Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Không công bằng nếu yêu cầu người khác điều chính mình không sẵn sàng làm".
Anna Eleanor Roosevelt, 1884 - 1962,
chính khách, Đệ nhất phu nhân Mỹ (1933 - 1945)
Sở hữu kỹ năng quản lý cảm xúc là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với những người hoạt động trong nghề luật. Mỗi cảm xúc thường có hai mặt tích cực và tiêu cực vì cảm xúc là không cố định nên những kỹ năng đưa cảm xúc về trạng thái cân bằng và sử dụng cảm xúc vào đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục tiêu chính là cốt lõi của quản lý cảm xúc.
Kỹ năng này trong nghề luật cũng không nằm ngoài cách tiếp cận chung, được xác định là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và của những chủ thể có liên quan trong hoạt động hành nghề. Những người có một mức độ trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ cảm nhận của người khác, để từ đó có thế tác động đến những chủ thể trong quan hệ công việc của người làm nghề.
Nếu cuộc sống của một cá nhân được ví như cây đàn Piano, thì cảm xúc chính là những “phím đàn” với các thanh âm khác nhau để làm nên “giai điệu” muôn màu của cuộc sống. Với bất kỳ một con người cụ thể, nếu không có khả năng đưa cảm xúc tức giận, buồn vui sướng... nhất thời trở lại trạng thái cân bằng vốn có trong một thời gian ngắn nhất thì rất có thể người đó sẽ phải “trả giá” cho những sai lầm của mình gây ra bởi sự nóng giận hay vui sướng thái quá.
Sở hữu kỹ năng quản lý cảm xúc là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với những người hoạt động trong nghề luật. Mỗi cảm xúc thường có hai mặt tích cực và tiêu cực vì cảm xúc là không cố định nên những kỹ năng đưa cảm xúc về trạng thái cân bằng và sử dụng cảm xúc vào đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục tiêu chính là cốt lõi của quản lý cảm xúc.
Kỹ năng này trong nghề luật cũng không nằm ngoài cách tiếp cận chung, được xác định là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân và của những chủ thể có liên quan trong hoạt động hành nghề. Những người có một mức độ trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ cảm nhận của người khác, để từ đó có thế tác động đến những chủ thể trong quan hệ công việc của người làm nghề.
Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được điều cá nhân mong muốn từ người khảc. Đó là quá trình giao tiếp được thiết kế nhằm đạt tới những thỏa thuận trong khi giữa cá nhân và đối tác có những quyền lợi có thể chia sẻ với nhau và có những quyền lợi đối kháng nhau. Từ góc độ tiếp cận của tâm lý thì đàm phán là một phương cách để các cá nhân thỏa thuận và trao đổi những sự khác biệt, liên quan đến lợi ích mà mỗi bên quan tâm. Mỗi con người là một chủ thể nhận thức có năng lực, tính cách, quan điểm, sở thích riêng.
Con người tồn tại và phát triển trong xã hội là do có sự hợp tác, đồng tâm, hợp lực và đoàn kết với nhau. Con người không thể tồn tại một mình nên phải tìm cách thỏa thuận hợp tác vói người khác để cùng tồn tại. Để có thể chia sẻ các nguồn tài nguyên, chia sẻ lợi ích để cùng chung sống, con người phải tiến hành đàm phán, thương lượng với nhau theo cách mà các bên có thể chấp nhận được . Tương tự, với góc nhìn của cảm xúc thì: "Thương thuyết là một cái gì đó rất đơn giản, hãy cứ kính trọng nhau, người ta sẽ thư thái và ngồi thương thuyết với mình. Không phải hai bên ký kết là thương thuyết đã kết thúc, đó chỉ là khởi đầu của mối quan hệ tốt đẹp, của một quá trình cộng tác về sau” .
Trên lý thuyết, có thể có các cách thức đàm phán khác nhau như đàm phán cứng, đàm phán mềm, đàm phán nguyên tắc. Nhưng dù theo phương thức nào thì hoạt động đàm phán đều có mối liên hệ rất chặt chẽ với hoạt động quản lý cảm xúc của các chủ thể tham gia hoạt động này.
Cảm xúc trong nhiều trường hợp có thể chính là kẻ thù khiến con người không thể đàm phán hay thương thuyết thành công. Khi bị cảm xúc lấn át, cá nhân không còn nghe được những gì người khác nói. Khi ấy, họ thường trở nên khó đoán trước và không thể tập trung vào mục tiêu đã đặt ra. Thay vì nghĩ đến mục tiêu, đến mối quan tâm hay nhu cầu của mình để giao tiếp hiệu quả thì những người bị kích động do sự tiêu cực của cảm xúc lại tập trung vào việc trừng phạt hay trả đũa. Giao dịch thất bại, mục tiêu không đạt được, óc phán đoán bị che mờ và các nhu cầu không được thoả mãn. Cảm xúc hủy hoại các cuộc đàm phán và hạn chế khả năng sáng tạo. Khả năng tập trung và ra quyết định không còn, thay vào đó là hành động có thể làm tổn thương đến nhau.
Trong những trường hợp như vậy, cá nhân thường gây bắt lợi cho chính bản thân và không bao giờ đạt được mục tiêu mong muốn. Nếu trên phim ảnh, người ta có thể thấy những bài diễn văn xúc động luôn mang lại hiệu quả cao thì trên thực tế, điều này có đúng hay không còn phụ thuộc vào việc, liệu người nói có kiểm soát được cảm xúc của mình không hay lại xúc động quá mức để không thể suy nghi rõ ràng.
Vậy nên, điều cốt yếu đầu tiên trong quản lý cảm xúc khi đàm phán/thương thuyết là phải để cho cảm xúc của bản thân ở trạng thái “trung lập”, tức là không nên để cảm nhận chủ quan của cá nhân chi phối quá nhiều vào công việc đàm phán. Những phản ứng do định kiến/chủ quan sẽ gây khó hiểu cho đối tác đàm phán và nhiều trường hợp thậm chí còn không gắn với nội dung của cuộc đàm phán như: định kiến ghét làm việc với phụ nữ.
Với người hành nghề luật, khi đàm phán/thương thuyết thì phải biết để cho “mắt nhìn, tai nghe” trước khi tạo nên sự nhận thức cần có về “nhân sự trên bàn hội nghị”. Một điều cốt yếu cần được quán triệt trong quản lý cảm xúc bản thân khi thực hiện hoạt động đàm phán/thương thuyết đó là “muốn thành công ngoài đời cũng như thắng lợi trong thương thuyết, hãy khách quan thực hiện những gì chủ quan mong đợi. Đó là cách hiểu ngôn ngữ chủ quan một cách khách quan nhẩt" .
Cảm xúc trong hoạt động đàm phán/thương thuyết là tổ hợp của nhưng trạng thái cảm xúc dương tính, cảm xúc âm tính và cảm xúc cân bằng. Mỗi trạng thái cảm xúc này được người đàm phán áp dụng và quản lý theo những chiến lược cụ thể, phù hợp với bối cảnh, mối quan hệ và đối tác/chủ thể liên quan.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế (luật sư thừa kế) của Công ty Luật TNHH Everest
(i) Đàm phán cứng:
- Cảm xúc căng thẳng, áp lực chi phối cả hai bên đàm phán;
- Cảm xúc tức giận là chủ đạo với bên thua và cảm xúc vui mừng là chủ đạo với bên thắng.
(ii) Đàm phán mềm:
Tin cậy, nhượng bộ và hợp tác là cảm xúc chủ đạo đối với các bên để xây dựng và giữ gìn quan hệ hợp tác lâu dài.
(iii) Đàm phán nguyên tắc:
Các bên đàm phán có sự tách biệt cảm xúc và công việc.
Với góc nhìn của quản lý cảm xúc khi tham gia đàm phán trong hoạt động nghề luật, việc tập luyện một số kỹ năng cần thiết cho đàm phán, như: sự kiên nhẫn, khả năng kiềm chế cảm xúc, nhạy cảm để tiên đoán bối cảnh, tình huống, ý tưởng phát sinh, hành động của đối tác và kỹ năng lắng nghe một cách chủ động là vô cùng quan trọng.
Vấn đề quan trọng tiếp theo mà người thực hiện các hoạt động đàm phán/thương thuyết trong nghề luật cần phải biết tới đó là tạo “bầu không khí” phù hợp nhất có thể để đàm phán thuận lợi. Điều này có sự tích hợp giữa hoạt động tạo cảm xúc tích cực, hợp tác với việc xác định được phạm vi khu vực mà tại đó, có thể xuất hiện thoả thuận làm vừa lòng cả hai bên.
Để đối tác đàm phán có thể nhìn nhận đúng yêu cầu của cá nhân/ nhóm thì điều quan trọng là người đàm phán nên tuân thủ những điểm sau đây:
- Giữ bầu không khí chan hòa, gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực.
- Cần chú ý lắng nghe ý kiến của bên đối tác/khách hàng/chủ thể liên quan, không cướp lời, không vội vàng đưa ra ý kiến nhận xét.
- Cần hiểu thấu đáo ý kiến của đối phương/khách hàng/chủ thể tham gia đàm phán trong từng lời nói, hành vi của họ, hiểu động cơ đích thực đằng sau lời nói, hành vi đó.
- Tóm tắt lại ý kiến của đối tác xem mình đã hiểu hết ý của họ chưa sau đó mới tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
- Diễn đạt chính xác ý kiến của chính mình để làm cho lời nói có tính thuyết phục. Dùng ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, kết hợp với những yếu tố phi ngôn ngữ để biểu thị cảm xúc và thành ý đưa ra.
- Đừng để đối tác bị mất thể diện, vì trong đàm phán, vừa phải làm cho đối tác nhượng bộ từng bước, vừa phải đảm bảo thể diện của đối tác chính là kỹ năng quan trọng đối với người thực hiện đàm phán.
- Lỗi thường gặp trong đàm phán liên quan đến quản lý cảm xúc, đó là việc bộc lộ cảm xúc của cá nhân quá lớn. Khi đàm phán sẽ khó tránh việc bị đối tác/bên hợp tác/chủ thể liên quan từ chối thẳng thừng hoặc có thể cáu gắt với những điều kiện mà cá nhân đưa ra. Đây là những tình huống thường gặp, vì vậy cần cư xử thật khéo léo và lịch sự, không tỏ ra chán nản và bực bội với đối tác/khách hàng/chủ thể liên quan. Không nên biểu lộ cảm xúc của cá nhân mình quá mức hay có một bộ mặt không cảm xúc. Những điều này sẽ dễ đem lại thất bại cho cuộc nói chuyện thậm chí có thể bị đối tác đánh giá là người không lịch sự, không đáng tin cậy, không chuyên nghiệp,
- Lỗi thiếu kỹ năng lắng nghe. Thực tế cho thấy, có những người đàm phán không thành công trong việc thuyết phục đối tác/khách hàng/chủ thể liên quan chỉ vì một lý do cơ bản nhưng lại rất cần thiết đó là lắng nghe đối phương. Không ít người vẫn lầm tưởng rằng đàm phán là quá trình thuyết phục và thiên về khả năng nói. Bởi thế, vô hình trung người đàm phán/thương thuyết đã đánh mất cơ hội để hiểu rõ được yêu cầu và mục đích của đối tác, từ đó dẫn tới thất bại. Điều cơ bản trong đàm phán hay thương thảo là để đối phương/đối tác hiểu đúng cái gì mình muốn họ hiểu và ngược trở lại, mình cũng phải hiểu đúng điều đối phương/đối tác cần mình hiểu. Muốn vậy, người đàm phán thương thuyết không thể thiếu mất khả năng gây “cảm tình” cho đôi tai của đối tác/đối phương đê họ phải nghe mình chăm chú hơn, tâm trí của đối tác/đối phương để đón nhận những đề nghị được đưa ra hơn.
Đàm phán (thương thuyết) xét đến cùng là những cuộc đối thoại giữa con người với nhau trong bối cảnh, điều kiện, môi trường cụ thể. Trong quan hệ giữa những người tham gia cuộc đối thoại, hai bên nghe nhau nói bằng “tim”; nghĩ bằng sự bằng lòng; luận lý với nhau bằng “ngôn từ" của sự cảm tình.
Vậy, cùng với kỹ năng đàm phán/thương thuyết theo góc nhìn của chuyên môn, nghiệp vụ trong nghề luật, những kỹ năng quản lý cảm xúc khi đàm phán/thương thuyết cần ghi nhớ là:
Thứ nhất, gây sự cảm tình (lấy lòng đối phương) được xác định là bước đi mở đầu cho các cuộc đàm phán/thương thuyết/thảo luận... Hãy tìm hiểu “văn hóa” của đối phương/đối tác/bạn hàng một cách công khai (nhất là đối tác đàm phán/thương thuyết là người nước ngoài). Làm điều này là thể hiện sự quân tâm đến đối tác một cách thiện chí và phù hợp.
Thứ hai, không “nhạy cảm" kiểu phật lòng hay hấp tấp. Giữ cho cảm xúc bản thân một sự “trung lập" cần thiết và lý trí sáng suốt, dù có thể đang phải đàm phán/thương thuyết với người mình căm ghét. Trong thương thuyết hay đàm phán, phải “giữ lại’’ cảm xúc cá nhân và dùng lý trí để làm việc.
Thứ ba, phải tạo cho đối tác/đối phương cảm xúc tích cực bằng thái độ tích cực của ngưòi đi đàm phán/thương thuyết, bởi nếu không tích cực đồng nghĩa với việc không muốn đi tới một thỏa thuận nào.
Thứ tư, nắm vững các nguyên tắc của đàm phán/thương thuyết để vận dụng trong quản lý cảm xúc cá nhân khi tham gia hoạt động này. Trong số các nguyên tắc thì nguyên tắc kiểm soát được lời nói và cử chỉ có ý nghĩa rất quan trọng vì điều này giúp biết điều gì cần phải tránh nói hay tránh làm và điều gì cần nói và cần làm. Không kiểm soát tốt lời nói và cử chỉ dễ dẫn đến đàm phán thất bại, ví dụ thất bại vì tự ái cá nhân (do chỉ nghĩ đến sĩ diện của bản thân mà quên đi lợi ích của cuộc đảm phán).
Thứ năm, biết tôn trọng, kính trọng đối tác, đối phương, khách hàng... trong đàm phán (thương thuyết), cần ghi nhớ là sự kính trọng đối phương đối tác không phải chỉ qua việc nói ra bằng lời mà còn là sự cảm nhận lẫn nhau. Biết quý trọng đối tác cũng là một trong những điều làm nên sự thành công trong đàm phán/thương thuyết. Sự quý trọng lẫn nhau của các đối tác đàm phán/thương thuyết song hành với sự khiêm tốn của mỗi bên. Có thể trong đàm phán/thương thuyết khống thể làm hài lòng hết các thành viên tham gia cuộc đàm phán/thương thuyết đó nhưng sự có mặt của từng con người cụ thể trong một cuộc đàm phán đều nên được cân nhắc và tôn trọng. Xử lý sao cho khéo léo nhất, ít tốn kém nhất, ít mất công sức và thời gian
nhất là một thứ nghệ thuật - Nghệ thuật quản lý cám xúc. Nghệ thuật này gắn với việc nghiên cứu kỹ lưỡng nhân sự tham gia cuộc đàm phán/thương thuyết. Tất cả những người có mặt hay những người không tham gia đàm phán nhưng “tiếng nói” của họ có trọng lượng; đối với kết quả đàm phán/thương thuyết đều phải được tính đến.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự (Luật sư dân sự) của Công ty Luật TNHH Everest.
Đối với người làm nghề luật (chẳng hạn như đối với Thẩm phán), việc phải đối diện với người tham gia tố tụng có thái độ nóng giận, gây căng thẳng không phải là trường hợp hi hữu. Nguyên tắc chung để xử lý những tình huống có sự nóng giận, gây hấn của một chủ thể, một bên, các bên trong quá trình giải quyết vụ việc phát sinh là không “thụ động” ngồi nghe, quan sát để người tham gia tố tụng (ví dụ Luật sư) mượn cớ nóng giận hòng “dẫn dắt” phiên tòa theo cách mà họ muốn nó diễn ra. Thẩm phán phải sử dụng kỹ năng điều khiển phiên tòa (kỹ năng nghiệp vụ) và khả năng kiểm soát phòng xử án (kiểm soát cảm xúc, thái độ, hành vi của chính mình và những người tham gia tố tụng), đảm bảo phiên tòa diễn ra trong trật tự tố tụng, công lý và sự công bằng cho các bên.
Cách thức Thẩm phán kiểm soát cảm xúc nóng giận của các chủ thể tham gia tố tụng
- Duy trì sự kiểm soát ngay từ đầu (làm cho các bên hiểu rõ họ có quyền và nghĩa vụ gì; ngăn chặn sự leo thang của hành vi không phù hợp tại phòng xư án; sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và thái độ hợp tác để người tham gia tố tụng tuân thủ nội quy phiên tòa).
- Can thiệp để kiếm soát những hành xử thái quá hoặc không phù hợp (Kiểm soát việc tranh cãi của các bên, tập trung vào bản chất của vấn đề cần tranh luận; yêu cầu Luật sư cắt bỏ phần trình bày dài dòng, những nội dung chất vấn không đúng trọng tâm hoặc có tính chất lăng mạ, làm tổn thương người khác; luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và thái độ chuyên nghiệp để điều hành và can thiệp; tạo điều kiện để các bên được lắng nghe một cách công bằng; không làm thay phần việc của Luật sư...).
- Sử dụng cụm từ “bởi vì” với mục đích giải thích rõ những quyết định của Tòa.
- Thể hiện thái độ THẤU HIỂU mà không phải là cảm xúc (lắng nghe để hiểu được sự giận dữ nhưng không để bị kích động; kiềm chế cảm xúc bực bội; tránh làm mất thể diện của Luật sư và những người tham gia tố tụng khác; tập trung vào vấn đề của vụ việc mà không phải con người Luật sư).
- “Đứng ngoài” mọi sự “Đôi co” (tránh “đấu khẩu” với Luật sư, cứng rắn nhưng lịch sự, có văn hóa pháp đình).
- Đối xử với mọi Luật sư như nhau (Không bao giờ cho phép Luật sư có thái độ tức giận, gây hấn, làm được điều mà Luật sư khác không được làm, bởi các Luật sư chỉ tôn trọng những Thẩm phán thực thi đúng các quy tắc đã đặt ra).
- Diễn đạt lại và chuyển hướng theo cách nói khách quan, không để bị chi phối bởi cảm xúc; tìm ra những điểm mà các bên có thể nhất trí.
- Trong trường hợp cụ thể, có thể để Luật sư hoặc đương sự được nói ra hết những điều làm họ bức xúc hay tức giận.
- Khi cần thiết có thể cho tạm ngưng để căng thẳng lắng xuống (nghỉ giải lao, nghỉ phiên tòa sớm để cả bản thân và các Luật sư bình tĩnh trở lại).
Mặt khác, người hành nghề luật (Thẩm phán, Luật sư hoặc các chuyên gia pháp luật khác) thường xuyên phải đối diện với cảm xúc tức giận của chính bản thân mà nguyên nhân do chính công việc hay người khác (đồng nghiệp/khách hàng/chủ thể liên quan...) mang lại. Về nguyên tắc, những cảm xúc tức giận, bức xúc này cần được kiểm soát tốt để không ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc. Điều cần làm trước hết là học cách đối diện với khó khăn, bình tĩnh trong mọi tình huống, cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất, cần nhìn lại để hiểu được lý do khiến bản thân tức giận và cần tư duy xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Không đưa ra quyết định (cho bản thân/khách hàng/chủ thể khác) trong lúc đang tức giận. Thậm chí, không gửi email/ý kiến pháp lý trong lúc cảm xúc của bản thân đang trong trạng thái tiêu cực. Chuyển sự chú ý sang vấn đề khác để bàn thân bình tâm trở lại. Tìm cách thoát ra khỏi cơn tức giận một cách nhanh nhất có thể (dừng lại cuộc tranh luận/trao đổi/họp; không cố giãi quyết đến cùng vấn đề đang nảy sinh các xung đột, mâu thuẫn...). Tất cả những điều trên đều là cách mà một người chuyên nghiệp trong hành nghề luật thường lựa chọn để cá nhân tự kiểm soát được sự tức giận này trong thực tế công việc hành nghề.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest
Khi phải giao tiếp với một người có thái độ thù địch (như đương sự trong vụ án dân sự), phản ứng thông thường là người đó sẽ giành phần nói, không chịu lắng nghe, không cho ai xen vào. Họ có thể nhìn “chòng chọc" nhìn trừng trừng vào người mà họ đang giao tiếp, cử chỉ, điệu bộ toát lên vẻ giận dữ, hằn học, muốn gây hấn. Thái độ đó làm cho người đối diện cảm giác đang ở bên cạnh một “thùng thuốc súng”. Hành vi ứng xử của người đang có thái độ “thù địch” đặt người tiếp xúc trực tiếp vào trạng thái phòng thủ, lúng túng, bị động. Đây là trường hợp thường gặp trong nghề luật. Vậy làm thế nào để loại bỏ cảm xúc đó của người này? Chiến lược tháo gỡ “ngòi nổ” có thể được hình dung bao gồm: Kiểm soát - Xác nhận - Chuyển hướng.
Một số cách giúp xoa dịu sự thù địch
(i) Kiểm soát:
Chủ động nêu đề xuất về việc đối thoại (khi tiên liệu rằng sẽ có thái độ thù địch từ phía đối phương).
Giao tiếp phù hợp với vị trí và tư cách pháp lý (phong thái phải thể hiện sự tôn trọng và yêu cầu được tôn trọng; kết hợp hiệu quả giữa giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể; tránh sử dụng các bổ ngữ nhấn mạnh trong lời nói; thái độ bình tĩnh, tự tin). Các chiến lược giao tiếp này phải sử dụng ngay từ đầu để ngăn ngừa việc “leo thang” của thái độ thù địch.
Nếu thái độ thù địch vẫn tiếp diễn thì chủ động “thoát ra” khỏi đối thoại nhằm “hạ nhiệt” tình hình theo sự kiểm soát chủ động của người làm nghề (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư).
(ii) Xác nhận:
Diễn đạt lại nội dung của một “thông điệp” có tính thù địch bằng một cách nói khách quan; Không để bị chi phối bởi cảm xúc.
Tác dụng mang lại là thông điệp để người có thái độ thù địch biết mình hiểu họ nói gì nhưng không nhất thiết phải đồng ý với họ. Đây là cách “làm mẫu” để người có thái độ thù địch hiểu cách đưa vấn đề mà không cần phải có thái độ thù địch.
(iii) Chuyển hướng:
Chuyển hướng đối thoại và thảo luận bằng cách chủ động kiểm soát nội dung đối thoại và khi cần có thể áp dụng biện pháp chuyển chủ đề.
Thái độ thù địch là kết quả của những cảm xúc tiêu cực khác nhau do đối tượng nghề nghiệp mang lại mà người hành nghề khó tránh khỏi trong thực tế làm nghề. Mức độ (cấp độ) của thái độ thù địch từ đối phương/khách hàng/chủ thể khác mang lại rất khác nhau nên cách ứng phó không thể có cùng “kịch bản”. Nhưng điều quan trọng mà người hành nghề cần nắm vững đó là giữ cho bản thân một sự độc lập cần có trên cơ sở quy định pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, kết hợp sự khôn khéo, linh hoạt trong ứng xử để không gây kích động, gia tăng thái độ đó trong quá trình giải quyết công việc. Việc không quy kết, dán nhãn, đổ lỗi, chỉ trích, đẩy sự việc đi quá xa, tranh cãi quan điểm khác biệt trong giải quyết vấn đề... đều là cách ứng xử khôn ngoan cần được áp dụng trong những tình huống nảy sinh thái độ thù địch từ phía đối phương, khách hàng, chủ thể liên quan.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm