Xác định đối tượng khi người nghe thuyết trình

19/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Xác định đối tượng người nghe thuyết trình là gì? Đối với người hành nghề luật, cần xác định sao cho đúng

Xác định đối tượng người nghe, ai đang lắng nghe luôn là vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới nội dung cũng như phương pháp thuyết trình. Cùng một chủ để nhưng nói cho các đối tượng khác nhau nghe sẽ có mức độ, cách thức thiết kế nội dung và cách thức trình bày khác nhau.

1- Xác định đối tượng người nghe thuyết trình

Việc xác định “ai đang lắng nghe” luôn là vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới nội dung cũng như phương pháp thuyết trình. Cùng một chủ để nhưng nói cho các đối tượng khác nhau nghe sẽ có mức độ, cách thức thiết kế nội dung và cách thức trình bày khác nhau. Với thuyết trình thông thường, các câu hỏi xác định đối tượng lắng nghe là ;

(i) Họ là ai? (là khách , cấp trên, thành viên của nhóm, những người trong ngành...);

(ii) Họ như thế nào? (họ có tỏ ra tiêu cực không, họ có thường đặt câu hỏi không, trình độ của họ trong lĩnh vực mà bài thuyết trình để cập như thế nào...);

(iii) Mục tiêu thuyết trình là gì? (chi chia sẻ thông tin hay chia sẻ thông tin và thuyết phục...).(xem thêm: tranh chấp tài sản sau ly hôn)

2- Đối với người hành nghề luật, chủ thể lắng nghe

Đối với người hành nghề luật, chủ thể lắng nghe thường là những người có trách nhiệm quyết hoặc có liên quan đến vấn đề, vụ việc pháp lý như lãnh đạo công ty/cơ quan, lãnh đạo nhóm, đồng nghiệp, khách hàng, Hội đồng xét xử và những người tham dự phiên tòa... Về trình đô, chủ thể lắng nghe của người hành nghề luật có thể chia thành 02 nhóm lớn: (1) những người có kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung thuyết trình; và (2) những người không có kiến thức pháp luật liên quan đến nội dung thuyết trình. Trong một số tình huống thuyết trình cụ thể, đối tượng lắng nghe của người hành nghề luật có thể bao gồm cả 02 nhóm nêu trên. Một số trường hợp, người nghe tuy không có kiến thức pháp luật nhưng lại có kiến thức chuyên ngành sâu liên quan tới vấn đề, vụ án, vụ việc, tình huống pháp lý như kiến thức về tài chính, kế toán, kiến thức về xuất nhập khẩu, kiến thức về y học... nên có thể phản biện, bổ sung ý kiến của người hành nghề luật từ các khía cạnh chuyên môn này.

Về phản ứng của người nghe, đối với thuyết trình thuyết phục, người nghe không chỉ mong muốn nghe được thông tin mà người hành nghề luật thuyết trình mà sẽ có sự đánh giá, phản biện về nội dung trình bày, đặc biệt là về giải pháp pháp lý được đề cập trong bài thuyết trình. Đối với thuyết trình chia sẻ, thông thường, người nghe có sự tin tưởng, cởi mở hơn với người thuyết trình; trong một số trường hợp, uy tín của người hành nghề luật đã tạo được sự tin tưởng, ủng hộ từ phía người nghe ngay từ trước khi người thuyết trình trình bày.(xem thêm: hợp đồng hôn nhân)

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(i) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Xác định đối tượng khi người nghe thuyết trình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.21874 sec| 938.492 kb