Yếu tố doanh nghiệp ảnh hưởng quyền chủ thể góp vốn

18/06/2021
Ngoài tên doanh nghiệp thì đây là yếu tố doanh nghiệp đến quyền của các chủ thể góp vốn kinh doanh doanh nghiệp. Vậy đó là yếu tố nào?

pháp luật đầu tư 

 

Trụ sở chính là yếu tố doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên quan của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Vốn

 

Để có thể tư vấn cho khách hàng về việc thành lập doanh nghiệp cần thiết phải nắm được những khái niệm và quy định sau liên quan đến các loại vốn: | - Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

 

 

- Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.

 

 

- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty theo luật doanh nghiệp, là yếu tố doanh nghiệp.Vốn pháp định được quy định trong các văn bản pháp luật điều chỉnh từng ngành, nghề kinh doanh nhất định. Việc một số ngành, nghề quy định mức vốn pháp định là nhằm bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng và chủ nợ của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, nghề đó. Cơ quan xác nhận mức vốn pháp định phải luôn giám sát số vốn sở hữu của doanh nghiệp để cảnh báo cho người tiêu dùng và chủ nợ khi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm sút dưới mức vốn pháp định và kịp thời có biện pháp quản lý cần thiết khi số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm dưới mức vốn pháp định. | 2.1.6. Ngành, nghề kinh doanh

 

 

Luật Doanh nghiệp 2014 chia ngành, nghề đăng ký kinh doanh thành 3 nhóm chính: (i) Ngành, nghề kinh doanh bị cấm; (ii) Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; (iii) Ngành, nghề tự do kinh doanh.

 

 

- Ngành, nghề cấm kinh doanh: Theo khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được quyền “ tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Sở dĩ đặt ra các ngành, nghề cấm kinh doanh là do những ngành, nghề này có thể gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.

 

 

Điều 6 Luật Đầu tư 2014 nêu rõ 6 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, bao gồm: Kinh doanh các chất ma túy; kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục  của Công ước về buôn bán quốc lẻ các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật Đầu tư 2014; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người và các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Luật Đầu tư 2014 sử dụng nguyên tắc tiếp cận mới để quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh. Nguyên tắc mới là nguyên tắc “chọn bỏ” - quy định cụ thể những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; tất cả ngành, nghề kinh doanh khác thì nhà đầu tư, doanh nghiệp được kinh doanh theo quy định của pháp luật.

 

 

- Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: Theo Điều 7 Luật Đầu tư 2014, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Điều kiện kinh doanh có các hình thức sau:

 

 

+ Giấy phép kinh doanh;

 

 

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: 

 

 

+ Chứng chỉ hành nghề, 

 

 

+ Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, 

 

 

+ Xác nhận về vốn pháp định; 

 

 

+ Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,

 

 

+ Các yêu cầu khác mà tổ chức kinh tế phải thực hiện hoặc phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

 

Phụ lục 4 Luật Đầu tư 2014 đã quy định rõ danh mục 267 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư và được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

 

 

Nhân sự đối với yếu tố doanh nghiệp quyền chủ đầu tư

 

 

Đáp ứng đủ số lượng chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp là một trong những tiêu chí cần phải lưu ý khi tư vấn thành lập doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về số lượng các chủ thể tham gia thành lập từng loại hình doanh nghiệp như sau:

 

 

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Tối thiểu 02 và tối đa không quá 50;

 

 

- Công ty TNHH một thành viên: Chỉ có 01 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức;

 

 

- Công ty cổ phần: Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

 

 

- Công ty hợp danh, ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữ chung của công ty, ngoài ra còn có thể có các thành viên góp vốn.

 

 

- doanh nghiệp tư nhân: 01 thành viên.

 

Thực tiễn điều tra các loại dấu vết hình sự trong vụ án

Thuế thu nhập doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Yếu tố doanh nghiệp ảnh hưởng quyền chủ thể góp vốn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.97757 sec| 966.609 kb