Kỹ năng của Luật sư giải quyết vấn đề: Cách xác định vấn đề

"Không công bằng nếu yêu cầu người khác điều chính mình không sẵn sàng làm".

- Eleanor Roosevelt, Đệ nhất phu nhân Mỹ, 1933-1945 

Kỹ năng của Luật sư giải quyết vấn đề: Cách xác định vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là tập hợp những cách thức, phương pháp, các bước công việc cụ thể để người hành nghề luật có thể giải quyết được vấn đề. Quá trình giải quyết vấn đề, về cơ bản phải trải qua trình tự các bước.

Việc nghiên cứu hồ sơ giúp cho người hành nghề luật nắm bắt được một phần nhất định của vụ việc mà không phải toàn bộ bối cảnh sự việc. 

Trong một số trường hợp, luật sư cần phải lặp lại các bước này do phát sinh những tình tiết, sự kiện mới, vấn đề được xác đinh có sự thay đổi, điều chỉnh, đã bị biến đổi hoặc kết quả của một hay một số bước nhất định có ít hoặc không có giá trị sử dụng. Để giải quyết vấn đề, cần thiết thực hiện theo các bước.

Liên hệ

Nhà vật lý học lỗi lạc của thế kỷ XX là Albert Einstein đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận diện chính xác vấn đề trước khi đề ra giải pháp: “Nếu có một giờ để cứu thế giới, thì sẽ phải dùng 55 phút để xác định vấn đề và chỉ dành 05 phút để tìm giải pháp”.  Vấn đề có lớn, phức tạp đến đâu, nhưng để có thề giải quyết được vấn đề cần thiết phải nhận diện, xác định được vấn đề đang gặp phải hoặc cần phải giải quyết là gì. Các vấn đề phát sinh liên quan đến các sự kiện cụ thể.

Giáo sư luật Arthur L.Corbin cho rằng: “Sự tồn tại của vật chất, những mối liên quan đến vật chất là những sự kiện. Những diễn biến trong tinh thần chúng ta là sự kiện. Sự tồn tại của bất kỳ mối tương quan pháp lý nào là sự kiện. Tất cả những sự thay đổi hay biến dạng là các sự kiện. Sự kiện gồm những việc làm, không được làm và biến cố. Biến cố là bất kỳ một sự thay đổi nào trong tất cả các sự kiện đang tồn tại, kể cả những việc làm hay không làm cùa con người. Sự kiện được phân chia thành: sự kiện có tính tác động là sự kiện nào mà tồn tại hay xuất hiện của nó sẽ tạo nên những quan hệ pháp lý mới giữa người ta với nhau; sự kiện mang tính chứng tích là một sự kiện mà tồn tại hay xuất hiện của nó có thể chứng minh cho sự tồn tại của một sự kiện khác; sự kiện quan trọng là sự kiện có tính tác dộng hay sự kiện mang tính chứng tích”.

Trên thực tế, bất kỳ vấn đề gì đều phát sinh và tồn tại vì những lý do nhất định và tồn tại trong những bối cảnh cụ thể. Ý thức về điều đó, người hành nghề luật cần tìm hiểu vấn đề một cách cẩn trọng, chi tiết và hiệu quả để có thể tìm và hiểu được về vụ việc.

Vậy làm thế nào để có thể tìm hiểu và xác định được đúng và chính xác vấn đề mà người hành nghề luật đang phải giải quyết? Dưới đây là một số cách thức để người hành nghề luật xác định vấn đề.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

I- LUẬT SƯ NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ VIỆC

Tùy từng chức danh công việc, người hành nghề luật sẽ được tiếp cận và xử lý nhưng loại hồ sơ vụ việc nhất định. Hồ sơ vụ việc gồm tập hợp các tài liệu, chứng cứ hàm chứa các thông tin về vụ việc. Đó có thể là hồ sơ có vài trang giấy đến những hồ sơ có hàng ngàn trang tài liệu và với nhiều dạng tài liệu khác nhau. Nếu tiếp cận việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc là việc đọc tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc thì việc nghiên cứu sẽ luôn trở thành “gánh nặng, thách thức” với người hành nghề luật trong trường hợp vụ việc có số lượng tài liệu, chứng cứ nhiều. Đến việc nghiên cứu hồ sơ có hiệu quả, thông thường cần thực hiện các công việc sau:    

- Đọc sơ bộ toàn bộ hồ sơ vụ việc: Mục đích của công việc này là kiểm tra xem hồ sơ vụ việc có bao nhiêu đầu văn bản, tài liệu. Mỗi văn bản, tài liệu này có nội dung chính gì, tính liên quan, tầm quan trọng như thế nào trong việc giải quyết vấn đề. Vậy đọc sơ bộ như thế nào? Kỹ thuật về đọc sơ bộ, đọc lướt đã được nhiều chuyên gia viết thành những công trình nghiên cứu, những cuốn sách. Cuốn sách “Phương pháp đọc sách” của tác giả Mortimer J.Adler & Charles Van Doren là cuốn sách hướng dẫn phương pháp đọc sách nói chung rất hiệu quả. Đọc sơ bộ là đọc những thông tin sau:

•    Tên tiêu đề của tài liệu.

•    Thông tin về địa danh, ngày, tháng, năm đế xác định thời điểm ký kết, phát hành, giao nhận tài liệu.

•    Thông tin về thời điểm tài liệu phát sinh hiệu lực. Không phải tất cả tài liệu đều phát sinh từ thời điểm ký. Có những tài liệu phát sinh từ những sự kiện nhất định phát sinh theo thỏa thuận cua các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

•    Thông tin về chủ thể (chủ thể ký phát hành, chủ thể tham gia (các bên trong hợp đồng, thỏa thuận), chủ thể tiếp nhận, các chủ thể có liên quan).

•    Trích yếu của tài liệu hoặc phần dẫn nhập của tài liệu. Phần này thường ghi lại khái quát, cô đọng nhất nội dung của văn bản. Phần trích yếu giúp người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung chính của tài liệu.

•    Mục lục. Đối với những tài liệu như dự án, kế hoạch, hợp đồng, quy chế, nội quy, sách, tạp chí... có số lượng trang lớn thì việc đọc mục lục giúp người hành nghề luật nắm được bố cục của văn bản đó, sử dụng thông tin từ mục lục giống như việc sử dụng “bản đồ chỉ đường trước khi đi xa”. 

•    Trong trường hợp tài liệu không có mục lục thì cần đọc lướt qua tiêu đề của các đề mục lớn có trong tài liệu để hình dung cấu trúc nội dung của tài liệu.

•    Thông tin về chủ thể ký và việc đóng dấu vào tài liệu.

•    Thông tin về nơi nhận, số trang của tài liệu và các tài liệu đính kèm, phụ lục (nếu có).

•    Lập hồ sơ; tài liệu: Tùy từng vị trí công việc của người hành nghề luật trong một tố chức, người hành nghề luật có thể phải thực hiện công việc này. Công việc sắp xếp, đánh dấu bút lục hồ sơ tại Tòa án do Thư ký Tòa án thực hiện. Tại các hãng luật lớn thì các Luật sư thường có đội ngũ trợ lý Luật sư thực hiện công việc này. Luật sư mới vào nghề cũng có thể được giao công việc sắp xếp hồ sơ vụ việc và trong nhiều trường hơp có những Luật sư muốn tự mình làm công việc này để tiện cho việc sử dụng hồ sơ về sau. Việc sắp xếp tạo mục lục và đóng hồ sơ vụ việc rất cần thiết trong những vụ việc phức tạp, có nhiều tài liệu và dạng tài liệu.

Người hành nghề luật không chỉ sử dụng nhùng tài liệu đó một lần mà phải sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xử lý vụ việc. Sẽ là rất bất tiện nếu mỗi lần cần đến tài liệu gì Luật sư phải mất nhiều thời gian lật tìm cả tập hồ sơ để tìm được tài liệu. Tập tài liệu với mục lục và các tài liệu được đánh số, phân nhóm cụ thể không những tạo thuận lợi cho quá trình hành nghề của người hành nghề luật mà còn thể hiện sự khoa học, chuyên nghiệp trong việc quản lý và sử dụng hồ sơ.

Có một số phương thức điển hình sau được sử dụng để sắp xếp hồ sơ, tài liệu trong thực tế thực hành nghề luật của Luật sư: sắp xếp theo diễn biến ngược hoặc diễn biến xuôi của sự việc; sắp xếp theo phân nhóm tài liệu (Ví dụ như: nhóm tài liệu liên quan đến quá trình trước khi ký kết hợp đồng; nhóm tài liệu về quá trình thực hiện; nhóm tài liệu liên quan đến những vấn đề tranh chấp giữa các bên); sắp xếp theo tầm quan trọng của tài liệu; sắp xếp theo dự kiến về tần xuất sử dụng từng loại hoặc phân nhóm tài liệu. Việc sắp xếp hồ sơ, tài liệu phải gắn liền với việc đánh số lập mục lục và/hoặc việc chia nhóm hồ sơ, tài liệu với những tờ giấy màu giúp việc sử dụng hồ sơ được nhanh chóng và thuận tiện.

•    Đọc chi tiết: Đọc chi tiết cần có định hướng và chọn lựa loại tài liệu nào sẽ ưu tiên đọc trước. Tương ứng với mỗi mục đích của người hành nghề luật đặt ra khi đọc chi tiết là các loại tài liệu cụ thể. Nếu người hành nghề luật muốn nắm bắt toàn bộ bối cảnh vụ việc thi cần lựa chọn những tài liệu có hàm chứa nhiều thông tin về vụ việc. Nếu muốn tập trung đọc những tài liệu quan trọng của vụ việc, vụ án, người hành nghề luật có thể lựa chọn những tài liệu ghi nhận trực tiếp, đầy đủ và nhiều nhất những thông tin đó. Dù tiếp cận theo phương thức nào, người hành nghề luật luôn phải đặt ra mục đích cụ thể cho quá trình đọc, mục đích đó sẽ hướng người đọc đến những tài liệu cung cấp nhiều nhất những thông tin trực tiếp hoặc có liên quan mật thiết đến vụ việc, vụ án.

Sau khi đã xác định được thứ tự tài liệu ưu tiên đọc, người hành nghề luật cần thực hiện việc đọc chi tiết tài liệu. Kỹ thuật đọc nhanh, đọc hiệu quả cần được áp dụng trong giai đoạn này. Mục đích của giai đoạn này là đọc để nắm bắt những thông tin quan trọng trong vụ việc. Để đạt được mục đích này, trước hết chúng ta cần phải biết đâu là thông tin quan trọng trong mỗi tài liệu.

-Thông tin quan trọng thường nằm ở những từ khóa. Thông thường trong một tài liệu chỉ có từ 15-20% tổng số từ là chứa đựng những thông tin Luật sư cần thu thập để nắm bắt được nội dung tài liệu. Một sự thật đáng kinh ngạc là từ 80-85% số từ còn lại là những từ không bao hàm thông tin hừu ích và thường là những từ nối, ví dụ như “là”, “của”, “những”, “có”, “với”1.

Bên cạnh mục đích là nắm bắt được thông tin về vụ việc, trong giai đoạn này, người hành nghề luật cần cố gắng nhớ được hoặc chí ít hình dung và định hướng được thông tin chứa đựng trong mỗi tài liệu.

Việc đánh dấu thông tin là một cách để một lần nữa người hành nghề luật tương tác với thông tin và ghi chú giá trị của thông tin để sử dụng cho các lần tiếp theo. Chiếc bút chì và các dụng cụ sử dụng để đánh dán tài liệu khác luôn cần có khi tiến hành hoạt động đọc. Việc đánh dấu tài liệu sẽ tiết kiệm thời gian mỗi khi người hành nghề luật sư dựng lại các tài liệu đã đọc và đánh dấu.

Một số cách đánh dấu tài liệu sau sẽ giúp người hành nghề luật tiết kiệm được thời gian khi xử lý hồ sơ vụ việc, vụ án và nhớ về các thông tin, số liệu lâu hơn:

•    Gạch dưới những từ quan trọng;

•    Gạch những đường kẻ dọc ở bên ngoài lề (để nhấn mạnh một câu nói đã được gạch dưới hoặc để chỉ một đoạn văn quá dài cần gạch dưới):

•    Đánh dấu ngôi sao, hoa thị ở ngoài lề; ghi thông tin, con số ngoài lề trang; số trang của những trang khác có nội dung liên quan ở ngoài lề (để chi những nơi khác trong hồ sơ có những điểm giống nhau hoặc những điểm có liên quan hoặc trái ngược với những điểm được đánh dấu);

•    Khoanh tròn nhừng từ khó hoặc cụm từ; viết ngoài lề hoặc đầu, cuối trang (để ghi nhận những suy nghĩ, ý tưởng, lưu ý mà Luật sư phát hiện ra khi vừa đọc xong trang tài liệu);

•    Dùng bút màu, giấy màu và các công cụ đánh dấu khác để tạo ra sự nổi bật, khác biệt trong phần tài liệu có thông tin quan trọng.

Cần lưu ý rằng, chỉ đánh dấu vào những tài liệu sao chép, không đánh dấu vào những tài liệu gốc hoặc tài liệu có thể phải hoàn trả cho khách hàng hoặc gửi cho các bên có liên quan, hồ sơ lưu theo quy định. 

Những ghi chú vào tài liệu còn có ý nghĩa quan trọng giúp người hành nghề luật ghi nhận lại những ý tưởng vừa lóe sáng, những vấn đề cần tiếp tục khai thác, làm rõ, kết nối những mạch thông tin với nhau. Những ý tưởng có thể là những câu hói, nghi vấn về những tinh tiết, dữ kiện chưa rõ ràng hoặc còn bất cập trong tài liệu; lưu ý về việc cần thu thập thêm các tài liệu, thông tin để đảm bảo hiểu được về vụ việc một cách toàn diện... Có những ý nghĩ thoáng qua trong đầu khi nghiên cứu tài liệu, nếu chúng ta không nhanh chóng ghi nhận lại trong quá trình đọc tài liệu, rất có thể không còn cơ hội thứ hai đé nhớ về điều đó.

Tuy đây là những vấn đề nhỏ nhưng trong một số trường hợp lại giúp cho người hành nghề luật tìm được những hướng đi, gợi ý, ý tưởng giải quyết vụ việc.

•    Tóm lược vụ việc: Bước này thường chỉ thực hiện đối với những vụ việc phức tạp, có nhiều mốc thời gian, nhiều tình tiết và vấn đề pháp lý. Việc tóm lược hồ sơ vụ việc nhằm khái quát hóa toàn bộ bối cảnh vụ việc, giúp người thực hành thoát ly những tình tiết cụ thể. Một số cách thức tóm lược sau thường được sử dụng:

•    Tóm lược theo diễn biến sự việc;

•    Mô hình hóa diễn biến vụ việc;

•    Tóm lược theo vấn đề;

•    Tóm lược theo sơ đồ tư duy.

Trong thực tế thực hành nghề Luật sư, việc giải quyết một vụ việc thường được thực hiện theo nhóm làm việc. Do đó, việc tóm lược vụ việc giúp các thành viên khác không được giao nhiệm vụ sắp xếp hồ sơ, nghiên cứu sơ bộ và đọc chi tiết hoặc các thành viên vào sau để nắm bắt vụ việc hơn. Đối với các giao dịch phức tạp việc mô hình hóa, sơ đồ hóa bối cảnh tư vấn sẽ giúp dễ hình dung vụ việc và tìm giải pháp hơn. Việc tóm lược vụ việc, vụ án theo sơ đồ còn đặc biệt có ý nghĩa đối với việc giải quyết các vụ án tranh chấp về thừa kế và có nhiều hàng thừa kế và nhiều cá nhân được hưởng thừa kế thế vị.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về thừa kế (Luật sư thừa kế) của Công ty Luật TNHH Everest.

II- LUẬT SƯ TRAO ĐỔI, TIẾP XÚC VỚI CÁC CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

Việc nghiên cứu hồ sơ giúp cho người hành nghề luật nắm bắt được một phần nhất định của vụ việc mà không phải toàn bộ bối cảnh sự việc. Người hành nghề luật cần những thông tin “sống”, cần biết thêm những “câu chuyện”, những mong muốn, những diễn biến thực tế. Những vấn đề không thể hiện trong hồ sơ vụ việc. Việc tương tác, trao đổi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua điện thoại hay bằng các phương thức liên hệ khác với các cá nhân có liên quan giúp cho người hành nghề luật hiểu rõ, đúng và toàn diện hơn về bối cảnh của vụ việc.

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có những quy định giúp cho Thẩm phán. Luật sư, Kiểm sát viên có điều kiện để trao đổi, tiếp xúc với các cá nhân có liên quan đến vụ việc. Quy định về việc lấy lời khai của đương sự (Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015); Lấy lời khai cửa người làm chứng (Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015); và Đối chất (Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) là những cơ sở pháp lý quan trọng để người hành nghề luật có thể tìm hiểu sự việc một cách trực tiếp, đầy đủ và có được những đánh giá, nhận định khách quan, sát thực và thuyết phục về những tài liệu, tình tiết, chứng cứ có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm giải pháp và giải quyết vụ việc.

Trên thực tế có những vấn đề quan trọng, những mong muốn, động cơ của các cá nhân trong việc giải quyết tranh chấp, khởi kiện thường không thể hiện trên văn bản viết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây mới là những thông tin quan trọng để Luật sư đưa ra giải pháp cho khách hàng hoặc Thẩm phán đưa ra đề xuất hòa giải cho các bên đương sự trong việc giải quyết các vụ án dân sự.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư ly hôn tại Công ty Luật TNHH Everest.

III- LUẬT SƯ ĐƯA RA GIẢ THUYẾT, SUY LUẬN, CÂU HỎI

Người hành nghề luật thường phải giải những “bài toán khó” về chuyên môn, do có thể là những đề nghị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý cho những giao dịch lớn, có nhiều yếu tố phức tạp, gỉai quyết các vụ tranh chấp có sự tham gia của nhiều bên, với giá trị tranh chấp lớn và phức tạp về những góc độ tài chính, kỹ thuật hay pháp lý, những vụ án có nhiều tình tiết, dữ kiện, sự kiện diễn ra trong một thời gian dài, khó chứng minh.

Để có thể giải được những bài toán này, người hành nghề luật phải có óc phán đoán, phải đưa ra những nghi vấn, suy đoán và những câu hỏi để lý giải những tình tiết, sự kiện, dữ kiện... đang có vấn đề. Từ những giả thuyết, nghi vấn, suy đoán và câu hỏi đó, người hành nghề luật tiến hành thu thập thông tin, tiếp xúc với các cá nhân, tỏ chức có liên quan, đi xem xét thực tế và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác để luận giải, chứng minh và trả lời cho những giả thuyết, nghi vấn, suy đoán, câu hỏi của mình. Quá trình chứng minh và trả lời những câu hỏi chuyên môn trong một số trường hợp sẽ giúp cho người hành nghề luật xác định được bản chất của vấn đề và tìm được đáp số, giải pháp giải quyết vấn đề.

Ví dụ:

Công ty cổ phần A là công ty 100% vốn đấu tư nước ngoài của các nhà đầu tư HQ tại Việt Nam (Công ty A). Công ty A chuyên sản xuất sản phẩm đồ gỗ cao cấp xuất khẩu sang châu Âu, Hàn Quốc vả có số lượng người lao động thường xuyên khoảng 5.000 người. Trong quá trình sản xuất, Công ty có thải ra một số loại chất thải nguy hại. Vì không có điều kiện vận chuyển và tiêu hủy được chất thải nguy hại nên ngày 02/5/2019, Công ty A đã ký Hợp đồng số 13/HĐ-KT về việc thu gom vận chuyển rác thải với Công ty Cổ phần XBV (Công ty XBV).

Tại thời điếm ký Hợp đồng số 13/HĐ-KT, Công ty XBV chưa được cấp Mã số quản lý chất thải nguy hại, mặc dù trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty XBV có ngành nghề kinh doanh vận chuyển, xử lý chất thải trong các Khu Công nghiệp. Công ty XBV có giải thích với Công ty A rằng họ đang làm thủ tục xin cấp phép. Đến tháng 9/2019, Công ty ABI không xuất trình được Mã số quản lý chất thải do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp. do dó công ty A yêu cầu thanh /ý Hợp đồng. Tại thời điểm này, Công ty A bán dự thảo Hợp đồng số 63/HĐ-KT dự định ký giữa Công ty A với Công ty cồ phần Dịch vụ Môi trường (Công ty DVMT).

Đến thời điểm đề nghị Luật sư tư vấn, Công ty DVMT cũng chưa chính thức ký Hợp đồng số 63/HĐ-KT với Công ty XBV. Tuy nhiên, Công ty’ A không đồng ý và hai bên đã ký biên bản thanh lý Hợp đồng số 13/HĐ- KT. 5 ngày 10/5/2020, Công ty A nhận được Công văn số 27/CV-HC ngày 7/3/2020 của Còng ty DVMT với các nội dung sau: ‘'Công ty cổ phần Dịch vụ Môi trường là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích với chức năng, nhiệm vụ là vệ sinh môi trường và quản lý đô thị được phê duyệt.

Công ty đã được ủy ban nhân dân tỉnh T cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại với mã số QLCTNH: 50.003 vào ngày 31 12 2018. Tuy nhiên, kể từ thời điếm đó đến nay, Công ty vẫn chưa từng ký bất kỳ- hợp đồng thu gom vận chuyển chất thải nguy hại với Công ty A. Nhưng hiện nay ở Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh T lại xuất hiện 06 chứng từ chất thải nguy hại từ số 01 A CTCT đến 06/A/CTCT của chủ nguồn thải là Công ty cổ phần A ở Khu Công nghiệp s, tỉnh T.

Trong chứng từ có ghi chủ vận chuyển và chủ xử lý tiêu hủy đều là Công ty cổ phần Dịch vụ Môi trường. Về vấn đề này, Công ty xin báo cáo rằng Công ty chúng tôi không ký hợp đồng với Công ty A, cũng không vận chuyển, xử lý bất kỳ một kilôgam chất thải nào của chủ nguồn chất thải trên. Về việc xác nhận của cán bộ Công ty vào chứng từ chất thải nguy hại của chủ nguồn thải trên là không đúng với quy định của pháp luật do nghiệp vụ quản lý chất thải nguy hại còn hạn chế. Vậy Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường xin báo cáo cụ thể để Quý Sở được biết và có ý kiến đối với Công ty A về số chứng từ chất thải nguy hại trên là chưa phù hợp, chưa đúng với quy định nhà nước và cần phải được hủy bỏ. ”Công văn số 27/CV-HC cũng đã được gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh T. Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh T đã gửi Công văn mời Công ty A làm việc.

Muốn làm việc có sự tham gia của Cảnh sát môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi Trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh T và các bên có liên quan. Công ty A lo ngại về những hậu quả pháp lý bất lợi có thể phát sinh từ vụ việc trên nên đã ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Văn phòng Luật sư đề nghị tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc. Vụ việc cũng đồng thời được những người hành nghề luật khác tham gia nghiên cứu, giải quyết.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc nêu trên, Luật sư có thể nhận thấy điểm bất thường sau cần thiết phải làm rõ để có thế tư vấn cho khách hàng cũng như tìm giải pháp tư vấn cho Công ty A giải quyết vụ việc:

•    Vì sao Công ty A ký Hợp đồng số 13/HĐ-KT với Công ty XBV mà việc xử lý chất thải nguy hại của Công ty A lại liên quan đến nhân viên của Công ty DVMT?

•    Tại sao Công ty DVMT biết được Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh T có 06 chứng từ chất thải nguy hại từ số 01/A/CTCT đến 06/A/CTCT của chủ nguồn thải là Công ty Cô phẩn A ở Khu Công nghiệp s, tỉnh T? Trong chứng từ có ghi chú vận chuyển và chỉ xử lỷ tiêu hủy đều là Công ty DVMT nhưng Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh T không thông báo về vấn đề này với các bên có liên quan và cũng không đề nghị lên giải trình trước khi nhận được Công văn số 27/CV-HC của Công ty DVMT?

•    Tại sao Công ty DVMT lại đưa vấn đề này ra để các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ việc?

•    Lý do vì sao Công ty DVMT lại công nhận thực tế là: “Về việc xác nhận của cán bộ Công ty vào chứng từ chất thải nguy hại của chủ nguồn thải trên là không đúng với quy định cùa pháp luật do nghiệp vụ quản lý chất thải nguy hại còn hạn chế”?

Các giả thuyết, nghi vấn, suy luận, câu hỏi của người hành nghề luật được đưa ra trên cơ sở: kiến thức chuyên môn đã được đào tạo tại bậc cử nhân luật; kiến thức về các quy định pháp luật và việc áp dụng các quy định pháp luật này; kiến thức về kỹ năng thực hành nghề nghiệp đã được đào tạo; các kiến thức chuyên ngành bổ trợ khác (tài chính, kinh tế, chính trị. xà hội, văn hoá, nghệ thuật...); kinh nghiệm và các ý kiến trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp hoặc chuyên gia trong từng lĩnh vực.

Càng nhiều giả thuyết, nghi vấn, suy luận và câu hỏi được đưa ra, người hành nghề luật càng có thêm các định hướng để tìm hiểu vụ việc một cách toàn diện. Trong giai đoạn tìm hiểu bối cảnh vụ việc thông qua việc đưa ra các giả thuyết, nghi vấn, suy luận, câu hỏi, người hành nghề luật không nên đánh giá các mệnh đề mà mình đưa ra mà chỉ nên suy nghĩ và liệt kê các giả thuyết, nghi vấn, suy luận, câu hỏi. Việc đưa ra các đánh giá. chứng minh quá sớm sẽ hạn chế khả năng tư duy, phán đoán để đưa ra các giả thuyết, nghi vấn, suy luận, câu hỏi.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (Luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest.

IV- LUẬT SƯ ĐI THỰC TẾ, XEM XÉT, THẨM ĐỊNH TẠI CHỖ, THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA

Để có thể kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết quan trọng, có ý nghĩa trong việc tìm giải pháp giải quyết vấn đề, trong một số trường hợp người hành nghề luật còn phải đi thực tế, xem xét, thẩm định tại chỗ. thực nghiệm điều  để có thể hình dung và hiểu được về bối cảnh vụ việc, vụ án một cách toàn diện hơn. Việc đi thực tế, xem xét, thẩm định tại chỗ, thực nghiệm điều tra là những cách thức để đi tìm lời giải cho các giả thuyết, nghi vấn, suy luận, câu hỏi.

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tiến hành thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.

Cơ quan điều tra có thế tiến hành thực nghiệm điều tra theo quy định tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản. Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.

Việc thực nghiệm điều tra trong một số trường hợp cần thiết còn có sự tham gia của người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng, do đó, người hành nghề luật có thể hình dung được rõ nét và thực tế hơn về trạng thái tâm lý, bối cảnh, sự hợp lý, những điểm bất cập so với hồ sơ vụ án đang tiến hành giải quyết.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa (Luật sư hình sự) của Công ty Luật TNHH Everest.

V- LUẬT SƯ TRAO ĐỔI VỚI ĐỒNG NGHIỆP

Trong quá trình tìm hiểu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hành nghề nghiệp, người hành nghề luật cần thiết phải có những trao đổi chuyên môn (nếu quy định pháp luật và quy định nội bộ cho phép) với đồng nghiệp của mình vì các lý do sau:

- Mỗi cá nhân sẽ có những hạn chế nhất định về kiến thức, kinh nghiệm, các năng lực cá nhân và năng lực chuyên môn khác. Việc trao đổi với cấp trên hoặc các đồng nghiệp khác giúp cho người thực hành nghề nghiệp có thêm những thông tin, ý kiến, quan điểm đánh giá nhìn nhận về vụ việc. Trong một số trường hợp, các đồng nghiệp có thể đưa ra ý kiến chuyên môn trái ngược một phần hoặc toàn bộ. Người hành nghề cần chú ý tới cơ sở, lập luận mà các đồng nghiệp đã dựa vào để đưa ra ý kiến, quan điểm mà không chỉ quan tâm tới quan điểm, kết luận của họ. Người hành nghề luật cần phải biết tôn trọng sự đa dạng, trái chiều, những ý kiến phản biện của đồng nghiệp. Bởi lẽ nó sẽ giúp cho người hành nghề luật nhìn nhận vấn đề mà mình đang giải quyết toàn diện và hợp lý hơn.

- Trong một số trường hợp, đồng nghiệp cho ý kiến có thể là người không trực tiếp nắm bắt thông tin về vụ việc mà người hành nghề luật đang phải giải quyết tốt. Họ biết về vụ việc thông qua nhưng thông tin, tài liệu, diễn biến cơ bản do người hành nghề cung cấp hoặc trao đổi. Chính vì không phải là người đi quá chi tiết về vụ việc nên cách nhìn vụ việc của họ có thể sẽ khái quát và mạch lạc hơn. Việc nhìn nhận một việc ở một góc độ khác, không bị sa đà quá vào chi tiết có thể giúp đồng nghiệp phát hiện và đưa ra được nhưng vấn đề, những ý kiến mà người đang phải trực tiếp giải quyết vấn đề không nhận ra. 

Để việc trao đổi với đồng nghiệp có hiệu quả, người hành nghề luật cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đặt vấn đề, trao đổi với đồng nghiệp. Thông tin gì, tài liệu gì cần cung cấp để người được hỏi và nhận đề nghị trao đổi có thể hiểu nhanh, rõ, đúng về bối cảnh vụ việc là điều mà người hành nghề luật cần phải đánh giá và lựa chọn. Các câu hỏi, vấn đề cần xin ý kiến, trao đổi và tranh luận cũng cần phải xác định rõ ràng, cụ thể để tránh việc trao đổi về những vấn đề không cần thiết hoặc không có ý nghĩa.

Như vậy có thể thấy việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc, trao đổi, tiếp xúc với các cá nhân có liên quan, đưa ra giả thuyết, nghi vấn, suy luận, câu hỏi. đi thực tế, xem xét, thẩm định tại chỗ, thực nghiẹm điều tra, trao đổi với đồng nghiệp là những phương thức giúp cho người hành nghề luật có thể xác định được vấn đề một cách đúng và toàn diện nhất. Để có thể xác định được vấn đề thì điều mấu chốt nhất là phải biết, hiểu và tổng hợp được thông tin về vụ việc dưới nhiều góc độ.

Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu quan trọng mà người hành nghề luật cần hướng tới khi thực hiện các phương pháp trong quá trình xác định vấn đề đó là có được một cái nhìn khách quan, độc lập về vấn đề. Chính việc áp dụng đồng thời nhiều phương pháp, khai thác nhiều nguồn thông tin, người hành nghề luật có điều kiện và cơ hội để so sánh, đối chiếu, phát hiện ra những thông tin còn thiếu, còn mâu thuẫn, sai lệch hoặc chưa rõ ràng. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của việc xác định vấn đề - một công việc có ý nghĩa tạo dựng cơ sở quan trọng cho các bước tiếp theo của quy trình giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, việc thực hiện các phương thức nêu trên còn giúp cho người hành nghề luật phân loại được vấn đề (vấn đề sai lệch; vắn đề cần cải thiện, hoàn thiện; vấn đề hiện tại; vấn đề dự báo).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự (Luật sư dân sự) của Công ty Luật TNHH Everest.


Luật sư Phạm Ngọc Minh, Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư giải quyết vấn đề: Cách xác định vấn đề

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.53660 sec| 1199.742 kb