Xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh do không thực hiện đúng hợp đồng

"Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức".

Johann Wolfgang von Goethe, 1749 - 1832, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, họa sĩ, người Đức

Xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh do không thực hiện đúng hợp đồng

Việc không thực hiện đúng hợp đồng hay vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

Hợp đồng được giao kết hợp pháp thì các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng. Thế nhưng, việc hợp đồng không được thực hiện đúng cũng diễn ra phổ biến. Câu hỏi mà khách hàng nhờ luật sư tư vấn là: phải xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng như thế nào [?].

Liên hệ

I- LUẬT SƯ TƯ VẤN KIỂM TRA TÍNH HIỆU LỰC ĐỂ XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ DO KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG

Trước hết, để xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng của đối tác thì luật sư tư vấn phải kiểm tra tính hiệu lực của hợp đồng. Khi được giao kết một cách hợp pháp, hợp đồng phải được thực hiện đúng và yêu cầu này là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Một hợp đồng có hiệu lực pháp luật mới ràng buộc các bên chủ thể về quyền và nghĩa vụ và việc không thực hiện đúng hợp đồng của một bên là hành vi vi phạm hợp đồng.

Như vậy, luật sư tư vấn cần kiểm tra lại các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 để xác định hợp đồng có thể bị vô hiệu không, bởi lẽ hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự. Một giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi xác lập giao dịch đó, các bên tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hợp đồng không tuân thủ một trong các điều kiện này thì hợp đồng đó có thể bị coi là vô hiệu và vì vậy không phát sinh hiệu lực pháp lý, các quyền và nghĩa vụ mà các bên tham gia mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó không được thực hiện. Ngoài điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, pháp luật dân sự còn quy định trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.

II- LUẬT SƯ TƯ VẤN KIỂM TRA CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG

Luật sư tư vấn phải kiểm tra việc không thực hiện đúng hợp đồng có thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý. Đây chính là các trường hợp bên vi phạm không có lỗi dẫn đến hành vi vi phạm hợp đồng được quy định trong Luật thương mại năm 2005 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 351 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo quy định của pháp luật dân sự và thương mại, trong những trường hợp này thì bên không thực hiện đúng hợp đồng được miễn trách nhiệm pháp lý.

Trong khi Khoản 1 Điều 294 Luật thương mại năm 2005 quy định bốn (04) căn cứ được miễn trách nhiệm gồm có: (i) theo thỏa thuận của các bên; (ii) sự kiện bất khả kháng; (iii) hành vi vi phạm do lỗi của bên kia và (iv) thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết vào thời điểm giao kết hợp đồng, thì Khoản 2, Khoản 3 Điều 351 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định hai (02) căn cứ được miễn trách nhiệm là sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm của một bên do lỗi của bên kia.

Đối với hợp đồng thương mại, Luật sư tư vấn cần kiểm tra hành vi không thực hiện đúng hợp đồng của một bên có thuộc các trường hợp sau:

(i) Hành vi không thực hiện đúng hợp đồng được các bên thỏa thuận miễn trách nhiệm pháp lý

Quyền tự do thỏa thuận trong hợp đồng của các bên bao gồm cả việc thỏa thuận những trường họp vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong hợp đồng. Luật sư tư vấn sẽ phải xác định hành vi vi phạm hợp đồng của phía bên kia các bên có thỏa thuận là trường họp được miễn trách nhiệm pháp lý trong họp đồng hay không. Việc thỏa thuận có thể là thỏa thuận trong văn bản hợp đồng hoặc là những thỏa thuận sửa đổi, bổ sung trong Phụ lục.

(ii) Hành vi không thực hiện đúng hợp đồng là do xảy ra các sự kiện bất khả kháng:

Không phải lúc nào hợp đồng cũng được thực hiện một cách suôn sẻ mà khi cỏ những rủi ro khách quan xảy ra khiến cho bên có nghĩa vụ không thể thực hiện đúng nghĩa vụ. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bât khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Luật thương mại năm 2005 cũng cụ thể hỏa nội dung này trong quy định tại Điều 294.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trưởc được và không thể khắc phục được mặc dù đà áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Một sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Là sự kiện khách quan xảy ra sau khi các bên ký kết hợp đồng;

- Các bên trong hợp đồng không thể dự đoán và kiểm soát được;

- Là nguyên nhân dẫn đến một bên chủ thể không thể thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng

Sự kiện bất khả kháng là những rủi ro có nguồn gốc khách quan gây ra. Nó có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, bão, động đất, sóng thần... mà thường được gọi là thiên tai, địch họa. Nó có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ... Ngoài ra, trường hợp các bên trong hợp đồng thỏa thuận thêm về các sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng thì luật sư tư vấn cần căn cứ trong các điều khoản của hợp đồng. Ví dụ sự cố mất điện trên diện rộng, sự cố mất đường truyền internet...

Luật sư tư vấn cần lưu ý nghĩa vụ chứng minh khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thuộc về bên có nghĩa vụ (bên vi phạm nghĩa vụ). Việc chứng minh bao gồm: Gửi công văn thông báo xảy ra sự kiện bất khả kháng và tài liệu chứng minh việc xảy ra sự kiện này hoặc có xác nhận của cơ quan nào đó để chứng minh sự kiện bất khả kháng xảy ra trong một thời hạn nhất định. Nếu không chứng minh trong một thời hạn nhất định thì bên có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý phát sinh.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

(iii) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia:

Trong các hợp đồng song vụ, đặc biệt là trong các hợp đồng dịch vụ, các bên chủ thể của hợp đồng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đổi ứng nhau. Chủ thể này phải thực hiện nghĩa vụ thì chủ thể kia mới thực hiện được nghĩa vụ của mình. Nếu hành vi vi phạm của một bên là hoàn toàn do lỗi của bên kia thì bên vi phạm không có lỗi dẫn đến hành vi vi phạm của mình. Bởi sự vi phạm của một bên do nguyên nhân chủ yếu từ lỗi của bên bị vi phạm. Trong trường hợp này, bên vi phạm được miền trách nhiệm pháp lý và bên bị vi phạm phải chịu thiệt hại về hành vi vi phạm của mình.

(iv) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được tại thời điểm giao kết hợp đồng:

Căn cứ về hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lỷ nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được tại thời điểm giao kết hợp đồng là căn cứ được quy định trong Luật thương mại năm 2005. Xét về bản chất, hành vi vi phạm này là do sự kiện bất khả kháng về sự biến pháp lý. Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước làm bên vi phạm không thể thực hiện đúng hợp đồng theo thỏa thuận mà các bên không thể lường trước được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Như vậy, luật sư tư vấn lưu ý rằng trường hợp hành vi không thực hiện đúng hợp đồng của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thế biết được tại thời điểm giao kết hợp đồng thì bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm pháp lý. Và để được miễn trách nhiệm pháp lý, bên vi phạm phải gửi thông báo và gửi tài liệu chứng minh cho bên bị vi phạm trong thời gian sớm nhất để các bên có thể thỏa thuận gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.

Trong trường hợp tư vấn cho khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ logistics, luật sư tư vấn lưu ý có những ngoại lệ. Ngoài những trường hợp miền trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật thương mại năm 2005, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đày:

- Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền;

- Tôn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền;

- Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;

- Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;

- Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kế từ ngày giao hàng.

Xem thêm: Kỹ năng của luật sư: sửa đổi nội dung hợp đồng

III- KHIẾU NẠI, TẠO LẬP VÀ LƯU GIỮ HỒ SƠ CHỨNG MINH HÀNH VI VI PHẠM KHI KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG

Sau khi đã xác định hành vi vi phạm hợp đồng của một bên chủ thế, luật sư cần tư vấn cho khách hàng thực hiện các công việc sau:

Thứ nhất, thực hiện việc khiếu nại đến bên vi phạm.

Khiếu nại là phản ứng của bên bị vi phạm trước hành vi vi phạm hợp đồng của phía bên kia. Như vậy, luật sư phải thế hiện được nội dung của văn bản khiếu nại là bên vi phạm hợp đồng đã vi phạm thỏa thuận nào trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật, kèm theo tài liệu chứng minh cho hành vi vi phạm đó. Luật thương mại năm 2005 không quy định hình thức của việc khiếu nại phải bằng văn bản hoặc lời nói, tuy nhiên, để đảm bảo việc chứng minh hành vi vi phạm thì luật sư tư vấn cho khách hàng soạn thảo văn bản khiếu nại gửi cho bên vi phạm ngay sau khi phát hiện hành vi vi phạm càng sớm càng tốt. Thời hạn thực hiện việc khiếu nại theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết, trường hợp các bên trong hợp đồng không thỏa thuận về thời hạn khiếu nại thì thời hạn khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 318 Luật thương mại năm 2005 như sau:

- Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;

- Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;

- Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.

Thứ hai, tạo lập và lưu giữ hồ sơ vi phạm.

Luật sư phải tư vấn cho khách hàng tạo lập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của phía bên kia. Đây là một trong những chứng cứ quan trọng nhất để yêu cầu áp dụng các chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng. Tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm, bản chất cúa quan hệ hợp đồng mà các chứng cứ này có thế tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Đơn giản nhất là việc lập biên bản có chữ ký của các bên để xác minh hành vi vi phạm hoặc cần phải có xác định của các cơ quan chức năng, các chuyên gia như kết luận giám định...

Lập hồ sơ theo dõi quá trình giải quyết khiếu nại hành vi vi phạm của các bên bao gồm các tài liệu là chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm, các công văn trao đổi giữa các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại. thương lượng về giải quyết tranh chấp hợp đồng...

Ví dụ: đối với hành vi giao hàng không đủ số lượng thì phải có biến bán giao nhận hàng; giao hàng không đúng chất lượng thỏa thuận trong hợp đồng thì phải có biên bản giao nhận hàng, kết luận giám định hàng hóa...

Xem thêm: Kỹ năng của luật sư: giám sát thực hiện hợp đồng

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh do không thực hiện đúng hợp đồng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37886 sec| 1124.477 kb