Cảm xúc trung tính là gì?

22/07/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Cảm xúc trung tính (trạng thái cân bằng của cơ thể). Trong những điều kiện bình thường, cơ thể của con người là một bộ máy sinh học và có các hoạt động cần thiết để duy trì sự tồn tại của bản thân. Trong tình trạng cảm xúc này, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh được duy trì ở mức đạt tiêu chuẩn theo nhu cầu của cơ thể.

1- Danh sách chuyển hoá cảm xúc tiêu cực sang giá trị tích cực

Tức giận: Giúp đấu tranh chống lại các vấn đề.

Sợ hãi: Tạo vũ khí bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm.

Mong chờ: Giúp cho việc lên kế hoạch hành động.

Lo lắng: Giúp tập trung sự chú ý để vượt qua rào cản

Buồn: Tạo sự kết nối cá nhân với những người mà mình yêu thương quan tâm muốn kết nối/ nghĩ lại hành vi của bản thân đã làm.

Ghê tởm, căm ghét: Giúp cho sự từ chối, tránh xa những việc làm không lành mạnh trong cuộc sống.

Thất vọng: Giúp nhìn lại sự việc để tìm ra giải pháp khắc phục hoặc hướng đi mới.

Đau đớn: Giúp hiểu hơn sự thất bại tổn thương để làm lại những điều tốt đẹp.

Nhục nhã: Giúp thấy rõ nguyên nhân của thất bại để khắc phục tổn thất nỗi đau, tim giá trị mới của cuộc sống.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Cảm xúc trung tính là gì

Cảm xúc trung tính (trạng thái cân bằng của cơ thể). Trong những điều kiện bình thường, cơ thể của con người là một bộ máy sinh học và có các hoạt động cần thiết để duy trì sự tồn tại của bản thân. Trong tình trạng cảm xúc này, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu thần kinh được duy trì ở mức đạt tiêu chuẩn theo nhu cầu của cơ thể. Trạng thái cảm xúc bình thường này chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cuộc sống của mỗi con người so với hai dạng cảm xúc nêu trên.

Trong trạng thái trung tính, tất cả các cơ quan đều hoạt động bình thường, tạo cho cá nhân một cảm giác là bình an, ổn định. Cảm xúc trung tính giúp con người nhận thức được sự hoạt động bình ổn của cơ thể và là trạng thái “cân bằng" về tinh thần và năng lượng, rất cần thiết cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, các cảm xúc trung tính khi tồn tại trong một khoảng thời gian dài rất dễ mang lại cảm giác nhàm chán, và hình trung trở thành “mặt trái đối với cảm xúc của con người vì chúng dễ tạo ra các trạng thái vô cảm, buồn chán và trì trệ.

Sự tác động đa chiều của các trạng thái cảm xúc trong đời sống cá nhân rất cần được nhận diện một cách thích hợp. Chẳng hạn, con người thường quan niệm cho cảm xúc tiêu cực mới mang đến những stress trong cuộc sống. Nhưng nếu quan sát một cách thận trọng, có thể nhận thấy không ít cảm xúc tích cực vẫn mang đến sự "căng thẳng" cho một cá nhân.

Ví du: Khi chuẩn bị nhận công việc mới: Trong thái cảm xác phẩm khách đan xen là lắng cho một chặng đường mới của cuộc đời.

Khi chuẩn bị cho sự kiện kết hôn: Trạng thái cảm xúc lo lắng, bận rộn, thậm chí có thể có xác hoài niệm bản khoản trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân giữa hai con người.

Khi chuẩn bị tham gia phiên tòa đầu tiên trong cuộc đời của một Luật sư, Thẩm phán hoặc Kiểm sát viên: Trạng thái cảm xúc hồi hộp, lo lắng dù đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng mọi điều kiện để tham gia phiên tòa đầu tiên trong cuộc đời của một luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên.

Thực tế là mỗi trạng thái cảm xúc đều có vai trò quan trọng khi nó được liên kết đến não bộ con người. Với cảm xúc tích cực, cách mà nó tác động đến não bộ con người sẽ là:

(i) Làm tăng hiệu suất của chúng ta trong nhiệm vụ nhận thức bằng cách nâng cao tinh thần của chúng ta mà không làm chúng ta mất tập trung như những cảm xúc tiêu cực.

(ii) Kích hoạt các mạch thần kinh về khen thưởng trong não, góp phần làm giảm mức độ hormone căng thẳng và hạnh phúc cao hơn.

(iii) Giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn và mở rộng phạm vi tập trung của não bộ.

Tương tự, cách tác động của cảm xúc tiêu cực lên não bộ con người cũng có thể được hình dung như sau:

(i) Tạo điều kiện xử lý xung đột cảm xúc, giúp chúng ta hiểu được thông tin cảm xúc không thống nhất hoặc mâu thuẫn, có thể giúp chúng ta tìm ra những vấn đề khó khăn thuộc cảm xúc.

(ii) Tạo điều kiện xử lý xung đột nhận thức, hỗ trợ chúng ta trong việc thấu hiểu thông tin nhận thức không thống nhất hoặc mẫu thuẫn, tức giúp chúng ta hiểu ra khi chúng ta nhận được những tin hiệu khó hiểu.

(iii) Giảm trải nghiệm về sự đồng cảm, bảo vệ chúng ta khỏi việc quá dính líu với người khác và tập trung vào các mục tiêu của chính mình.

Như vậy, cảm xúc tích cực và tiêu cực đồng thời tác động đến bản thân con người. Đó là hai “mảnh ghép chủ yếu của cảm xúc bên trong tâm hồn con người. Điều cực kỳ quan trọng đối với từng cá nhân là làm gì để học được cách tăng cường cảm xúc tích cực nhằm tận dụng tối ưu những cơ hội mà cảm xúc đó mang lại.

Thực hiện công việc này giúp con người học được cách thích nghi và đối phó với những cảm xúc tiêu cực một cách hiệu quả. Khi con người có thể chấp nhận, nắm lấy và khai thác cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực thì cũng chính là lúc bản thân sẽ tự cho mình những cơ hội tốt nhất để tạo dựng, duy trì, phát triển một cuộc sống cân bằng, có ý nghĩa. Một khi con người gắn bó với những dạng cảm xúc như “vật bất ly thân” thì phải quản lý tốt cảm xúc này trong mỗi “cái tôi cá nhân để sao cho cảm xúc trở thành một thứ trí tuệ cần có cho sự thành công của bản thân.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Cảm xúc trung tính là gì? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Cảm xúc trung tính là gì? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Cảm xúc trung tính là gì?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17365 sec| 962.383 kb