Căn bản về Mua lại và Sáp nhập (M&A)

12/07/2023
Lê Thị Linh Chi
Lê Thị Linh Chi
M&A là chữ viết tắt của hai từ tiếng Anh là “Mergers” (Sáp nhập) và “Acquisitions” (Mua lại), nói đơn giản là việc một tổ chức tiến hành mua lại sản nghiệp sẵn có của một cá nhân hay tổ chức khác. Sản nghiệp đó có thể dưới hình thức một công ty hoặc là tổng hợp tài sản, nhân lực, phương thức, mô hình để tiến hành một hoạt động kinh doanh nào đó.

1- Khái niệm Sáp nhập và Mua lại

Hãy bắt đầu từ việc một ngày nọ bạn nhìn thấy tấm bảng treo trên cửa quán cà phê quen thuộc hai chữ “sang quán”. Đây là từ được dùng phổ biến ở miền Nam để chỉ hoạt động mua bán các cửa hàng, mặt bằng kinh doanh từ chủ cũ sang chủ mới. Chủ cũ vì lý do gì đó không muốn kinh doanh tại địa điểm đó nữa hoặc không muốn kinh doanh loại mặt hàng, dịch vụ cũ hay theo mô hình, phương thức kinh doanh cũ sẽ muốn bán lại sản nghiệp đó của mình cho người khác với mong muốn thu hồi một phần hoặc toàn bộ vốn đã bỏ ra và trong một số trường hợp còn có thể kiếm lời từ việc sang nhượng đó. 

Có thể bạn sẽ tự hỏi: Liệu có thể sang quán bằng cách nào? Phải tiến hành những công việc gì để chủ cũ có thể bán quán cà phê đó cho chủ mới? Có phải xin phép ai không hay có phải đăng ký với chính quyền không? 

Về nhà bạn đọc báo và thấy rất nhiều thương vụ được gọi là giao dịch M&A được đăng tải, phân tích và bình luận. Các thương vụ đình đám có thể kể đến như Central Group mua  lại hệ thống siêu thị Big C; VinFast nhận chuyển nhượng, tiếp quản toàn bộ nhà máy GM tại Hà Nội; ANZ nhượng mảng bán lẻ tại Việt Nam cho Shinhan; Tập đoàn TCC (Thái Lan) mua lại hệ thống siêu thị Metro hay Thaibev mua cổ phần Sabeco từ Bộ Công thương và hầu như ngày nào cũng có vài thương vụ được báo chí đăng tải. 

Rồi bạn nhận ra rằng, việc sang quán cà phê hay thương vụ tốn nhiều giấy mực báo chí như kể trên được gọi là giao dịch M&A. M&A là chữ viết tắt của hai từ tiếng Anh là “Mergers” (Sáp nhập) và “Acquisitions” (Mua lại), nói đơn gian là việc một tổ chức tiến hành mua lại sản nghiệp sẵn có của một cá nhân hay tổ chức khác. Sản nghiệp đó có thể dưới hình thức một công ty hoặc là tổng hợp tài sản, nhân lực, phương thức, mô hình để tiến hành một hoạt động kinh doanh (business) nào đó.

2- Phân loại giao dịch Mua lại và Sáp nhập

Có thể phân giao dịch M&A thành ba loại chính là Mua cổ phần (Share acquisition), Mua tài sản (Asset acquisition) và sáp nhập hoặc Hợp nhất (Merger hoặc Consolidation).  Sau đây, chúng tôi giới thiệu cơ bản về ba loại giao dịch này.

[1] Mua cổ phần: 

Mua cổ phần là cách thức mà bên mua sẽ mua cổ phần hoặc phần vốn góp (để đơn giản hóa trong cuốn sách này gọi chung là “cổ phần”) trong một công ty đã được thành lập và đang tồn tại (gọi là “công ty mục tiêu ) nhằm trở thành chủ sở hữu duy nhất, cổ đông hoặc thành viên (gọi là “cổ đông”) của công ty mục tiêu và nhờ đó có quyền điểu hành công ty mục tiêu và gián tiếp sở hữu tài sản mà công ty mục tiêu có. 

Cổ phần được mua bán có thể là cổ phần hiện hữu sẽ được bán từ cổ đông này sang cổ đông khác hoặc là cổ phần mới do công ty mục tiêu phát hành. 

Số lượng cổ phần mà bên mua mua được càng cao thì hai quyền năng là quyền điều hành công ty mục tiêu và quyền sở hữu gián tiếp tài sản mà công ty mục tiêu có càng lớn. 

Cổ phần mà bên mua mua được trở thành tài sản của bên mua và bên mua có quyền định đoạt (bán, thế chấp, để thừa kế...) cổ phần đó theo quy định của pháp luật, điều lệ và thỏa thuận riêng biệt giữa bên mua và những cổ đông khác của công ty. 

Quay trở lại câu chuyện quán cà phê: nếu quán cà phê đó được sở hữu và điều hành bởi một cồng ty, bên mua có thể trở thành người chủ mới của quán cà phê bằng cách mua (toàn bộ) cổ phần trong công ty đó.

[2] Mua tài sản:

Mua tài sản là cách thức mà bên mua có được quyền sở hữu đối với tài sản mà bên bán đem ra bán. 

Tài sản được mua bán không mang tính riêng le ma phục vụ chung cho một hoạt động kinh doanh cụ the. Mục tiéu mà bén mua hướng đến trong giao là hoạt động, mảng kinh doanh cụ thể của c°n£ty chứ không phải chỉ đơn thuán là các tài sản cũng không phải lả hàng hóa được con£ty.n?ịà hữu kinh doanh thông thường. Tài sản đó có thể hữu hình hoặc vô hình và thường được hiểu theo nghĩa rộng: uy tín (danh tiếng tốt), đội ngũ nhân sự, nguồn hàng, mạng lưới phân phối… cũng có thể là tài sản được mua bán trọng giao dịch M&A. 

Bên mua trở thành chủ sở hữu trực tiếp của tài sản và tiếp tục vận hành hoạt động kinh doanh theo cách phục vụ hoạt động của quán cà phê này: từ địa điểm kính doanh (mặt bằng); thiết bị, bàn ghế, ly tách...; 

Nguồn cung cà phê nguyên chất; đội ngủ nhân viên lành nghề; cho đến cả nhãn hiệu (tên quán) và khách hàng quen thuộc.

Giao dịch mua tài sản thường được thực hiện ở Việt Nam là chuyển nhượng dự án đẩu tư mà phổ biến nhất là chuyển nhượng dự án bất động sản. Vê' bản chất đó là việc bên bán là chủ đẩu tư hiện tại chuyển nhượng quyến thực hiện dự án cho bên mua là chủ đấu tư mới quyến thực hiện một dự án cụ thể. Các tài sản cấn thiết, gắn liến với dự án, hợp đổng đã ký két để thực hiện dự án cùng với chấp thuận của chính quyến cho phép chù đầu tư thực hiện dự án sẽ được chuyển sang chủ đẩu tư mới theo cách thức phù hợp.

3- Mua tài sản hay Mua cổ phần

Có nhiều yếu tố để khiến các bên lựa chọn phương thức mua co phân hoặc mua tài sản. Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu, bao gồm: [1] Mục đích thương mại; [2] Pháp lý; [3] Thuế; [4] Chấp thuận của bên thứ ba; [5] Thời gian cần thiết để hoàn thành giao dịch. Cụ thể:

[1] Mục đích thương mại:

Mục đích thương mại mà các bến hướng đến là yếu tố quan trọng nhất quyết định cơ cấu giao dịch. Nếu công ty mục tiêu có nhiều hoạt động kinh doanh, tài sản, dự án mà bên mua chỉ quan tâm đến một hoặc một vài hoạt động kinh doanh, tài sản, dự án, mua cổ phần trong công ty mục tiêu có thể không khả thi vì bên bán chưa chắc đã muốn bán toàn bộ sản nghiệp của mình hoặc bên mua không có nhu cầu hoặc có khi không đủ tiền để mua. Khi đó mua lại tài sản sẽ là phương án tốt hơn. 

Nếu bên bán muốn ngừng kinh doanh, phương thức mua cổ phần hoặc mua tài sản có thể đểu khả thi vê' mặt thương mại. Tuy nhiên nếu bên bán muốn tim đối tác, sẵn sàng chia sẻ quyển điều hành công ty mục tiêu nhằm tận dụng vốn hoặc năng lực của bên mua để phát triển hoạt động kinh doanh của công ty mục tiêu, khi đó mua cổ phần (bằng việc bán lại một phần cổ phần hoặc phát hành cổ phần mới) sẽ hợp lý hơn là mua tài sản.  

Trong giao dịch mua tài sản, bên mua nhìn chung có thể lựa chọn tài sản cụ thể mà mình muốn và đánh giá cao, loại bỏ những tài sản không cần thiết. Con trong giao dịch mua cổ phần, nhìn chung bên mua phải mua toàn bộ những gì công ty mục tiêu đang co, dù là xấu tốt, cần thiết hay không cẩn thiết.

[2] Lý do về mặt pháp lý: 

Không phải lúc nào các bên cũng có thể lựa chọn cả hai phương thức do những quy định hạn che cua pháp luật. Chẳng hạn như, ít nhất là vê mặt lý thuyet, nhà đẩu tư nước ngoài nhìn chung không được phép trực tiếp mua đất ở Việt Nam, nhưng lại có thể mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam kể cả khi doanh nghiệp này đang “sở hữu” nhiều lô đất. 

Quy định của pháp luật cũng là lý do khiến phương thức này có được nhiều ưu thế hơn so với phương thức còn lại. Chẳng hạn như pháp luật cũng đặt ra điều kiện khá khắt khe mà một công ty là chủ đầu tư dự án bất động sản phải đáp ứng thì mới được quyền chuyển nhượng dự án nhưng lại hầu như không đặt ra điều kiện gì để cổ đông của công ty đó bán cổ phần của mình trong công ty cả. 

Một điểm lợi thế của phương thức mua cổ phẩn đó chính là bên mua sẽ gián tiếp sở hữu tất cả tài sản của công ty mục tiêu và tất cả các giấy phép, chấp thuận của chính quyên mà công ty mục tiếu đang có để tiến hanh hoạt động kinh doanh hiện tại sẽ tiếp tục có hiệu lực. Ngược lại bên mua trong giao dịch mua tài sản lại phải xin cấp lại (bằng việc sửa đổi hoặc cấp mới) hầu như toàn bộ các giấy phép, chấp thuận của chinh quyền cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh được mua lại. 

Nếu như trong giao dịch mua tài sản, bên mua không kê thừa bất kỳ nghĩa vụ, trách nhiệm nào của bên bán đối với tài sản được mua bán thì trong giao dịch mua cổ phần, bên mua phải kế thừa nghĩa vụ, trách nhiệm của công ty mục tiêu từ bên bán, tương đương với tỷ lệ cổ phần được mua bán. Nghĩa vụ, trách nhiệm đó có thể là nghĩa vụ với đối tác trong các hợp đồng mà công ty mục tiêu đã ký kết, nghĩa vụ đối với người lao động trong thỏa ước lao động tập thể, nghĩa vụ thuế với nhà nước hoặc trách nhiệm đã phát sinh hay đang tiềm tàng từ hành vi vi phạm pháp luật của công ty mục tiêu.

[3] Lý do về thuế:
Nghĩa vụ thuế của bên mua và bên bán là khác nhau trong hai phương thức mua cổ phần và mua tài sản, kể cả về loại thuế lẫn mức thuế. Nếu giao dịch mua cổ phần được thực hiện dưới hình thức phát hành cổ phẩn mới, bên mua lẩn bên bán (công ty mục tiêu) có thể không phải đóng một đồng thuế nào cả.

[4] Chấp thuận của bên thứ ba:

Trong giao dịch mua cổ phần, các bên thường không cần phải xin nhiều loại chấp thuận của bên thứ ba (kế cá của chính quyên), chấp thuận đó thường la chốp thuận của các cổ dông còn lại theo pháp luật, theo dlổu lộ hoặc theo thỏa thuận riông biột của các hên (thỏa thuận cổ dông). Nốu hôn inua là nhà dau tư nước ngoài thì dó là chấp thuận của chính quyên cho phóp nhà đáu nước ngoài dưực mua có phan trong doanh nghiộp Viột Nam trong một sổ trường hợp cụ thể. 

Ngược lại trong giao dịch mua tài sản, tùy thuộc vào loại lùi sản dược chuyến nhượng mà bên bán phải có được sự đồng ý của bênn thứ ba nếu muốn giao dịch thành công. Chẳng hạn như để chuyển nhượng dự án, bên bán sẽ phải dạt được chấp thuận của chính quyổn, chuyển nhượng nghĩa vụ trong hợp đồng cũng phải dưực sự dồng ý của bên còn lại của hợp đồng (bên có quyền), người lao động cũng chỉ được chuyển sang làm việc cho công ty mới nếu họ đồng ý, các giấy phép kinh doanh cũng cần phải dược sửa đổi sau khi làm thủ tục với cơ quan nhà nước có liên quan. 

Ví dụ 01: Nếu mặt bầng của quán cà phê nói trên đang được công ty mục tiêu thuê từ người khác, nếu bên mua muốn mua lại quán cà phê cùng mặt bằng này, có hai cách dô bên bán “bán” mặt bằng này cho bên mua. Cach thư nhát lả bên ban chuyên giao quyển và nghĩa vụ mà mình có trong hợp dồng thuê cho bên mua. Cách thứ hai là bôn bán chấm dứt hợp dồng thuê hiện tại và bôn mua ký hợp đồng thuê mới với bôn cho thuê. Trong cả hai cách, các bôn đểu phải dược bên cho thuê đồng ý.

[5] Thời gian cần thiết đề hoàn thành giao dịch:

Do đặc tính bên mua phải kế thừa nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mục tiêu, các bên trong một giao dịch mua cổ phần thường phải dành nhiều thời gian cho quá trình soát xét pháp lý. Tuy nhiên quá trình chuyển giao quyền sở hữu từ bên mua sang bên bán lại diễn ra khá nhanh chóng, đặc biệt là khi bên mua và bên bán đểu là cá nhân hoặc tổ chức trong nước. Nói cách khác, nếu lựa chọn phương thức mua cổ phần, bên mua sẽ nhanh chóng trở thành người chủ mới của công ty mục tiêu, trong khi tất cả các giấy phép kinh doanh, hợp đồng, đội ngũ nhân sự, quy chế nội bộ, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản của công ty mục tiêu nói chung đều không có gì thay đổi. 

Ngược lại, trong giao dịch mua tài sản, các bên sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục riêng rẽ để chuyển nhượng quyển sở hữu tài sản từ bên mua sang bên bán. Thủ tục “sang tên, đổi chủ” đối với nhiều loại tài sản (chẳng hạn như quyền thực hiện dự án, đất đai, quyền sở hữu trí tuệ...) khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Hợp đồng lao động cũng phải được ký lại với từng người lao động. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng thương mại cũng phải được sự đồng ý của từng bên còn lại của hợp đồng. Các loại giấy phép cũng cẩn phải được sửa đổi hoặc cấp mới. Đặc điểm này càng rõ nét ở Việt Nam khi mà thủ tục hành chính phức tạp và thường khiến cho các bên mất nhiều thời gian và công sức. Quy định pháp luật hiện tại cũng thiếu vắng thủ tục mang tính cụ thể hay được đơn giản hóa để điểu chỉnh các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chấp thuận khác của chính quyển trong giao dịch M&A theo phương thức mua tài sản. 

Do tính nhanh chóng của quá trình chuyển giao quyến sở hữu tù bên bán sang bên mua, giao dịch mua CỔ phân không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động liên tục của công ty mục tiêu. Ngược lại, giao dịch mua tài sản lại có thể khiến hoạt động kinh doanh được mua lại bị gián đoạn do thủ tục chuyển giao quyển sở hữu kéo dài.

Ví dụ 02: Công ty mục tiêu sở hữu một nhà máy phôi thép ở Vũng Tàu. Nguyên liệu của nhà máy ỉà thép phế liệu được nhập khẩu từ nước ngoài. Để nhập khẩu thép phế liệu, công ty mục tiêu cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thép phế liệu, trong đó ghi rõ địa điểm chứa thép phế liệu là kho bãi tại nhà máy. Nếu bên mua mua cổ phần trong công ty mục tiêu, loại giấy phép con này sẽ tiếp tục có hiệu lực và nhờ đó công ty mục tiêu vẫn có thể nhập khẩu thép phế liệu bình thường. Tuy nhiên, nểu bên mua mua trực tiếp nhà máy từ công ty mục tiêu, bên mua sẽ phải có được giấy chứng nhận đủ điều kiện đó đứng tên mình băng cách xin sửa đổi hoặc cấp mới. Trong khỉ chờ đợi sang tên trên giấy phép này, bên mua không thể nhập khau thép phê liệu cho nhà máy được. Điều này có the se anh hưởng đến tính hoạt động liên tục của nhà may neu ben mua không dự trữ đủ nguyên liệu hay có nguồn nguyên liệu trong nước thay thế. 

Nhờ vào những thuận lợi mà phương thức này mang lại, mua cổ phẩn trở thành phương thức được sử dụng phổ biến nhất cho giao dịch M&A ở Việt Nam.

4- Kết nạp hai phương thức Mua cổ phần và Mua tài sản

Cũng có khi hai phương thức mua cổ phần và mua tài sản được ket hợp trong một giao dịch nhằm tận dụng ưu điểm và nhược điểm của từng phương thức. 

Vi dụ 03: Bên bán có một tòa nhà cao 20 tầng, với 10 tầng dưới đe kinh doanh khách sạn và 10 tầng trên để kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng. Bên mua là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ muôn mua 10 tầng trên để tiếp tục kỉnh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng. Theo luật, công ty có vốn đầu tư nước ngoài không được mua bất động sản tại Việt Nam để cho thuê lại. Bên mua cũng không thể mua cổ phần trong bên bán vì bên bán chỉ muốn bán 10 tầng trên của tòa nhà, trong khi bên bán còn rất nhiều dự án bất động sản khác. Bên bán đã lập một công ty con và dùng 10 tầng trên để góp vốn vào công ty con với giá trị được định giá đúng bằng giá vốn của tài sản này. Bên mua sau đó mua 100% cổ phần của bên bán trong công ty con, trở thành chủ sở hữu mới của công ty con và gián tiếp sở hữu 10 tầng trên của tòa nhà. Việc thành lập mới công ty con và giữ cho công ty con “sạch” sẽ giúp bên mua giảm thiểu rủi ro phải kế thừa nghĩa vụ và trách nhiệm tiềm tàng của công ty con. Công ty mục tiêu không phải chịu thuế khi góp vốn thành lập công ty con bằng việc định giá tài sản góp vốn bằng với giá gốc của tài sản.

V- SÁP NHẬP VÀ HỢP NHẤT
Phương thức sáp nhập (merger) hoặc hợp nhất (consolidation) thường ít được sù dụng trong giao dịch M&A ở Việt am. Dưới đây có thể là một số lý do giải thích thực tế này. Quy định của pháp luật Việt Nam về sáp nhập va hợp nhất nói chung còn sơ sài, chung chung, thieu cac hướng dẫn chi tiết. 

Đầu tư nước ngoài là động lực chính thúc đẩy giao dịch M&A ở Việt Nam, nhưng pháp luật Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc sáp nhập hoặc hợp nhat doanh nghiệp Việt Nam với các công ty ở nước ngoài (offshore company). 

Thủ tục hành chính để chuyển tài sản từ công ty bị sáp nhập, công ty bị hợp nhất sang công ty nhận sáp nhập, công ty hợp nhất nhìn chung không rõ ràng và thường tốn nhiều thời gian; trong khi đó chưa có cơ chế để có thể chuyển giấy phép và chấp thuận khác của chính quyển từ công ty bị sáp nhập, hợp nhất sang công ty mới một cách tự động và nhanh chóng. 

Pháp luật Việt Nam dường như chưa cho phép thực hiện cash-out mergers” (tạm dịch là “sáp nhập đổi cổ phân lay tiền mặt ), theo đó cổ phần của một số cổ đong cua cong ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập có thể được chuyển đổi sang tiền mặt mà không phải là cổ phần của công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập. Bang cách này, bên mua có thể loại bỏ hoàn toàn cổ đong thiểu số của công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập bằng việc trả tiền mặt để đổi lẫy việc cổ đông thiểu số từ bỏ quyền sở hữu đối với cổ phần trong công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập, trong khi hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập không nhất thiết phải được cổ đông thiểu số đồng ý. 

Sau khi hợp nhất hoặc sáp nhập, công ty hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập phải kế thừa nợ và các nghĩa vụ khác của các công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập. Điều này tạo nên rủi ro lớn cho bên mua. Khi bên mua mua cổ phần trong công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập, bên mua chỉ phải chịu rủi ro bằng tất cả tài sản của công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập. Còn khi hợp nhất, sáp nhập, bên mua không chỉ chịu rủi ro về trách nhiệm của công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập bằng cả tài sản của công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập mà còn bằng cả tài sản của công ty hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập. Hay nói một cách đơn giản hơn là nếu mua cổ phần và công ty bị mua lại nợ nần chồng chất thì trong trường hợp xấu nhất bên mua chỉ “mất trắng” công ty bị mua lại, còn trong giao dịch sáp nhập, hợp nhất, bên mua không những “mất trắng” công ty bị mua lại mà còn có nguy cơ “mất trắng” chính mình (mặc dù vậy vẫn có cách để hạn chế trách nhiệm của bên mua trong trường hợp này bằng cách bên mua thành lập công ty con để nhận sáp nhập). 

Phương thức sáp nhập hoặc hợp nhất thường được sử dụng để tái cơ cấu lại các công ty trong một nhóm các công ty. 

Chia, tách công ty thường được sử dụng như là một bước đệm trong giao dịch M&A mua cổ phần. Chẳng hạn như công ty mục tiêu có thể tách công ty con cùng với tài sản mà bên mua muốn mua, sau đó bên mua sẽ mua cổ phần trong công ty con này.

0 bình luận, đánh giá về Căn bản về Mua lại và Sáp nhập (M&A)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18403 sec| 1006.672 kb