Các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật
Nội dung bài viết
- I- PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐÚNG, CHÍNH XÁC CÁC TÌNH TIẾT CỦA SỰ VIỆC THỰC TẾ ĐÃ XẢY RA.
- II- LỰA CHỌN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG.
- III- RA QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT.
- IV- VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT LÀ VĂN BẢN DO CHỦ THỂ CÓ THẨM QUYỀN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BAN HÀNH TRÊN CƠ SỞ CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT.
- V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT.
Tính chính xác của hoạt động áp dụng pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của các chủ thể áp dụng pháp luật. Hơn nữa, áp dụng pháp luật tiến hành ở nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi vụ việc thực tế xảy ra theo những diễn biến khác nhau và có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau...
Thực tế cho thấy, hoạt động áp dụng pháp luật có trường họp khá đơn giản, diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, tuy nhiên cũng có những trường hợp áp dụng pháp luật rất phức tạp, diễn ra trong thời gian khá dài, bao gồm rất nhiều vấn đề phải giải quyết, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau. Tựu trung lại, có thể chia toàn bộ quy trình áp dụng pháp luật thành bốn giai đoạn (năm bước) như sau:
I- PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐÚNG, CHÍNH XÁC CÁC TÌNH TIẾT CỦA SỰ VIỆC THỰC TẾ ĐÃ XẢY RA.
Đây là giai đoạn rất quan trọng, là cơ sở cho các hoạt động tiếp theo. Để có thể áp dụng pháp luật đúng đắn, đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về vụ việc thực tế đã xảy ra, đánh giá khách quan, toàn diện và đầy đủ các tình tiết của vụ việc, xác định đúng bản chất, đặc trưng pháp lí của vụ việc. Trong những trường hợp cần thiết, có thể phải sử dụng các biện pháp chuyên môn đặc biệt, với sự trợ giúp của các phương tiện hiện đại nhằm làm rõ sự thật khách quan của sự việc đã diễn ra trong thực tế.
II- LỰA CHỌN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG.
Sau khi đánh giá đúng bản chất của vụ việc, chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải lựa chọn quy phạm pháp luật và giải thích nội dung ý nghĩa của chúng. Khi lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng cần lưu ý, quy phạm pháp luật được lựa chọn phải đang có hiệu lực ở thời điểm xảy ra vụ việc (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác), nếu có những quy định chồng chéo, trùng lặp thì phải dựa vào giá trị pháp lí hay hiệu lực theo thời gian của văn bản để lựa chọn cho chính xác. Tiếp đó, chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm được lựa chọn; đối chiếu, lí giải sự phù hợp giữa quy phạm pháp luật tìm được với sự việc cần áp dụng pháp luật, thấy được mối quan hệ mật thiết giữa chúng từ đó quyết định áp dụng quy phạm để giải quyết vụ việc đã xảy ra.
III- RA QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT.
Sau khi lựa chọn được quy phạm pháp luật phù hợp, chủ thể áp dụng pháp luật phải ra quyết định áp dụng pháp luật, xác định rõ quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lí của chủ thể được (bị) áp dụng pháp luật. Nội dung của quyết định áp dụng pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ thể được (bị) áp dụng pháp luật. Ra quyết định áp dụng là hoạt động thể hiện rất rõ trình độ và sáng tạo của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Quyết định áp dụng pháp luật phải đáp ứng yêu cầu sau:
(i) Phải được ban hành họp pháp (đúng thẩm quyền, có cơ sở pháp luật);
(ii) Phải có tính khả thi (phù họp với điều kiện thực tế).
Quyết định áp dụng pháp luật được thể hiện dưới hình thức văn bản được gọi là văn bản áp dụng pháp luật.
Xem thêm: Các trường hợp cần áp dụng pháp luật và áp dụng pháp luật tương tự
IV- VĂN BẢN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT LÀ VĂN BẢN DO CHỦ THỂ CÓ THẨM QUYỀN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BAN HÀNH TRÊN CƠ SỞ CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT.
Văn bản áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau đây:
(i) Văn bản áp dụng pháp luật do các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành. Pháp luật quy định thẩm quyền đối với mỗi trường hợp cần áp dụng pháp luật, đó cũng chính là thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
(ii) Văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng những quyết định cá biệt, nhằm xác định rõ quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lí đối với cá nhân, tổ chức cụ thể, trong trường hợp cụ thể. Tùy vào từng trường họp áp dụng pháp luật, có trường hợp nội dung văn bản là việc cá biệt hoá bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể của người được áp dụng pháp luật; có trường họp nội dung của nó lại là cá biệt hoá bộ phận chê tài của quy phạm pháp luật thành biện pháp cưỡng chế cụ thể đối với người bị áp dụng pháp luật. Đôi khi, nội dung văn bản chỉ là xác nhận sự tồn tại hay không của một sự kiện thực tế. Trường hợp này văn bản áp dụng pháp luật lại trở thành một căn cứ để dựa vào đó các chủ thể pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong những tình huống cụ thể khác của đời sống.
Văn bản áp dụng pháp luật được áp dụng một lần trong thực tế đối với các cá nhân và tổ chức cụ thể mà nội dung của văn bản đã đề cập tới.
(iii) Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định và thường có mẫu sẵn. Tên gọi của văn bản được quy định cụ thể trong pháp luật, như quyết định, bản án, lệnh... Điều này đảm bảo cho cách thể hiện văn bản được rõ ràng, chính xác và thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT.
Tùy thuộc vào từng trường hợp, để thực hiện quyết định áp dụng pháp ỉuật cần có sự chuẩn bị về thời gian, điều kiện vật chất, kĩ thuật, nhân lực... Trong quá trình thực hiện quyết định áp dụng pháp luật cần phải có sự kiểm tra, giám sát..đảm bảo quyết định áp dụng pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chính xác.
Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luật - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm