Căn cứ li hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

15/02/2023
Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân là hiện tượng xã hội thể hiện tính giai cấp sâu sắc. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật (hay tục lệ) quy định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước. Tức là Nhà nước bằng pháp luật quy định trong những điều kiện nào thì cho phép xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời xác định trong nhũng điều kiện, căn cứ nhất định mới được phép xóa bỏ (chấm dứt) quan hệ hôn nhân. Đó chính là căn cứ li hôn được quy định trong pháp luật của Nhà nước.

1- Khái niệm căn cứ li hôn:

Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân là hiện tượng xã hội thể hiện tính giai cấp sâu sắc. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua Nhà nước, bằng pháp luật (hay tục lệ) quy định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của Nhà nước. Tức là Nhà nước bằng pháp luật quy định trong những điều kiện nào thì cho phép xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời xác định trong nhũng điều kiện, căn cứ nhất định mới được phép xóa bỏ (chấm dứt) quan hệ hôn nhân. Đó chính là căn cứ li hôn được quy định trong pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, căn cứ li hôn là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong pháp luật và chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó, Tòa án mới được (quyết định) xử cho li hôn.

Li hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Do có quan điểm khác nhau về việc quy định và giải quyết li hôn, cho nên căn cứ li hôn được quy định trong pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa có nội dung khác về bản chất so với căn cứ li hôn do Nhà nước phong kiến, tư sản đặt ra. Pháp luật của Nhà nước phong kiến, tư sản quy định có thể cấm li hôn (không quy định căn cứ li hôn mà chỉ công nhận quyền vợ chồng được sống tách biệt nhau (biệt cư) bằng chế định li thân; hoặc hạn chế quyền li hôn theo thời gian xác lập quan hệ hôn nhân, theo độ tuổi của vợ chồng và thường quy định xét xử li hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng hay của cả hai vợ chồng (các điều kiện có tính chất hình thức, phản ánh nguyên nhân mâu thuẫn vợ chồng, chứ không phải bản chất hôn nhân đã tan vỡ). Vấn đề xét xử li hôn của Tòa án là một việc làm thụ động, hoàn toàn do ý chí của đương sự quyết định.

Luật Hôn nhân và gia đình các nước xã hội chủ nghĩa quy định giải quyết việc li hôn theo đúng thực chất cùa vấn đề, hoàn toàn không dựa vào lỗi của vợ chồng, trên cơ sở nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng thực chất của quan hệ hôn nhân đã hoàn toàn tan vỡ. Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền tự do li hôn chính đáng của vợ, chồng nhưng chỉ giải quyết cho vợ chồng li hôn khi quan hệ hôn nhân về thực chất đã hoàn toàn tan vỡ, mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được, theo quan điểm: “Li hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: Cuộc hôn nhân này là cuộc hôn nhấn đã chết. Sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dốỉ. Đương nhiên, không phải sự tùy tiện của nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện của những cả nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được là cuộc hôn nhân này đã chết hoặc chưa chết. Bởi vì... việc xác nhận sự kiện chết là tuỳ thuộc vào thực chất của vấn đề chứ khôngphảỉ vào nguyên vọng của những bên hữu quan... Nhà lập pháp chỉ có thế xác định những điều kiện trong đó hôn nhân được phép tan vỡ, nghĩa là trong đó, về thực chất hôn nhân tự nỏ đã bị phá vỡ rồi, việc Tòa án cho phép phả bỏ hôn nhân chỉ cỏ thể là việc ghì biền bản sự tan vỡ bên trong của nó

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước quy định căn cứ li hôn thật sự khoa học, là biện pháp hữu hiệu củng cố các quan hệ gia đình, bảo vệ lợi ích chính đáng của các đương sự. ý chí của vợ chồng không phải là điều kiện quyết định để phá bỏ hôn nhân mà việc giải quyết li hôn phải căn cứ vào điều kiện (căn cứ pháp lí về li hôn) được quy định trong luật hôn nhân và gia đình. Nó phản ánh bản chất của hôn nhân đã tan vỡ, nghĩa là hôn nhân đã “chết” rồi, việc Tòa án xử cho li hôn chỉ là việc công nhận một thực tế khách quan: Hôn nhân không thể tồn tại được nữa.

Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đã quy định căn cứ li hôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp, là cơ sở pháp lí để Tòa án giải quyết các án kiện li hôn.

Cùng với Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong Dân luật, Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 quy định về li hôn. Do tình hình kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ, sắc lệnh số 97-SL và sắc lệnh số 159-SL được Nhà nước ta ban hành nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách, góp phần vào việc xóa bỏ ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình thực dân, phong kiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, xóa bỏ quyền gia trưởng, đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ... (trong cổ luật phong kiến Việt Nam, quyền li hôn thường do người chồng quyết định, dựa vào “tội” của vợ (thất xuất), các văn bản pháp luật dân sự do thực dân Pháp ban hành trước năm 1945 thường quy định căn cứ li hôn dựa vào “lỗi” của vợ, chồng với những duyên cớ li hôn không bình đẳng giữa vợ chồng).

Sắc lệnh số 159/SL được Nhà nước ta ban hành đã xóa bỏ các duyên cớ li hôn bất bình đẳng giữa vợ chồng trong các bộ dân luật của Nhà nước thực dân, phong kiến trước đó. Điều 2 của sắc lệnh đã quy định 5 duyên cớ li hôn chung cho cả hai vợ chồng là: Ngoại tình, một bên can án phạt giam, một bên mắc bệnh điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi, một bên bỏ nhà đi quá 2 năm không có duyên cớ chính đáng, vợ chồng tính tình không họp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không thể sống chung được. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mang tính dân chủ và tiến bộ của một nền pháp chế mới, sắc lệnh số 159/SL quy định căn cứ li hôn vẫn dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (Điều 26), Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 40), Luật Hồn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 89) và hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 55, Điều 56 và khoản 2 Điều 51) đã quy định căn cứ li hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam không quy định những căn cứ li hôn riêng biệt mà quy định căn cứ li hôn chung nhất, dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã tan vỡ. Trong mọi trường hợp li hôn, dù li hôn do một bên vợ, chồng yêu cầu hay hai vợ chồng thuận tình li hôn, Tòa án nhân dân đều phải tiến hành điều tra và hòa giải, giúp vợ chồng giải quyết xung đột, mâu thuẫn nhằm bảo vệ lợi ích của gia đình, vợ chồng đoàn tụ hạnh phúc, chỉ khi nào xét thấy quan hệ vợ chồng đã thực sự mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm thương yêu, gắn bó đã hết, không còn mong muốn sống chung và quan hệ vợ chồng đã đến mức “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kẻo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” thì Tòa án mới giải quyết cho li hôn. Đó là nội dung chủ yếu và phổ biến của căn cứ li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
 

Xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; thực hiện quyền tự do li hôn chính đáng của vợ chồng; đồng thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, các con và các thành viên gia đình; trên cơ sở kế thừa quy định về nội dung căn cứ li hôn trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định (tương đối) cụ thể về căn cứ li hôn.

Cho đến nay, vẫn chưa có văn bản nào của cơ quan Nhà nước có thấm quyền xác định có mấy căn cứ li hôn và hướng dẫn áp dụng về nội dung căn cứ li hôn. Tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình cũng chỉ có một số quy định hướng dẫn về hủy việc kết hôn trái pháp luật; nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn... mà không hướng dẫn về việc áp dụng căn cứ li hôn. Thực tiễn hiện nay các cấp Tòa án áp dụng căn cứ li hôn giải quyết các trường hợp li hôn vẫn chưa có quan điểm thống nhất nên rất dễ tùy tiện.

Theo quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có thể hiểu (theo câu chữ của điều luật) có 04 căn cứ li hôn áp dụng cho các trường họp li hôn theo luật định (thuận tình li hôn và li hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng).

Theo quan điểm của tác giả, cần hiểu rằng, mặc dù các căn cứ li hôn có nội dung riêng, nhưng có mối liên hệ hữu cơ, gắn kết và rất lô gíc với nhau của căn cứ li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Bên cạnh đó, cũng cần thống nhất rằng, theo quy định tại khoản 3 Điều 56 (dẫn chiếu tới khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014), lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay, đã dự liệu giải quyết li hôn dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng.

Theo đó, khoản 2 Điều 51 quy định: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ỉỉ hôn khỉ một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mẳc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhãn của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghỉêm trọng đến tỉnh mạng, sức khỏe, tỉnh thần của họ ”,

Hiện tại, có hai quan điểm về nhận diện và áp dụng nội dung căn cứ li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

- Thứ nhất, khi Tòa án giải quyết li hôn, tùy từng trường hợp (thuận tình li hôn hoặc một bên vợ, chồng yêu cầu li hôn) để (mà) áp dụng căn cứ li hôn cụ thể (vì có đến 04 căn cứ li hồn theo luật định).

+ Trường hợp hai vợ chồng thuận tình li hôn (Điều 55), nếu hòa giải không thành và “nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện li hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình li hôn”...;

+ Trường hợp li hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng (Điều 56), nếu hòa giải không thành thì Tòa án giải quyết cho li hôn (1) nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. (2) Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu li hồn thì Tòa án giải quyết cho li hôn. (3) Trong trường họp có yêu cầu li hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án giải quyết cho li hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, theo ngữ nghĩa của điều luật, có 04 căn cứ li hôn: 01 căn cứ áp dụng khi hai vợ chồng thuận tình li hôn và 03 căn cứ áp dụng khi một bên vợ, chồng yêu cầu li hôn.

- Thứ hai, dù vợ hoặc chồng có yêu cầu li hôn hay hai vợ chồng thuận tình li hôn với bất kì lí do, nguyên nhân, động cơ nào, nếu hòa giải không thành thì Tòa án cũng chỉ được giải quyết cho vợ chồng li hôn nếu xét thấy hôn nhân đã lâm vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Nghĩa là, cho dù vợ chồng đã thực sự tự nguyện li hồn, hoặc một bên vợ, chồng yêu cầu li hôn do chồng, vợ bị tuyên bố mất tích... thì Tòa án cũng chỉ được giải quyết (xử) cho li hôn nếu xét thấy hôn nhân đã lâm vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Chúng tôi cho rằng, cần hiểu và áp dụng căn cứ li hồn theo quan điểm thứ hai mới phù hợp cả về lí luận và thực tiễn. Bởi lẽ, chỉ khi nào hôn nhân đã “chết” thì Tòa án mới được quyết định (xử) cho li hôn. Tòa án chỉ có thể là người “ghi biên bản công nhận sự tan rã bên trong của nó (quan hệ hôn nhân) mà thôi”. Sự cần thiết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải thích cụ thể nội dung căn cứ li hôn được áp dụng để giải quyết các trường hợp li hôn; bảo đảm tính thống nhất và phù họp cả về lí luận và thực tiễn áp dụng.

2- Nội dung căn cứ li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Khi vợ, chồng hay cả hai vợ chồng có yêu cầu li hôn, sau khi thụ lí vụ việc, Tòa án phải tiến hành điều tra và hòa giải, nếu hòa giải không thành và xét thấy giữa vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, tình cảm yêu thương giữa vợ chồng không còn nữa, mục đích của hôn nhân không đạt được, Tòa án mới giải quyết cho li hôn.

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đinh năm 2014 quy định:

“1. Khỉ vợ hoặc chồng yêu cầu ỉỉ hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa ản giải quyết cho lỉ hôn nếu có can cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vỉ phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chong làm cho hôn nhãn lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sắng chung không thể kẻo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được,

2. Trong trường họp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu lì hôn thì Tòa án giải quyết cho li hôn.

3. Trong trường họp có yêu cầu li hồn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho lỉ hôn nếu cỏ căn cứ về việc chồng, vợ có hành vỉ bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh mạng, sức khỏe, tỉnh thần của người kia ”,

Cần hiểu quan hệ vợ chồng ở vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” là giữa vợ chồng đã có nhiều lục đục, mâu thuẫn sâu sắc đến mức vợ chồng không thể “chịu đựng” được nhau nữa, các thành viên trong gia đình không thể nào sống chung bình thường, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được, sự tan vỡ của hôn nhân và li tán của gia đình là không thể tránh khỏi. Vì thế, không thể hiểu đơn giản “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” chỉ là biểu hiện tình yêu giữa vợ chồng không còn nữa. Khi nói đến tình yêu trong quan hệ vợ chồng còn hay hết là mới chỉ nói đến quan hệ tình cảm có tính chất riêng tư của vợ chồng mà chưa thấy hết mọi mặt khác trong đời sống vợ chồng nói riêng và đời sống gia đình nói chung. Như vậy, khi giải quyết vụ việc li hôn, Tòa án cần phải thẩm tra, xem xét lợi ích của vợ chồng, của các con, của gia đình và xã hội trong quan hệ hôn nhân đó ra sao? Có nhìn nhận một cách toàn diện như vậy thì giải quyết li hôn mới chính xác, mang lại kết quả tích cực, mới thúc đẩy các quan hệ hôn nhân và gia đình phát triển phù họp với đạo đức xã hội chủ nghĩa, phù họp với lợi ích chung của toàn xã hội.

Trước đây, theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP) đã nêu rõ:

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Tòa án quyết định cho ỉỉ hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kẻo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

b. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chẳng không thương yêu, quỷ trọng, chẫm sóc, giúp đỡ nhau, như người nào chỉ biết bẳn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tố chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đảnh đập, hoặc cỏ hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thỉch của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

- Vợ, chồng không chung thủy với nhau, như cố quan hệ ngoại tình, đã được ngườỉ vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ, hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục cỏ hành vỉ ngoạỉ tình.

- Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kẻo dài được, thì phảỉ căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm b. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống li thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau thì cỏ căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được”.

Khi thực tế quan hệ vợ chồng ở trong “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” thì thuờng dẫn tới hậu quả làm cho “mục đích của hôn nhân không đạt được”. Mục đích của hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Tờ trình về dự luật hôn nhân và gia đình năm 1959 của Chính phủ trước Quốc hội (trước đây) đã chỉ rõ: “Mục đích của hôn nhân trong chế độ ta là xây dựng những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận, trong đó mọi người thương yêu, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và bảo đảm cho nòi giống được lành mạnh, tương lai con cái được tốt đẹp, cho xã hộỉ được phát triển thịnh vượng và làm cho mọi người trong gia đình đều phấn khởi lao động sản xuất, cùng nhau cải thiện đời sống và kiến thiết tổ quốc Điều đó thể hiện mối liên hệ hài hòa, gắn bó giữa mặt riêng tư và mặt xã hội trong quan hệ hôn nhân.

Mặt riêng tư trong quan hệ hôn nhân là hạnh phúc của bản thân vợ chồng trong quan hệ hôn nhân. Hạnh phúc của vợ chồng không phải chỉ có tình yêu giữa vợ chồng với nhau mà còn bao gồm nhiều mặt trong đời sống của vợ chồng nói riêng và của gia đình nói chung. Trong hạnh phúc của vợ chồng còn có niềm vui sướng tự hào về trách nhiệm đối với gia đình và xã hội mà họ đã làm tròn.

Lợi ích của xã hội trong hôn nhân thể hiện ở sự tồn tại vững bền của bản thân mối quan hệ hôn nhân của mỗi cặp vợ chồng. Không chỉ vợ chồng, các con mà cả Nhà nước và xã hội đều quan tâm tới việc xây dựng và củng cố quan hệ hôn nhân, làm sao cho hôn nhân được bền vững, gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Sự bền vững của hôn nhân là sự bền vững của từng gia đình và làm cho xã hội bền vững. Trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc thì các thành viên của gia đình đều phấn khởi trong lao động, sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Con cái được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trở thành công dân có ích cho xã hội.

Lợi ích của xã hội còn thể hiện trong hôn nhân qua việc bảo đảm lợi ích của các con. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, “con cải vừa là thành viên của gia đình, vừa là thành viên của xã hội - chủ nhân tương lai của đất nước... ”. Vì vậy, nghĩa vụ của vợ chồng, của cha mẹ là phải “thương yêu con, tôn trọng ỷ kiến của con; chăm lo việc học tập, giảo dục đế con phát trỉến lành mạnh về thê chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hỉếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội ” (khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Đồng thời, “1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giảo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phoi họp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giảo dục con. 2. Cha mẹ hưỏng dẫn con chọn nghề; tôn trọng qưyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kỉnh tế, vẫn hóa, xã hội của con” (khoản 1, 2 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Gia đình, Nhà nước và xã hội đều phải thực hiện nghĩa vụ trong việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ, bảo đảm cho các em trở thành công dân có ích cho xã hội. Qua thực tế và lí luận cho thấy những đức tính tốt đẹp của con người được phát triển trong một gia đình tốt thì chính trong tập thể gia đình đó sẽ mang lại cho xã hội những con người có phẩm chất đạo đức tốt, vững vàng, kiên định, dám vượt mọi khó khăn, xả thân vì nghĩa lớn, vì chủ nghĩa xã hội.

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của mỗi thành viên trong gia đình, lợi ích của gia đình và lợi ích của xã hội gắn bó với nhau và có quan hệ hữu cơ với nhau. Bác Hồ đã dạy: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hộỉ tốt”)

Nói cách khác, hạt nhân của xã hội tồn tại không bình thường và lành mạnh, quan hệ vợ chồng tồn tại không còn có lợi cho gia đình và cho xã hội thì li hôn là tất yếu không tránh khỏi. Nghĩa là “hôn nhân hiện tồn tại không còn là hôn nhân nữa” và “hôn nhân tự nó đã bị phá võ’ rồi”; “việc Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ là việc ghi biên bản công nhận sự tan rã bên trong của nó” mà thôi.

Hôn nhân đã lâm vào “Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân khồng đạt được” có mối liên hệ với nhau. Quan hệ vợ chồng đã ở vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả là mục đích của hôn nhân không đạt được. Không thể có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc khi giữa vợ chồng đã có mâu thuẫn sâu sắc, họ không còn muốn sống chung, thậm chí không muốn nhìn mặt nhau nữa.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ỉỉ hôn thì Tòa án giải quyết cho ỉỉ hôn ” (Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015). Quy định này đã cụ thể hóa hậu quả của việc Tòa án tuyên bố công dân bị mất tích trong Bộ luật Dân sự của Nhà nước ta. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, việc chồng hoặc vợ bị mất tích đã ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ vợ chồng và các thành viên trong gia đình, cần phải giải phóng cho vợ, chồng thoát khỏi “hoàn cảnh đặc biệt” này, khi họ có yêu cầu được li hôn với người chồng (vợ) đã bị Tòa án tuyên bố mất tích. Nói cách khác, khi vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích đã làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân đã không đạt được.

Như vậy, căn cứ li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 của Nhà nước ta được quy định dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác ” Lênin, có cơ sở khoa học và thực tiễn kiểm nghiệm trong mấy chục năm qua, từ khi Nhà nước ta ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Khi giải quyết li hôn, không thể hiểu đơn thuần “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đỉch của hôn nhân không đạt được ” là tình yêu giữa vợ chồng không còn nữa mà điều đó nói lên một thực trạng hôn nhân đã tan vỡ, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được nữa, vì “sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả dối” và li hôn là một giải pháp tích cực để giải phóng cho vợ chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình khỏi cảnh “bất bình thường” đó, bảo đảm lợi ích của vợ chồng, của gia đình và của xã hội

Nguồn: Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội, 2021.

 
0 bình luận, đánh giá về Căn cứ li hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.63783 sec| 1036.82 kb