Án tử hình - Hình phạt khắc nghiệt nhất

02/12/2022
Đỗ Duy Hoàng
Đỗ Duy Hoàng
Tử hình là gì, tại sao nói đây lại là hình phạt khắc nghiệt nhất? Các hình thức tử hình trên thế giới và ở Việt Nam được quy định như thế nào? Tử hình tội phạm bằng các cách thức nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH Everest cung cấp tới quý Vị một số vấn đề cơ bản liên quan đến hình phạt tử hình.

1- Khái quát về án tử hình

[a] Khái niệm án tử hình:

Án tử hình là quyết định của Tòa án thông qua một bản án cụ thể tước bỏ quyền sống của người bị kết án tử hình về tội đặc biệt nghiêm trọng nhằm trừng trị người đó và góp phần vào mục đích giáo dục, phòng ngừa chung.

[b] Áp dụng hình phạt tử hình:

Hình phạt tử hình được quy định tại Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, theo đó: "1- Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định. 2- Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử".

[c] Mục đích của hình phạt tử hình:

Một là, tử hình tội phạm (phạm nhân) là phương tiện để bảo vệ mình của xã hội chống lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó. Tội phạm đe dọa sự tồn tại của xã hội nên xã hội phải phản ứng một cách tự nhiên là trừng trị người phạm tội, trong đó tử hình là hình phạt cao nhất trong tất cả hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nó phản ánh tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm thực hiện là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội và cần thiết phải loại trừ họ ra khỏi xã hội. Hai là, góp phần vào mục đích giáo dục cũng như phòng ngừa chung cho xã hội.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Tổng hợp các biện pháp tử hình phạm nhân

[a] Tử hình bằng súng:

Thường thì một đội thi hành án tử hình sẽ gồm khoảng năm tay súng, nhắm bắn vào “mục tiêu” là tim người tử tù trong khoảng cách không quá mười mét (10m). Sau đó, người đội trưởng sẽ bắn phát súng “đặc ân” vào não người tử tù. Để thực sự và chắc chắn chấm dứt mạng sống của người tử tù. Nói chung, đây là một quá trình thực sự “ghê rợn” và cần phải thực hiện nhanh chóng, dứt khoản và hiệu quả.

[b] Tử hình xử bắn:

Biện pháp này được Việt Nam và một số nước sử dụng. Phạm nhân bị trói trên cột cách quan tài 3m. Một tiểu đội hành quyết khoảng mười người, mỗi người được phát một khẩu súng trường đã lắp sẵn đạn (mỗi khẩu lắp 1 viên đạn), khi có lệnh sẽ đồng loạt nổ súng. Cuối cùng sẽ có một sĩ quan đến kiểm tra và dùng súng lục cho phạm nhân một phát đạn ân huệ vào thái dương.

[c] Tử hình bằng tiêm thuốc độc:

Tiêm thuốc độc là cách tiêm vào cơ thể người một liều thuốc độc tổng hợp (thường gồm ba loại thuốc tiêm theo trình tự: gây mê, làm cơ bắp thịt và thần kinh ngưng hoạt động và làm cho tim ngừng đập.

[d] Tử hình bằng ghế điện:

Ghế điện là một trong những dụng cụ dùng để tử hình, chỉ có ở Mỹ. Dụng cụ này giết chết kẻ tử tù bằng việc cho một dòng điện cực lớn đi vào người. Đây là một phương pháp thi hành án tử hình có xuất xứ tại Hoa Kỳ, trong đó người bị kết án được buộc vào một chiếc ghế bằng gỗ được thiết kế đặc biệt. Phương pháp được nêu ra và tạo dựng bởi Công ty điện Thomas Edison (DC).

3- Hình thức xử tử hình ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã chính thức bãi bỏ hình thức xử bắn mà thay vào đó là sử dụng hình thức tiêm thuốc độc. Tử hình ở Việt Nam chỉ áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, bao gồm: Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội hiếp dâm, tội giết người, tội tham nhũng, tội phạm về ma túy và tội ác chiến tranh. Nếu được ân giảm thì chuyển thành tù không thời hạn (tù chung thân). Tuy nhiên, ba loại thuốc dùng trong quá trình tiêm tử tù đều là thuốc mà Việt Nam chưa tự sản xuất ra được. Nước ngoài không bán cho Việt Nam khi biết thuốc dùng cho mục đích tử hình, buộc Việt Nam phải tự điều chế ra loại thuốc này.

Khi người phạm tội thực hiện những tội có mức độ nguy hiểm quá cao thì việc hình thức tử hình được áp dụng là điều không và rất khó thể tránh khỏi. Dù sử dụng những công nghệ mới, hiện đại  thì tính chất nhân đạo cũng không giảm bớt được bao nhiêu. Cũng chỉ mang tính chất toàn diện hơn một số hình thức khác mà thôi.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest.

4- Một số câu hỏi thường gặp về hình phạt tử hình 

[a] Không áp dụng hình phạt tử hình đối với những đối tượng nào:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hình phạt tử hình không áp dụng với một số nhóm đối tượng sau: (i) Người dưới 18 tuổi khi phạm tội, (ii) Phụ nữ có thai;(iii) Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi (iv) Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. 

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều luật trên quy định một số trường hợp không thi hành án tử hình đối với người bị kết án bao gồm: (i) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; (ii) Người đủ 75 tuổi trở lên; (iii) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

[b] Có nên bỏ hình phạt tử hình không:

Hiện nay, trên thế giới có 89 quốc gia trên thế giới đã hủy bỏ hình thức này, 9 quốc gia chỉ áp dụng  trong các trường hợp đặc biệt, 28 quốc gia chưa xử tử người nào trong 10 năm qua và, 74 quốc gia vẫn còn áp dụng loại hình phạt trên. Trong đó có Việt Nam.

Về mặt lý luận: Các quốc gia hủy bỏ án tử hình cho rằng tác dụng của hình phạt này với việc ngăn chặn tội phạm cũng giống như các loại hình phạt khác. Hơn nữa, việc hành quyết để đáp trả hành động giết người là một sự trả thù và vô hình chung lại lặp lại hành động của kẻ phạm tội. Điều này thực sự không còn phù hợp với xã hội văn minh như hiện nay. Thêm vào đó, hệ thống tư pháp hình sự ở một số quốc gia  hoàn thiện nên luôn tồn tại nguy cơ kết án oan người vô tội và sai lầm này không thể khắc phục được nếu đã thi hành án. Tuy nhiên, quan điểm khác cho rằng, việc thi hành án tử hình sẽ triệt tiêu hy vọng được tái hòa nhập cộng đồng, được giảm án, ân xá hay được giải tội của họ.

Bên cạnh đó, tử hình không chỉ gây đau đớn cho phạm nhân về thể chất khi bị hành quyết, mà còn khiến họ bị khủng hoảng tinh thần vô cùng nặng nề trong thời gian chờ đợi thi hành án. Bởi vậy, không thể nói là so với hình phạt tù chung thân, hình phạt tử hình có tính nhân đạo hơn. Trong khi còn nhiều tranh cãi về tính nhân đạo của hình phạt này so với tù chung thân thì có ý kiến cho rằng cần phải so sánh chi phí của hai loại hình phạt này.

Về mặt thực tiễn: Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, ý thức chấp hành pháp luật của người dân đang dần được nâng cao. Nên việc thu hẹp dần phạm vi áp dụng tiến tới loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội là một xu hướng tất yếu.

Tuy nhiên, việc xóa bỏ là vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, đặc biệt là những dạng tội phạm đặc biệt nguy hiểm như giết người, tội phạm ma túy… Điều này không chỉ đặt gánh nặng và gây sức ép với các cơ quan nhà nước trong việc phải tìm ra các biện pháp ngăn chặn tội phạm hiệu quả mà còn có tác động rất  đến tâm lý người dân trong việc ủng hộ việc áp dụng những hình phạt nghiêm khắc đối với tội phạm.

Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng hôn nhân

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Án tử hình - Hình phạt khắc nghiệt nhất chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Án tử hình - Hình phạt khắc nghiệt nhất có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Án tử hình - Hình phạt khắc nghiệt nhất

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.40371 sec| 966.414 kb