Xử lý kỷ luật đối với luật sư

07/03/2021
Luật Luật sư đã phân định rõ thẩm quyền xử lý kỷ luật của Đoàn luật sư, đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể hơn các hình thức kỷ luật đối với luật sư và thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý kỷ luật luật sư.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527

1- Xử lý kỷ luật đối với luật sư

Luật Luật sư 2006 được ban hành trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Luật sư 2001, đồng thời khắc phục một số tồn tại, bất cập của Pháp lệnh Luật sư. Luật Luật sư đã phân định rõ thẩm quyền xử lý kỷ luật của Đoàn luật sư và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với luật sư của cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời quy định rõ ràng, cụ thể hơn các hình thức kỷ luật đối với luật sư và thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý kỷ luật luật sư. Theo đó, việc xử lý kỷ luật thuộc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, việc xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước; bổ sung thêm hình thức xử lý kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại kỷ luật luật sư chủ yếu do tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện.(tìm hiểu thêm: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất)

Việc phân định rõ ràng, cụ thể cơ chế xử lý kỷ luật luật sư và cơ chế xử lý vi phạm hành chính đối với luật sư và tổ chức hành nghề luật sư đã khắc phục được hạn chế của Pháp lệnh Luật sư 2001, tạo điều kiện cho việc xử lý kỷ luật luật sư, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm hành chính đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và cơ quan quản lý nhà nước được thuận lợi, khách quan, nghiêm minh và đúng pháp luật, sau đây là một số nội dung cơ bản.

2- Hình thức xử lý kỷ luật đối với luật sư

Điều 85 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quy định về xử lý kỷ luật luật sư. So với Pháp lệnh Luật sư 2001, khoản 1 Điều 85 của Luật Luật sư 2006 có bổ sung thêm hình thức xử lý kỷ luật luật sư là tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng. Luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư không bị thu Chứng chỉ hành nghề luật sư. Tuy nhiên, người đó không được hành nghề luật sư kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực pháp luật; trong thời gian bị xử lý kỷ luật, nếu thực hiện hoạt động hành nghề luật sư thì bị coi là hành nghề luật sư bất hợp pháp và sẽ bị xử lý theo quy định của Điều 92 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012. Đoàn luật sư sẽ xem xét quá trình chấp hành kỷ luật và quyết định khôi phục lại tư cách thành viên Đoàn luật sư cho người bị xử lý kỷ luật sau khi người đó đã chấp hành xong quyết định kỷ luật(đọc thêm: mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà)

3- Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với luật sư

Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có thẩm quyền xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với luật sư vi phạm theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật Đoàn luật sư. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có quyền áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng, xoá tên khỏi danh sách luật sự của Đoàn luật sư.

Theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1987 thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chỉ có quyền xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, còn theo quy định của Pháp lệnh Luật sư 2001 thì việc xem xét kỷ luật đối với luật sư thuộc thẩm quyền của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư. Như vậy, thẩm quyền xử lý kỷ luật luật sư theo quy định của Luật Luật sư có sự sửa đổi, bổ sung so với Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1987 và Pháp lệnh Luật sư 2001.(nghe thêm về: tư vấn pháp luật thừa kế)

Vấn đề xử lý kỷ luật luật sư là vấn đề nhạy cảm, không những ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động hành nghề của cá nhân luật sư mà còn ảnh hưởng đến nghề nghiệp luật sư. Do vậy, việc xử lý kỷ luật đòi hỏi phải được thực hiện một cách công bằng, khách quan và nghiêm minh. Khắc phục hạn chế của Pháp lệnh Luật sư 2001, Luật Luật sư 2006 đã phân định rõ cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật luật sư là Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư và cơ quan xem xét, xác minh hành vi vi phạm kỷ luật là Hội đồng khen thưởng, kỷ luật Đoàn luật sư (Pháp lệnh Luật sư 2001 quy định Hội đồng khen thưởng, kỷ luật Đoàn luật sư vừa tiến hành điều tra, xem xét vừa có quyền xử lý kỷ luật luật sư và các thành viên Hội đồng bao gồm thành viên Ban chủ nhiệm). Thành viên Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư và thành viên Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư sẽ do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn luật sư bầu ra theo quy định của Điều lệ Đoàn luật sư. Theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư thì Điều 63 về điều lệ Đoàn luật sư bị bãi bỏ, vì vậy việc bầu các cơ quan của Đoàn luật sư sẽ theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam (điểm g khoản 2 Điều 67 Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung 2012).

Việc xem xét kỷ luật luật sư được giao toàn quyền cho Ban chủ nhiệm, từ hình thức nhẹ nhất là khiển trách đến hình thức nặng nhất là xoá tên luật sư. Về vấn đề này, Pháp lệnh Tổ chức luật sư 1987 và Quy chế Đoàn luật sư (ban hành kèm theo Nghị định số 15-HĐBT ngày 21/02/1989 của Hội đồng Bộ trưởng) quy định một cách hợp lý hơn. Theo Điều 44 Quy chế Đoàn luật sư thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có quyền quyết định hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo đối với luật sư. Các hình thức kỷ luật tạm đình chỉ hoạt động nghề nghiệp, xoá tên trong danh sách luật sư do Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư quyết định theo đề nghị của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Như vậy, hai hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất đối với luật sư phải do cơ quan cao nhất của Đoàn luật sư là Hội nghị toàn thể luật sư xem xét quyết định mà không giao cho Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

4- Khiếu nại quyết định kỷ luật đối với luật sư

Điều 86 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quy định về khiếu nại quyết định kỷ luật luật sư.

Về trình tự, thủ tục khiếu nại, theo quy định tại Điều 86 của Luật Luật sự 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 thì luật sư bị xử lý kỷ luật phải khiếu nại đến Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam. Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật luật sư của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Theo quy định của Điều 86 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 có thể hiểu luật sư bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo chỉ có quyền khiếu nại đến Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam là cao nhất, còn bị xử lý kỷ luật tạm đình chỉ tư cách thành viên hoặc xoá tên khỏi danh sách luật sư (điểm c và d khoản 1 Điều 85 của Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012) thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp là cao nhất.

Như vậy, theo quy định tại Điều 86 của Luật Luật sư, nếu luật sư khiếu nại quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đối với hình thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo thì Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó. Quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam - tổ chức luật sư toàn quốc là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

Trường hợp luật sư khiếu nại quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đối với hình thức kỷ luật tạm đình chỉ tư cách thành viên từ 6 tháng đến 24 tháng hoặc xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam thì luật sư có quyền khiếu nại tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì luật sư có quyền khởi kiện ra Toà án.

Trong Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, Điều lệ, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư mặc dù đã có quy định về hành vi vi phạm của luật sư hoặc những điều luật sư không được làm, nhưng lại không quy định tương ứng với hành vi vi phạm đó là hình thức kỷ luật gì. Vì vậy, trong thực tế, có Đoàn luật sư khi xử lý kỷ luật luật sư bằng hình thức cao nhất là xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư cũng chỉ ghi lý do rất chung chung là “...đã có hành vi vi phạm Luật Luật sư, Điều lệ Đoàn luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư một cách đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín nghề nghiệp luật sư và Đoàn luật sư, đồng thời gây mất đoàn kết nội bộ một cách trầm trọng”.

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527, E-mail: info@everest.org.vn.
0 bình luận, đánh giá về Xử lý kỷ luật đối với luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.23181 sec| 966.391 kb