Kỹ năng giao tiếp trong Nghề Luật: Xác định đối tượng giao tiếp

"Trong lịch sử lâu dài của loài người (và cả loài vật nữa), những ai học được cách cộng tác và ứng biến tài tình nhất sẽ sinh tồn".

Charles Robert Darwin, 

1809 - 1882, nhà tự nhiên học, địa chất học, sinh học, người Anh

Kỹ năng giao tiếp trong Nghề Luật: Xác định đối tượng giao tiếp

Đối tượng giao tiếp trong nghề luật rất đa dạng, tùy từng trường hợp mà người tiến hành tố tụng có thể giao tiếp với đương sự, bị can, bị cáo... trong quá trình giải quyết các vụ án; Luật sư tiếp xúc, giao tiếp với khách hàng và tiếp xúc với các đồng nghiệp trong quá trình hành nghề.

Mỗi cuộc giao tiếp nêu trên đều có những đặc thù nhất định tùy thuộc vào đặc điếm tâm lý của từng đối tượng giao tiếp. Việc xác định đúng đối tượng giao tiếp và đặc điểm tâm lý của họ sẽ giúp buối tiếp xúc, trao đổi của những người làm nghề luật diễn ra thuận lợi hơn. 

Đối với người tiến hành tố tụng, đối tượng giao tiếp chủ yếu của họ bao gồm đương sự, bị can, bị cáo và các đồng nghiệp, chức danh tư pháp khác.

Liên hệ

Thấm phán, Kiểm sát viên khi tiếp xúc với đương sự, bị can, bị cáo phải giao tiếp trên cơ sở tôn trọng nhân phẩm, danh dự của họ, tuyệt đối tránh lối ứng xử kiểu “bề trên”, “ban phát” của người đang có quyền lực quyết định số phận pháp lý của người tham gia tố tụng.

Dù quan hệ pháp luật chủ đạo khi giải quyết vụ án hình sự tồn tại giữa Thẩm phán, Kiểm sát viên với người bị buộc tội được điều chỉnh bằng phương pháp quyền uy, mệnh lệnh - phục tùng, dù Thẩm phán, Kiểm sát viên phải thể hiện được sự trang nghiêm, vị thế của người đại diện các cơ quan được nhà nước trao quyền công tố, quyền tư pháp  nhung ứng xử với người bị buộc tội phải trên cơ sở nguyên tắc suy đoán vô tội, không ai bị co hay bị đối xử như người có tội cho đên khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người đó.

Nguyên tắc suy đoán vô tội không chỉ đòi hỏi Thẩm phán, Kiểm sát viên có cách giao tiếp, ứng xử dân chủ, không nặng nề, áp đặt mà còn đòi hỏi sự tận tâm trong việc xác định sự thật của vụ án, khách quan toàn diện trong việc thu thập các tình tiết buộc tội và gỡ tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Giao tiếp với những người tham gia tố tụng cần được lưu ý để hạn chế các tình huống có thể dẫn tới nghi ngờ Thẩm phán, Kiểm sát viên có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quá trình giải quyết vụ án, dẫn tới nghi ngờ về tính vô tư, khách quan của người tiến hành tố tụng. Ngay cả khi việc gặp gỡ người tham gia tố tụng không với mục đích vụ lợi nhưng có khả năng gây hiểu lầm thì Thẩm phán, Kiểm sát viên cũng phải tuyệt đối tránh.

Trong mối quan hệ với đồng nghiệp và các chức danh tư pháp khác, những người tiến hành tố tụng phải thực hiện nguyên tắc tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong ngành. Dù khác nhau về loại hình nghề nghiệp hay tính chất của các quy phạm điều chỉnh mối quan hệ đồng nghiệp, thái độ tôn trọng, hợp tác với đồng nghiệp cũng là mẫu số chung của những người hành nghề luật.

Đặc thù của nghề luật là tồn tại sự đa dạng, thậm chí xung đột trong quan điểm đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật. Người hành nghề luật thường có tố chất kiên định, có niềm tin nội tâm, cũng có xu hướng bảo thủ, tranh luận đến cùng để bảo vệ quan điểm của mình, khả năng có mâu thuẫn về chuyên môn giữa các đồng nghiệp là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, họ còn có trách nhiệm bảo vệ uy tín của ngành, của cơ quan, đon vị hay bảo vệ danh dự, uy tín của giới Luật sư, đòi hỏi giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, các tranh luận chuyên môn, mâu thuẫn nội bộ đươc giải quyết đúng mực về địa điếm, thời điếm, phương thức, trên tinh thần xây dựng; tuyệt đối tránh những phản ứng mang tính chất kích động nhất thời, tại nơi đông người, nơi có sự hiện diện của truyền thông hoặc người tham gia tố tụng, tuyệt đổi tránh các hành động bạo lực hoặc các ngôn ngữ thiếu vãn hóa.

Thẩm phán, Kiểm sát viên là các công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước (Tòa án, Viện kiểm sát), mối quan hệ của Thẩm phán, Kiểm sát viên còn được điều chỉnh bởi Luật Cán bộ, công chức.

Quan hệ giao tiếp với đồng nghiệp của Thẩm phán trong Toà án, của Kiểm sát viên trong Viện kiểm sát bị chi phối bởi hai nhóm quan hệ chính thức: nhóm quan hệ hành chính và quan hệ tố tụng, do đó, thực tế rất khó để có thể phân định rõ ràng giữa hai nhóm quan hệ này. Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp của nghề luật đòi hỏi giao tiếp của Thẩm phán và Kiểm sát viên phải tách biệt được đâu là quan hệ hành chính, đâu là quan hệ tố tụng để có cách thức giao tiếp phù hợp. Đặc biệt, đối với Thẩm phán, nếu nhầm lẫn giữa hai mối quan hệ này, sẽ không bảo đảm được nguyên tắc Thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không bảo đảm được yêu cầu về tính độc lập tư pháp.

Xem thêm: Dịch vụ Pháp chế doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Mặt khác, đồng nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư cũng có thể là bạn bè, thầy trò, đồng môn, đồng hương, đồng ngũ thậm chí có quan hệ gia đình, họ hàng trong cùng một Tòa án, Viện kiểm sát, các hãng luật. Tuy nhiên, văn hóa công sở đòi hỏi việc giao tiếp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư tại nơi làm việc phải lấy quan hệ đồng nghiệp làm nền tảng và theo các quy tắc giao tiếp nơi công sở, không lấy cách xưng hô, trò chuyện trong các mối quan hệ cá nhân để thay cho quan hệ công sở.

Trên thực tế, những cuộc giao tiếp giữa Kiểm sát viên với Thẩm phán, Thẩm phán với Kiểm sát viên vẫn thường được hiểu là quan hệ phối hợp trong công việc. Tuy nhiên, nếu xét từ bản chất của tố tụng, giữa họ trước hết phải là các quan hệ kiểm soát, đối trọng nhau trong quá trình giải quyết vụ án. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia theo mô hình tố tụng tranh tụng, do có sự phân định rành mạch các chức năng của tố tụng và các chủ thể tố tụng, tính chất phối hợp giữa các chức danh tư pháp rất hạn chế, do đó, quan hệ giao tiếp giữa họ phải giữ những khoảng cách nhất định để bảo đảm đúng vị trí tố tụng và tránh các hiểu nhầm không cần thiết đối với khả năng bảo đảm tính độc lập, vô tư khách quan khi tiến hành công việc.

Tại Việt Nam, mô hình tố tụng xét hỏi truyền thống dù được tăng cường yếu tố tranh tụng trong những năm gần đây nhưng ảnh hưởng của mô hình này với sự tách bạch chỉ mang tính chất tương đối giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (các cơ quan tiến hành tố tụng cùng là các cơ quan trong khối nội chính, cùng trên chiến tuyến phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm...) còn rất đậm nét. Vì vậy, quan hệ phối hợp giữa Thẩm phán, Kiểm sát viên với nhau, với các chức danh tư pháp trong Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn rất phổ biến. Trong xu thế mở rộng tranh tụng, tăng cường cơ chế giám sát tố tụng qua các kênh kiểm sát, kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau, giao tiếp giữa các chức danh tư pháp sẽ buộc phải theo hướng chuyên nghiệp hơn.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

Đối với Luật sư, một trong những đối tượng giao tiếp đặc thù của họ chính là khách hàng. Khách hàng là tất cả những người mà Luật sư cung cấp hoặc dự định sẽ cung cấp dịch vụ trong quá trình hành nghề của mình. Khách hàng đến với Luật sư qua rất nhiều nguồn và các kênh thông tin khác nhau như: uy tín, kinh nghiệm của Luật sư; qua sách báo xuất bản, qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc do sự giới thiệu của các khách hàng khác... Như vậy, khách hàng của Luật sư rất phong phú và đa dạng, bao gồm:

- Khách hàng hiện tại: Là tất cả những người đang sử dụng dịch vụ của Luật sư;

- Khách hàng quen, khách hàng thường xuyên: Là những người có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ của Luật sư;

- Khách hàng tiềm năng: Là những khách hàng trong tương lai.

Ngoài ra, Người hành nghề luật còn có khách hàng vãng lai, tức là khách hàng không thường xuyên, là những khách hàng lần đầu tiên đến với văn phòng Luật sư.

Trong một vụ án hình sự, để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đạt hiệu quả cao nhất, Luật sư trước hết phải xác định rõ tư cách pháp lý của khách hàng trong vụ án hình sự, từ đó xác định chính xác Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hay là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.

Bên cạnh việc tham gia trực tiếp trong vụ án hình sự, Luật sư cũng có thể làm đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, liên quan đến phần dân sự trong vụ án hình sự. Có thể thấy, trong vụ án hình sự, khách hàng của Luật sư có một số điểm đặc thù, khác biệt so vói các loại án khác như vụ án dân sự, hành chính... Khách hàng trong vụ án hình sự tìm đến Luật sư với nhu cầu mời Luật sư bào chữa hoặc bão vệ quyền và lợi ích họp pháp cho họ hoặc người thân của họ.

Đối với trường hợp khách hàng có nhu cầu mời Luật sư bào chữa, họ có thể là cá nhân hoặc đại diện pháp nhân thương mại phạm tội.

Đối với khách hàng là cá nhân, họ có thể là những người sau đây:

(1) Bị can, bị cáo được tại ngoại;

(2) Người thân thích của người bị buộc tội hoặc ngươi bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

(3) Người đại diện của người bị buộc tội là người dưới 18 tuôi hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

Bên cạnh đối tượng khách hàng tìm đến Luật sư với nhu cầu mời Luật sư bào chữa, trên thực tế còn khách hàng có nhu cầu mời Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, như: bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Khách hàng giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp của mỗi Luật sư. Không có khách hàng, không được khách hàng tin cậy và sử dụng dịch vụ pháp lý đồng nghĩa với sự thất bại của Luật sư. Do đó, khách hàng và sự hài lòng của khách hàng chính là thước đo khẳng định sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của mỗi Luật sư. Họ chính là đối tượng giao tiếp quan trọng trong hoạt động hành nghề Luật sư.

Nhận biết rõ đối tượng khách hàng và đặc điểm tâm lý của khách hàng là vấn đề Luật sư cần quan tâm khi giao tiếp với họ. Tùy từng đối tượng khách hàng, Luật sư cần có kỹ năng giao tiếp và trao đổi phù hợp, được thể hiện qua các kỳ năng nghe, nói, trình bày để khách hàng tin tưởng, lựa chọn mình.

Khách hàng của Luật sư rất đa dạng, họ có thể làm việc ở rất nhiều ngành nghề khác nhau, với các trình độ chuyên môn, nhận thức khác nhau. Mỗi đối tượng khách hàng khác nhau có những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết pháp luật, yêu cầu pháp lý khác nhau:

Đối với bị can, bị cáo, họ có thể có tâm lý hoang mang, dao động, mặc dù nắm chắc sự việc nhưng lại muốn che giấu hành vi của mình. Đối với người thân thích của bị can, bị cáo, họ thường không nắm chăc sự việc và có thể chỉ biết đến sự việc qua người khác hoặc nghe nói lại, với yêu cầu là mong được Luật sư giúp đỡ.

Đối với bị hại hoặc người thân của bị hại, họ thường tỏ ra nôn nóng, buồn bực, thậm chí có thái độ căm thù bị cáo và muôn trả thù...

Đối với những khách hàng trong các vụ án hình sự về chức vụ, tham nhũng, kinh tế... Đây là đối tượng khách hàng có yêu cầu cao và thường có đặc điểm chung là hiểu biết rộng, có trình độ chuyên môn cao, giao thiệp rộng, có những mối quan hệ nhất định đối với nhiều người có chức vụ trong xã hội. Đây là nhóm khách hàng khá “khó tính”, họ hiếu khá rõ về pháp luật, có rất nhiều mối quan hệ, có điêu kiện về kinh tế, sẵn sàng ký những hợp đồng chi phí cao nhưng đòi hỏi Luật sư cũng phải làm việc rất chuyên nghiệp. Khi giao tiếp, trao đổi với nhóm khách hàng này, nếu Luật sư thể hiện sơ sót, yếu về chuyên môn, khả năng nghe và nói không tốt thì việc không được khách hàng lựa chọn ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý là rất cao.

Ví dụ số 4: Trong vụ án Hà Văn T tại Ngân hàng Đ, Văn phòng Luật sư nhận nhiệm vụ bào chữa cho Hà Văn T đã lựa chọn những Luật sư có thẩm niên, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm song đế tham gia giải quyết vụ án bởi Hà Văn T là người có trình độ hiểu biết, từng trải trong cuộc sổng... Bên cạnh đó, do là người có trình độ chuyên môn nên bị can T cũng có những quan điểm, lập luận đe tự bào chữa cho hành vi phạm tội của mình. Luật sư đã trao đổi để biết được các quan điểm tự bảo vệ của khách hàng, từ đỏ có phương án bào chữa, bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

Đối với khách hàng là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, mặc dù chưa bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng họ đã bị Cơ quan điều tra mời lên để lấy lời khai, xác minh sự việc. Đối với nhóm khách hàng này, họ hoàn toàn có quyền được mời Luật sư tham gia bảo vệ quyền, lợi ích trong các vấn đề có liên quan đến vụ án. Sau khi khách hàng viết đơn mời Luật sư, ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, Luật sư xác định vai trò, vị trí của khách hàng có liên quan đến vụ án như thế nào, từ đó thực hiện các kỹ năng phù hợp để tư vấn nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng mà mình bảo vệ. Việc tư vấn trong giai đoạn chưa khởi tố vụ án, khởi tố bị can giữa Luật sư và khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bản thân khách hàng chưa nhận thức rõ được hết hành vi của mình, việc trao đổi, tường trình lại sự việc với Luật sư đối khi không được rõ ràng.

Đối với khách hàng là pháp nhân thương mại phạm tội:

Theo quy định tại Điều 434 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân thương mại bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bị khởi tố, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc trong trường hợp không thể tham gia tố tụng được thì pháp nhân phải cử người khác làm đại diện tham gia tố tụng. Như vậy, trong trường hợp khách hàng của Luật sư là pháp nhân thương mại phạm tội thì người đến tìm gặp Luật sư để trao đổi các thông tin về vụ việc của pháp nhân thương mại là người đại diện của pháp nhân đó. Tuy nhiên, tư cách khách hàng là tư cách của pháp nhân thương mại phạm tội mà không phải là tư cách của cá nhân người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thưong mại.

Như vậy, đối với Luật sư, trong mối quan hệ với người tham gia tố tụng nói riêng và khách hàng nói chung, Luật sư phải từ chối khách hàng nếu thấy không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện vụ việc, tôn trọng sự lựa chọn Luật sư của khách hàng.

Về nguyên tắc, Luật sư chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, trong phạm vi điều kiện của mình và sau khi nhận việc, nhận khách hàng, thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng. Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với Luật sư; những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện dịch vụ, quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với Luật sư. Những điều kiện này đảm bảo cho mối quan hệ giữa Luật sư với khách hàng thật sự minh bạch, dân chủ, bảo đảm được quyền lợi của khách hàng với tư cách người bỏ tiền ra để nhận được sự phục vụ của Luật sư, đồng thời bảo đảm cho dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp là loại hình dịch vụ đặc biệt và người cung cấp dịch vụ này có quyền từ chối phục vụ nếu “khách hàng không chấp nhận ý kiến tư vấn giải quyết vụ việc đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức do Luật sư đưa ra, mặc dù Luật sư đã cố gắng phân tích thuyết phục” .

Đối với Luật sư, hoạt động giao tiếp với đồng nghiệp của Luật sư được điều chỉnh bởi Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam. Sự cạnh tranh giữa các đồng nghiệp là khách quan khi cùng hướng tới những đối tượng khách hàng, khách hàng sẽ lựa chọn Luật sư/Tổ chức hành nghề Luật sư cùng cung cấp những dịch vụ pháp lý. Yếu tố thị trường và quy luật cạnh tranh hiện hữu trong quan hệ giữa Luật sư với đồng nghiệp đòi hỏi sự cạnh tranh lành mạnh và việc giao tiếp, ứng xử giữa các đồng nghiệp - đối thủ không được áp dụng các thủ đoạn không lành mạnh nhằm mục đích giành giật khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm trong Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng giao tiếp trong Nghề Luật: Xác định đối tượng giao tiếp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.35228 sec| 1148.133 kb