Yêu cầu khuôn khổ pháp lý quản trị tổ chức hành nghề luật sư

09/03/2021

 

Đối với luật sư và hành nghề luật sư, Luật Luật sư quy định theo hướng phân định rõ giữa trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với luật sư, hành nghề luật sư và trách nhiệm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư thực hiện nguyên tắc tự quản. Đồng thời, kết hợp giữa quản lý của nhà nước và tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Vậy để quản trị tổ chức hành nghề luật sư cần có yêu cầu khuôn khổ pháp lý gì?

 

 

 khuôn khổ pháp lý Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Tuy nhiên, đối với hoạt động quản trị tổ chức hành nghề luật sư, Luật Luật sư không quy định các yêu cầu cụ thể trong hoạt động quản lý nội bộ mà trao quyền các tổ chức hành nghề luật sư thực hiện theo nguyên tắc hoạt động quản trị nội bộ được chủ động thực hiện theo cách thức của mỗi tổ chức nhưng phải phù hợp với quy định pháp luật và không trái với quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư. 

 

 

Quản trị tổ chức hành nghề luật sư là một khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi người quản lý phải biết áp dụng các công cụ, điều kiện, tuân theo những nguyên tắc, phương pháp quản lý nhất định. Để quản trị tổ chức hành nghề luật sư đạt hiệu quả, phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:

 

 

Yêu cầu khuôn khổ pháp lý quản trị tổ chức hành nghề luật sư tốt

 

 

Để quản trị tổ chức hành nghề luật sư, trước hết chủ thể quản lý tạo ra và phải có được một khuôn khổ pháp lý. Khuôn khổ pháp lý quản trị tổ chức danh nghề luật sự là hệ thống các quy định có tính pháp lý, quy định, ràng buộc trách nhiệm và xác định các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong tổ chức hành nghề luật sư. Yêu cầu này đặt ra sự cần thiết xây dựng một hệ thống quy định pháp lý quản lý nội bộ phù hợp và thông thoáng nhưng rõ ràng và chặt chẽ để các thành viên của tổ chức hành nghề luật sư tham gia thi trường dịch vụ pháp lý có thể phát huy được tối đa thế mạnh của từng cá nhân đưa lại hiệu quả hoạt động cao nhất cho tổ chức hành nghề luật sư và phát triển động lực của cá nhân mỗi thành viên. Dựa vào khuôn khổ này, tổ chức hành nghề luật sư thiết lập các quan hệ hợp đồng, hợp tác và phát triển nghề nghiệp bền vững của mỗi cá nhân luật sư thành viên dù là luật sư chủ đầu tư. luật sư cộng sự hay luật sư làm việc theo hợp đồng lao động hay người lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.(đọc thêm: hợp đồng vay tiền)

 

 

Khuôn khổ quản trị tổ chức hành nghề luật sư thường bao gồm các văn bản như Điều lệ, Nội quy, quy chế, Thỏa ước tự điều tiết, Cam kết tự nguyện và các Hợp đồng cộng sự, Hợp đồng cộng tác, Hợp đồng lao động, Hợp đồng dịch vụ pháp lý, là kết quả của tình hình cụ thể, quá trình lịch sử và theo truyền thống của mỗi văn phòng, công ty luật. Yêu cầu chung đặt ra của các quy định pháp lý quản trị là phải được xây dựng theo đúng quy định pháp luật, trong đó có các văn bản cần thiết phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nội dung không trái quy định pháp luật có liên quan, phù hợp với quy tắc đạo đức ứng xử của luật sư. Mặt khác, khuôn khổ pháp lý quản trị phải thông thoáng, không cản trở sự năng động, sáng tạo trong hoạt động của từng luật sư, đồng thời phải chặt chẽ để ngăn ngừa sự tùy tiện, lạm dụng, vi phạm. Khuôn khổ pháp lý quản trị nội bộ phải rõ ràng trong trách nhiệm đối với từng cá nhân luật sư, người lao động trong tổ chức, đối với từng loại vụ, việc trong từng công việc cụ thể. Đòi hỏi nhà quản trị phải có đầu tư và có tư duy hệ thống trong xây dựng từ Điều lệ chung xác định chiến lược đến Nội quy, Quy chế làm việc, Thỏa ước tự điều tiết và các hợp đồng, quy chế phân phối thù lao, thành quả hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và mỗi cá nhân luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư. (quan tâm tới: mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất)

 

 

Trong các văn bản nội bộ tạo ra khuôn khổ pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư thì Quy định hoặc Quy chế về đàm phán, ký kết và thực hiện Hợp đồng dịch vụ pháp lý có vai trò rất quan trọng bởi đây là khâu then chốt quyết định và chi phối nhiều khâu khác trong tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. Hợp đồng dịch vụ pháp lý là loại hợp đồng dân sự chuyên biệt trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp. Theo Luật Luật sư, khi cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư phải ký kết và thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, trừ trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. (tìm hiểu về: hợp đồng hợp tác kinh doanh tiếng anh)

 

 

Hợp đồng dịch vụ pháp lý 

 

 

Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản và có những nội dung chính sau đây:

 

 

a) Tên, địa chỉ của khách hàng hoặc người đại diện của khách hàng, đại diện của tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân;

 

 

b) Nội dung dịch vụ; thời hạn thực hiện hợp đồng, 

 

 

c) Quyền, nghĩa vụ của các bên; 

 

 

d) Phương thức tính và mức thù lao cụ thể, các khoản chi phí (nếu có); 

 

 

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 

 

 

e) Phương thức giải quyết tranh chấp

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Yêu cầu khuôn khổ pháp lý quản trị tổ chức hành nghề luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.71780 sec| 942.484 kb