Các hành vi trốn thuế và giải quyết tranh chấp

28/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Các hành vi trốn thuế được thể hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung là thể hiện sự mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật thuế đến mức không thể dung hoà được.

Trong quá trình áp dụng pháp luật thuế, nếu hành vi vi phạm pháp luật thuế của tổ chức, cá nhân cấu thành một hoặc nhiều tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự thì người vi phạm sẽ phải chịu các chế tài hình sự. về phương diện lí luận, chế tài hình sự là trách nhiệm pháp lí mà Nhà nước ấp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng hành vi này có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thuế. Những hành vi này đều có đặc điểm chung là do người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến lĩnh vực thuế thực hĩệit một cách cổ ý hoặc vô ý nhằm xâm hại đến các lợi ích phất sinh trong quan hệ về thuể được luật hình sự bảo vệ.

về lí thuyết, việc áp dụng chế tài hình sự đối với ngườr vi phạm pháp luật thuế, thực chất là giải quyết hai vấn đề cơ bản sau đây:

(i) Xác định hành vi vi phạm pháp luật thuế có phải là tội phạm hay không?

(ii) Xác định những hình phạt nào sẽ áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội đó và cơ sở pháp lí (điều luật) được áp dụng?

Vậy, những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào trong lĩnh vực thuế sẽ được coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự?

Trên nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm hành chính về thuế, nếu có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất cao đến mức không thể chỉ dừng lại ở việc xử lí hành chính thì cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét để xử lí bằng biện pháp hình sự nhằm trừng phạt thoả đáng đối với người vi phạm và răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm mới. Trong thực tiễn pháp lí, các hành vi vi phạm pháp luật về thuế bị coi là tội phạm thường xảy ra khá đa dạng và phức tạp, dưới nhiều hình thức khác nhau và có thể được thực hiện bởi người nộp thuế hoặc người có liên quan trong việc thu thuế như công chức ngành thuế, hải quan, nhân viên kho bạc nhà nước... Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các vi phạm hình sự chủ yếu trong lĩnh vực thuế vẫn là hành vi trốn thuế, hành vi tham ô tiền thuế, hành vi nhận hối lộ, hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ, hành vi cố ý làm trái các nguyên tắc quản lí tài chính trong lĩnh vực thuế. Trên thực tế, các hành vi này đều được quy định là tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999 và đều có thể bị áp dụng hình phạt theo quy định của Bộ luật này,  tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi hành vi vi phạm.

I- Việc áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi trốn thuế

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có hành vi trốn thuế có thể bị xử lí hành chính hoặc hình sự tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế. về phương diện lí thuyết, hành vi trốn thuế bị coi là tội phạm, có những dấu hiệu cơ bản sau đây:

(i) Một là chủ thể của tội phạm chủ yếu là người nộp thuế và trong một số trường hợp, nếu hành vi trốn thuế của người nộp thuế được thực hiện cùng với những người khác trong vai trò là người “xúi giục”, “giúp sức” hay “tổ chức” thì những người này cũng được coi là chủ thể của tội trốn thuế với tính chất là những đồng phạm. Trong thực tế, người nộp thuế có hành vi trốn thuế tuy bao gồm cả tổ chức và cá nhân nhưng do pháp luật hình sự nước ta hiện nay quy định chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân nên chủ thể của tội trốn thuế được hiểu chỉ bao gồm cá nhân có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Quy định này của pháp luật hình sự Việt Nam về chủ thể của tội trốn thuế, cố thể xem là thiếu sót so với thực tiễn đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế hiện nay đồng thời là rào cản đối với tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

(ii) Hai là trong mặt khách quan của tội trốn thuế thì hành vi trốn thuế là yếu tố cơ bản nhất, cốt lõi nhất. Được coi là hành vi trốn thuế và phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi hành vi vi phạm.

Theo quy định của pháp luật, thời điểm xác định cá nhân có hành vi trốn thuế là thời điểm người đó đã hoàn thành việc kê khai số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế hoặc thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn, giảm thuế theo hồ sơ đề nghị của cá nhân đó. Mặt khác, phấp luật cũng quy định rõ số tiền thuế trốn là số tiền thuế được phát hiện thêm ngoài số tiền thuế được thể hiện trong tờ khai thuế, quyết toán thuế và sổ kế toán của người nộp thuế.

(iii) Ba là trong mặt chủ quan của tội phạm, lỗi của chủ thể thực hiện hành vi trốn thuế luôn là lỗi cố ý. Mặt khác, người thực hiện tội phạm trốn thuế thường xuất phát từ động cơ cá nhân, mục đích thu lợi bất chính mà biểu hiện cụ thể của khoản lợi ích bất chính này là số tiền thuế mà họ cố ý trốn lậu.

(iv) Bốn là khách thể của tội trốn thuế là quyền sở hữu nhà  nước đối với tài sản (tiền thuế), trong đó số tiền thuế bị chiếm đoạt chính là đối tượng xâm hại của hành vi phạm tội.

Theo quy định của Bộ luật hình sự, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trốn thuế mà người phạm tội trốn thuế có thể bị áp dụng các hình phạt chính như phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế trốn lậu, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến bảy năm. Ngoài ra, người phạm tội trốn thuế còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền từ một đến ba lần số thuế trốn lậu.     

II- Việc áp dụng chế tài hình sự đối với các hành vi vi phạm hình sự khác trong lĩnh vực thuế

Ngoài tội trốn thuế với tính cách lấ loại tội phạm phổ biến nhất trong lĩnh vực thuế, vi phạm hình sự trong lĩnh vực thuế còn có thể bao gồm các hành vi phạm tội khác như tham ô tài sản (Điều 278), nhận hối lộ (Điều 279), lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281), lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282), đưa hối lộ (Điều 289)... Các loại tội phạm này có thể được thực hiện bởi cá nhân là người nộp thuế hoặc cá nhân là công chức nhà nước đang công tác trong các cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập để thực hiện chức năng hành thu thuế như cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính các cấp.

Có thể hiểu rõ hơn về các loại tội phạm này qua những ví dụ sau đây:

(i) Tội tham ô tài sản: A là nhân viên Kho bạc nhà nước, sau  khi tiếp nhận số tiền thuế do người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước, đã có hành vi chiếm đoạt số tiền thuế này làm của riêng. Hành vi này của A có thể cấu thành tội tham ô tài sản.

(ii) Tội nhận hối lộ: B là công chức ngành thuế, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của một nhân viên thu thuế, nhận tiền của người nộp thuế để tính và thông báo cho người nộp thuế số tiền thuế ít hơn so với nghĩa vụ thuế theo luật định đối với người nộp thuế.

(iii) Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: c là cán bộ thuế, do mâu thuẫn với T là người nộp thuế nên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong khi thi hành công vụ để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật đối với người nộp thuế, gây thiệt hại về tài sản cho người này.

(iv) Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ: D là nhân viên hải quan cảng H, được giao công vụ kiểm tra và định giá hàng hoá nhập khẩu, tuy không có thẩm quyền ra quyết định miễn, giảm thuế nhập khẩu nhưng do có mối quan hệ cá nhân với người nộp thuế từ trước nên đã kí quyết định miễn, giảm thuế cho người nhập khấu, vượt quá thẩm quyền do pháp luật quy định...

Tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm này mà người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt chính như cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn và đồng thời có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như phạt tiền hay cấm đảm nhiệm các chức vụ nhất định nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phạm.

III-  Khái niệm, đặc điểm và bản chất pháp lí của tranh chấp trong lĩnh vực Thuế

1- Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp trong lĩnh vực thuế

Tranh chấp, theo từ điển từ và ngữ Hán - Việt, được giải nghĩa là sự đối kháng nhau giữa hai hay nhiều bên để giành lấy lẽ phải, phần thắng thuộc về mình. Theo nghĩa này, tranh chấp trong lĩnh vực thuế có thể hiểu là tình trạng mâu thuẫn, bất đồng và xung đột về quan điểm, lợi ích giữa người nộp thuế và người thu thuế trong quá trình hành thu thuế, trong đó các bên tìm cách đối kháng nhau, đấu tranh với nhau để dành lấy quyền và lợi ích chính đáng cho mình. Tranh chấp này thường được thể hiện ra bên ngoài mặt khách quan thông qua những hành vi thực tế của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế, chẳng hạn như hành vi khiếu nại về thuế, hành vi khởi kiện về thuế, hành vi xử phạt vi phạm pháp luật về thuế... Trên thực tế, cho dù các hành vi này được thể hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung là thể hiện sự mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật thuế đến mức không thể dung hoà được.

Xét về mặt lí thuyết, tranh chấp về thuế tuy có nhiều điểm tương đồng với hàu hết các loại tranh chấp trong lĩnh vực khác nhưng ở mức khái quát, có thể nhận thấy loại tranh chấp này chứa đựng những đặc điểm riêng. Sau đây:

(i) Tranh chấp về thuế phát sinh giữa cấc chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế, bao gồm người nộp thuế và người thu thuế. Các chủ thể này thường trở thành các bên tranh chấp về thuế bởi trong quan hệ thu thuế, quyền và những lợi ích vật chất của họ về cơ bản là đối lập nhau. Sự xung đột hay đối lập về lợi ích và xu hướng tự bảo vệ lợi ích của mình bằng mọi cách khiến cho các bên dễ rơi vào tình trạng bất đồng quan điểm, bất đồng ý chí và từ đó có thể dẫn tới sự đối kháng nhau bằng mọi phương cách để bảo vệ quyền lợi của mình.

(ii) Đối tượng của tranh chấp về thuế chính là những lợi ích liên quan đến số tiền thuế hoặc tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế. Những khoản tiền này phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa các bên tranh chấp và thường là căn nguyên chủ yếu dẫn đến tranh chấp. Trong thực tiễn hành thu thuế, có nhiều trường hợp người nộp thuế thừa nhận cơ quan thuế thu thuế đúng luật và quyền lợi hợp pháp của người nộp thuế không bị vi phạm nhưng vì một số lí do đã được luật dự liệu, người nộp thuế vẫn làm đơn xin ân miễn hoặc ân giảm số thuế phải nộp. Thủ tục này tuy có liên quan trực tiếp đến số tiền thuế đồng thời liên quan dến các chủ thể là người nộp thuế và người thu thuế, song đây không phải là tranh chấp về thuế, vì trong quan hệ xét miễn, giảm thuế, người nộp thuế không hề đối kháng về quyền lợi và quan điểm với cơ quan thuế mà chỉ xin được hưởng “ân huệ” của Nhà nước là giảm hoặc miễn số tiền thuế phải nộp. Theo một số tác giả, thủ tục này được gọi là  “phi tụng tài phán” để phân biệt với thủ tục “tố tụng tài phán” trong lĩnh vực thuế

2- Bản chất pháp lí của tranh chấp trong lĩnh vực thuế

về nguyên lí chung, các tranh chấp về thuế hoàn toàn có thể phát sinh do việc người nộp thuế hoặc người thu thuế (cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước) vi phạm pháp luật về thuế và hành vi vi phạm này đã phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của phía bên kia. Trong trường hợp bên bị vi phạm không thể chấp nhận sự vi phạm này và họ tìm cách đối kháng với bên vi phạm bằng những hành vi cụ thể như khiếu nại, khởi kiện... thì khi đó sẽ phát sinh một tranh chấp về thuế giữa các bên trong quan hệ pháp luật thuế. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, người làm luật dường như chỉ coi tranh chấp về thuế là những trường hợp bên khởi tố tranh chấp là người nộp thuế và bên bị khởi tố là người thu thuế, về những hành vi trái pháp luật của người này đã gây ra thiệt hại cho người nộp thuế (tranh chấp này được gọi là tranh chấp hành chính). Còn trường hợp người thu thuế (Nhà nước, mà đại diện là cơ quan thuế hoặc viện kiểm sát nhân dân) ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc khởi tố hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế thì quan hệ này không được coi là tranh chấp, bởi xuất phát từ quan niệm cho rằng, Nhà nước, với tư cách là chủ thể đặc biệt có quyền lực chính trị, không phải là chủ thể có vị trí pháp lí ngang hàng, bình đẳng với người nộp thuế nên không có tranh chấp, đặc biệt là đối với các tổ chức, cá nhân đang hoạt động và cư trú trên lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lí, kiểm soát của Nhà nước.

Tóm lại, như đã phân tích ở trên, do tranh chấp về thuế phát sinh từ quan hệ pháp luật thuế - vốn dĩ có bản chất là quan hệ pháp luật hành chính giữa người nộp thuế (tổ chức, cá nhân) với người thu thuế (các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tư cách là đại diện cho Nhà nước trong quá trình thu thuế) nên bản chất pháp lí của tranh chấp này đương nhiên là tranh chấp hành chính.

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Thuế Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Các hành vi trốn thuế và giải quyết tranh chấp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.04234 sec| 992.297 kb