Các vấn đề liên quan đến chứng cứ

20/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Chứng cứ và xem xét, đánh giá chứng cứ có lẽ là khâu còn khá yếu của luật sư Việt Nam khi tranh tụng tại trọng tài quốc tế một phần do ảnh hưởng của chế định chứng cứ trong Bộ Luật tố tụng dân sự của Việt Nam, một phần do Việt Nam theo hệ thống dân luật (Civil law), không phải theo hệ thống luật án lệ (Common law) nên không có các chế định tương ứng như công khai chứng cứ (discovery) hay kiểm tra người làm chứng (cross examination). Vậy các vấn đề liên quan đến chứng cứ khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp được quy định như thế nào? Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc.

 

 

Xác định các thông tin Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Khái quát về các vấn đề liên quan đến chứng cứ 

 

 

Chứng cứ và xem xét, đánh giá chứng cứ có lẽ là khâu còn khá yếu của luật sư Việt Nam khi tranh tụng tại trọng tài quốc tế một phần do ảnh hưởng của chế định chứng cứ trong Bộ Luật tố tụng dân sự của Việt Nam, một phần do Việt Nam theo hệ thống dân luật (Civil law), không phải theo hệ thống luật án lệ (Common law) nên không có các chế định tương ứng như công khai chứng cứ (discovery) hay kiểm tra người làm chứng (cross examination). Luật trọng tài thương mại năm 2010 có một số quy định liên quan đến vấn đề này như thẩm quyền xác minh sự việc (Fact Finding) của Hội đồng trọng tài tại Điều 45, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về thu thập chứng cứ, trưng cầu giám định, định giá tài sản, tham vấn chuyên gia thậm chí cả quyền yêu cầu tòa án hỗ trợ thu thập chứng cử tại Điều 46, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng và yêu cầu tòa án hỗ trợ triệu tập người làm chứng khi cần thiết tại Điều 47. Trong số các quyền hạn này thì thầm quyền của Hội đồng trọng tài yêu cầu tòa án hỗ trợ thu thập chứng cứ tại Điều 46 và yêu cầu tòa án hỗ trợ triệu tập làm chứng khi cần thiết tại Điều 47 thể hiện sự ủng hộ của tòa án đối với trọng tài là những điều khoản chưa được quy định trong luật trọng tài của các quốc gia khác trong khu vực.

 

 

Mặc dù vậy pháp luật trọng tài lại không có quy định nào về hình thức, giá trị pháp lý của chứng cứ hay tiêu chí đánh giá chứng cứ của Hội đồng trọng tài Các Hội đồng trọng tài bao gồm cả Hội đồng trọng tài được thành lập theo quy tắc trọng tài của VIAC không chịu sự ràng buộc của các quy định về chứng cứ trong Bộ Luật tố tụng dân sự áp dụng cho việc xét xử tại tòa án. Thông thường, các Hội đồng trọng tải sẽ tham khảo tắc của IBA về thu thập chứng cứ trong trọng tải quốc tế 2010 ? trong đó có các quy định chi tiết như: Chứng cứ bằng văn bản và yêu cầu xuất trình chứng cứ (discovery) tại Điều 3, người làm chứng và lời khai của người làm chứng tại Điều 4 ; chuyên gia làm chứng được các bên mời tại Điều 5 ; chuyên gia làm chứng do Hội đồng trọng tài trưng cầu tại Điều 6 ; trưng cầu giám định tại Điều 7 ; tổ chức phiên họp xem Quy xét chứng cứ (cross examination) tại Điều 8.

 

 

Các hình thức của chứng cứ

 

 

Trái với hiểu biết của nhiều luật sư Việt Nam, hình thức của chứng cứ rất đa dạng và có thể bao gồm

 

 

- Văn bản quy phạm pháp luật (legislation) là tài liệu mà luật sư Việt Nam thường hay trích dẫn để ủng hộ cho lập luận pháp lý của mình .

 

 

- Các bàn ăn của tòa án quốc gia hay phán quyết trọng tài quốc tế trước đó (có thể coi như án lệ): ít khi được sử dụng đến do Việt Nam mới công bố công khai bản án một cách có hệ thống mà chưa thực sự phát triển hệ thống án lệ .

 

 

- Sách luật  text book) là nguồn chứng cứ còn thiếu hụt do đa số các sách giáo trình luật đều bằng tiếng Việt .

 

 

- Bình luận pháp lý (commentary) : cũng là nguồn chứng cứ ít được sử dụng đến do thiếu vắng các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý có tính ứng dụng và được phổ biến trên thị trường.

 

 

- Ý kiến chuyên gia (legal opinion) : đã bắt đầu được sử dụng trong các vụ kiện trọng tài tại VIAC .

 

 

- Thư điện tử, bản ghi nhớ, dự thảo, tất cả các tài liệu giao dịch trong quá trình đàm phán, thương lượng giao kết hay quá trình thực hiện hợp đồng đều có thể có ý nghĩa thực tế hay pháp lý quan trọng là chứng cứ sau này khi phát sinh tranh chấp .

 

 

- Luật sư Việt Nam thường hay hiểu nhầm rằng nhân chứng phải là người “độc lập” và vì thế nhân viên của một bên không thể làm nhân chứng, đưa ra chứng cứ độc lập. Điều này là nhận thức sai lầm . Bất kỳ bên nào cũng có thể đưa ra bất kỳ chứng cứ nhân chứng nào họ muốn và Hội đồng trọng tài mới là bên quyết định xem chứng cứ/nhân chứng đó có nói đúng sự thật hay khách quan hay không .

 

 

Theo Quy tắc của IBA về thu thập chứng cứ trong trọng tài quốc tế 2010 thì Hội đồng trọng tài sẽ xác định giá trị pháp lý của chứng cứ dựa theo 04 tiêu chí cụ thể bao gồm: (i) khả năng chấp nhận (admissibility), (ii) sự liên quan (relevance), (iii) tính thực chất  rateriality) và (iv) trọng lượng của chứng cứ (weight) .

 

 

Hội đồng trọng tài theo yêu cầu của một bên hoặc theo quyết định của riêng mình, loại trừ bằng chứng hoặc xuất trình bất kỳ tài liệu, tuyên bố, lời khai hoặc kiểm tra vi bất kỳ lý do nào sau đây.

 

 

- Thiếu sự liên quan đầy đủ đối với vụ việc hoặc tính chất cho kết quả của nó;

 

 

- Trở ngại pháp lý hoặc đặc quyền theo pháp luật hoặc các quy tắc đạo đức xác định bởi Hội đồng trọng tải được áp dụng

 

 

- Nghĩa vụ không hợp lý để xuất trình theo yêu cầu chứng cứ đó;

 

 

- Mất hoặc hủy tài liệu có được thể hiện với khả năng hợp lý để có thể xảy ra;

 

 

- Cơ sở bảo mật thương mại hoặc kỹ thuật mà Hội đồng trọng tài quyết định là bắt buộc ;

 

 

- Căn cứ về chính trị hoặc thể chế đặc biệt có độ nhạy cảm (bao gồm cả bằng chứng đã được được phân loại là bí mật của chính phủ hoặc công chúng, tổ chức quốc tế) mà Hội đồng trọng tài quyết định là bắt buộc; hoặc là

 

 

- Cân nhắc về kinh tế thủ tục, tỷ lệ, công bằng hoặc bình đẳng của các bên mà Hội đồng trọng tài quyết định là bắt buộc.

 

 

Trách nhiệm của Hội đồng trọng tài với các vấn đề liên quan đến chứng cứ 

 

 

Khi xem xét các vấn đề về trở ngại hoặc đặc quyền pháp lý theo quy định nêu trên và trong mọi trường hợp được cho phép bởi bất kỳ các quy tắc pháp lý hoặc đạo đức bắt buộc được xác định để có thể áp dụng, Hội đồng trọng tài có thể cân nhắc :

 

 

- Cần bảo vệ tính bảo mật của tài liệu được tạo ra hoặc lời khai hoặc thông tin liên lạc được thực hiện liên quan đến và với mục đích cung cấp hoặc có được tư vấn pháp lý;

 

 

- Cần bảo vệ tính bảo mật của tài liệu được tạo ra hoặc lời khai hoặc thông tin liên lạc được thực hiện liên quan đến và với mục đích đàm phán dàn xếp để giải quyết tranh chấp ;

 

 

- Sự mong đợi của các bên và cố vấn pháp lý của họ tại thời điểm trở ngại pháp lý hoặc đặc quyền được cho là đã phát sinh ;

 

 

- Bất kỳ sự từ bỏ có thể có của bất kỳ pháp luật hiện hành nào hoặc đặc quyền có hiệu lực theo sự đồng ý, tiết lộ trước đó, sử dụng khẳng định tài liệu, lời khai, giao tiếp trực tiếp hoặc tư vấn có trong đó, hoặc bằng cách khác, và

 

 

- Sự cần thiết phải duy trì sự công bằng và bình đẳng giữa các bên, đặc biệt nếu họ tuân thủ các quy tắc pháp lý hoặc đạo đức khác nhau

 

 

Hội đồng trọng tài có thể, nếu thích hợp, thực hiện các sắp xếp cần thiết để cho phép bằng chứng được trình bày hoặc xem xét một cách phù hợp để bảo vệ bí mật. Nếu một bên không có giải thích thỏa đáng mà không thể đưa ra bất kỳ tài liệu thích hợp nào khác bao gồm cả lời khai được yêu cầu bởi một bên trong yêu cầu phải xuất trình mà không bị phản đối đúng thời hạn hoặc không xuất trình bất kỳ tài liệu nào được yêu cầu xuất trình bởi Hội đồng trọng tài thì Hội đồng trọng tài có thể suy đoán rằng tài liệu đó sẽ là bất lợi cho quyền lợi của bên đó.

 

 

Nếu một bên không có giải thích thỏa đáng mà không thể đưa ra bất kỳ chứng cứ thích hợp nào khác bao gồm cả lời khai được yêu cầu bởi một bên trong yêu cầu phải xuất trình mà không bị phản đối đúng thời hạn hoặc không xuất trình bất kỳ chứng cứ nào được yêu cầu xuất trình bởi Hội đồng trong tài thì lại đồng trọng tài có thể suy đoán rằng chứng cứ đó sẽ là bất lợi cho quyền lợi của bên đó.

 

 

Nếu Hội đồng trọng tài xác định rằng một bên không hành xử một cách có thiện chỉ trong việc thu thập chứng cứ, Hội đồng trọng tài có thể xem xét cách hành xử như vậy trong việc phân bổ chi phí của trọng tài, bao gồm cả chi phí phát sinh từ hoặc liên quan đến việc thu ra với bất kỳ biện pháp nào khác có sẵn theo các quy tắc thể, ngoài thập chứng cứ.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3.  

     

    Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

     

     

 

0 bình luận, đánh giá về Các vấn đề liên quan đến chứng cứ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.92550 sec| 966 kb