hình sự; các hóa đơn, chứng từ liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên; các tài liệu.

(ii) Các quy định liên quan (quy định pháp luật, quy định trong hợp đồng, án lệ: Đối với quy định pháp luật: cần đặc biệt lưu ý kiểm tra thời điểm có hiệu lực của quy định pháp luật đó, bảo đảm đó là quy định có hiệu lực áp dụng đối với vụ án, vụ việc, tình huống, vấn đề (nhiều trường hợp là các quy định đã hết hiệu lực ở thời điểm hiện tại); nếu là quy định pháp luật chung thì có quy định pháp luật chuyển ngành nào khác cụ thể, điều chỉnh trực tiếp hơn không; nếu không có quy định cụ thể thì có quy định mang tính chất nguyên tắc nào có liên quan hay không. Đối với quy định trong hợp đồng, thỏa thuận: liên quan tới vụ án, vụ việc, tình huống, vấn đề có những quy định nào, các quy định đó thống nhất hay mâu thuẫn với nhau...

(iii) Các tài liệu khác như các bình luận khoa học về Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự; các vụ án tương tự vụ án ở giai đoạn trước đã xét xử; các văn bản, quyết định của cơ quan, tổ chức; các tin, bài liên quan được phát, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu khác...

(iv) Các kiến thức, hiểu biết liên quan tới lĩnh vực chuyên môn của vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống. Các vụ án, vụ việc, tranh chấp, tình huống có thể phát sinh trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để giải quyết các vấn đề liên quan, người hành nghề luật không chỉ nắm vững kiến thức pháp lý mà còn cần có hiểu biết nhất định liên quan tới lĩnh vực đó, đặc biệt trong những lĩnh vực đặc thù như: xuất nhập khẩu, tài chính, xây dựng, y tế... Người hành nghề có thể tìm “chất liệu cho các nội dung thuộc nhóm này thông qua việc tự tìm hiểu hoặc hỏi các chuyên gia, đề nghị khách hàng giải thích rõ hơn...

Tương tự như việc “đãi cát tìm vàng”, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư cũng cố gắng để không bỏ sót diều gì khi tìm kiếm thông tin liên quan tới vấn đề được đề cập trong bài thuyết trình. Trong bản luận tội, luận cứ bảo chữa hay bản án, có thể chỉ trích dẫn một vài lời khai, một vài chứng cứ trong hồ sơ vụ án song vẫn cần nghiên cứu kỹ lưỡng cả bộ hồ sơ, trao đổi với bị can, bị cáo, lắng nghe phần xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa... để có thể đánh giá được rằng lời khai được sử dụng cuối cùng là đáng tin cậy, phù hợp với mục tiêu đã định.

Ví dụ: Với định hưởng bào chữa giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Luật sư sẽ tìm kiếm thông tin từ các quy định của Bộ luật Hình sự và các chứng cứ trong hồ sơ vụ án liên quan đến nguyên nhân của sự việc diễn biển sự việc, việc bồi thường thiệt hại, thái độ khai báo, thái độ thành khẩn của bị cáo.

Xác định yêu cầu của bài thuyết trình như thế nào?

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i)Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Xác định các thông tin liên quan cho nội dung thuyết trình thế nào?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.06357 sec| 950.555 kb