Chấm dứt hôn nhân do một bên vợ, chồng chết hoặc bị tòa án tuyên bố đã chết
1- Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hôn nhân là sự liên kết suốt đời giữa vợ và chồng, nhằm mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững. Thông qua sự kiện pháp lí kết hôn, quan hệ vợ chồng được xác lập. Tính bền vững suốt đời của quan hệ hôn nhân là đặc điểm cơ bản. Điều này phù hợp với nguyện vọng của các bên nam nữ khi xác lập quan hệ vợ chồng, phù hợp với nền tảng đạo đức dưới chế độ xã hội chủ nghĩa; hôn nhân không phải là một “khế ước”, không phải là “hợp đồng dân sự”.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân và luôn quan tâm bảo đảm xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình, gắn bó tình cảm yêu thương giữa vợ chồng thật sự lâu dài và bền vững. Pháp luật luôn đặt mục tiêu bảo đảm tới mức tối đa là khi vợ chồng còn sống, việc chấm dứt hôn nhân bằng li hôn chỉ đặt ra trong trường hợp thật sự cần thiết vì lợi ích của vợ chồng, lợi ích của gia đình và xã hội.
Nếu kết hôn là sự kiện bình thường, xác lập quan hệ hôn nhân, là thời điểm đầu tiên của hôn nhân thì trường hợp vợ, chồng chết là thời điểm cuối cùng và tất yếu của hôn nhân. Bởi vì, con người vừa là thực thể xã hội, vừa là thực thể tự nhiên, không tránh khỏi quy luật tự nhiên, có sinh ra và cũng phải chết, không thể tồn tại mãi mãi.
Việc hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng chết là hậu quả tất nhiên, chứng tỏ rằng hôn nhân là quan hệ nhân thân giữa hai người. Thủ tục đăng kí khai tử khi vợ, chồng chết được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Khi vợ, chồng chết, quan hệ hôn nhân đương nhiên chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn sẽ chấm dứt (nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, chăm sóc, cấp dưỡng... giữa vợ và chồng). Người chồng, vợ còn sống vẫn được hưởng các quyền lợi phát sinh từ hôn nhân với người vợ, chồng đã chết. Một số quyền trong các quyền đó tồn tại suốt đời, không phụ thuộc vào việc người đó có lấy vợ, lấy chồng khác hay không. Đó là các quyền mà với tư cách là “công dân”, vợ, chồng được hưởng (như quyền về họ, tên, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp, chỗ ở...). Người chồng, vợ còn sống có quyền kết hôn với người khác theo nguyên tắc tự do hôn nhân, phù hợp với quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn. Pháp luật của Nhà nước ta đã xóa bỏ việc cấm kết hôn trong thời kì “cư sương” hoặc “cư tang” đã được áp dụng theo hệ thống pháp luật thực dân phong kiến. Trước đây, dưới chế độ phong kiến ở nước ta, theo tập tục, nếu người chồng chết, người vợ thường “thủ tiết” thờ chồng mà không “tái giá”. Pháp luật trong xã hội thực dân phong kiến (Bộ luật Dân sự Bắc kì năm 1931) đã quy định hạn chế quyền kết hôn của người vợ khi li hôn với chồng, trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày phán quyết li hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trường họp người chồng chết trước, người vợ phải đợi sau hạn 27 tháng mới được tái giá. Trường họp người vợ chết trước, người chồng phải đợi sau hạn 12 tháng mới được tái thú.
Theo Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
- Đối với tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật về thừa kế. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.
- Cần lưu ý, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã ghi nhận hai loại chế độ tài sản của vợ chồng: Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận và chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Vì vậy, trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì khi người vợ, chồng chết trước, tài sản chung của vợ chồng (nếu có) sẽ được chia theo văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Phần tài sản của người vợ, chồng chết trước được xác định là di sản thừa kế để chia cho những người thừa kế khi có yêu cầu. Đối với trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định, nếu cần phải chia di sản của người vợ, chồng đã chết theo yêu cầu của những người thừa kế thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi; phần tài sản của người vợ, chồng đã chết được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất (khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015), trong đó vợ, chồng luôn có tỉ lệ (phần) bằng nhau đối với khối tài sản chung. Trước đây, Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã không quy định cụ thể về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng chết trước. Hiện nay, khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung quy định này, theo đó, khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Nguyên tắc chia đôi là chia bình quân, mỗi bên vợ, chồng được chia một nửa giá trị tài sản chung mà không phải căn cứ vào công sức đóng góp.
Ví dụ: Anh M và chị X là vợ chồng. Ngày 10/02/2017, anh M chết. Tài sản chung của vợ chồng trị giá 400.000.000 đồng. Khi có yêu cầu chia di sản thừa kế của anh M để lại, tài sản chung của anh M và chị X được chia đôi.
M = X = 400.000.000đ: 2 = 200.000.000đ
Phần tài sản 200.000.000 đồng của anh M là di sản thừa kế được chia cho những người thừa kế khi có yêu cầu.
- Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nếu chia di sản thừa kế theo pháp luật thì người chồng, vợ còn sống thuộc diện thừa kế ở hàng thứ nhất cùng với cha, mẹ và con của người vợ, chồng đã chết (Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015). Người chồng, vợ còn sống là chủ sở hữu phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng và một phần di sản thừa kế của người vợ, chồng đã chết, cùng với những người thừa kế khác.
" Xuất phát từ tình hình thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người chồng, vợ còn sống khi vợ, chồng chết trước, cũng như quyền lợi của các con, khoản 3 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định: “Trong trường hợp việc chìa dì sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn song, gia đình thì vợ, chồng còn sống cỏ quyền yêu cầu Tòa án hạn chê phân chìa dỉ sản theo quy định của Bộ luật Dân sự”. Điều 661 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp yêu câu chia di sản thừa kê mà việc chia dỉ sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời song của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bền còn sổng có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần dỉ sản mà những người thừa kê được hưởng nhưng chưa cho chìa di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm ”.
- Trường hợp không có yêu cầu của những người thừa kế chia di sản của người vợ, chồng đã chết thì bên còn sống có quyền quản lí tài sản của người chết hoặc tài sản chung của vợ chồng, trừ trường họp trong di chúc có chỉ định người khác quản lí di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lí di sản (khoản 1 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
2- Hôn nhân chấm dứt do vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết
Sự cần thiết pháp luật dân sự phải quy định về việc Tòa án có quyền tuyên bố cá nhân bị chết. Bởi lẽ, trong thực tế cuộc sống, trường họp cá nhân vắng mặt lâu ngày khỏi nơi thường trú đã ảnh hưởng tới quyền, lợi ích họp pháp của những người hoặc tổ chức liên quan. Chế định tuyên bố một người là đã chết do pháp luật dân sự quy định nhằm ổn định các quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia đình.
Theo Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa ản ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a, Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bể mất tích của Tòa án cỏ hiệu lực pháp luật mà vẫn không cỏ tin tức xác thực là còn song;
b, Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn khồng cỏ tin tức xác thực là còn sống;
c, Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không cố tin tức xác thực là còn song, trừ trường hợp pháp luật có quy định khảc;
d, Biệt tích 05 năm liền trở lên và không cỏ tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bô là đã chết
3. Quyết định của Tỏa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho ủy ban nhân dân cấp xã nen cư trú của người bị tuyên bo là đã chết để ghi chủ theo quy định của pháp luật về hộ tịch
- Trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án (Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
" Hậu quả pháp lí về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản sau khi người vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như trường họp vợ, chồng chết (Điều 72 Bộ luật Dân sự năm 2015).
- Trường họp người vợ, chồng đã bị Tòa án tuyên bố là đã chết nhưng sau một thời gian, vì lí do nào đó mà họ lại trở về thì việc hủy bỏ quyết định của Tòa án hoặc giấy báo tử là cơ sở phục hồi quan hệ hôn nhân, trừ trường họp người chồng, vợ đã kết hôn với người khác.
- Về hậu quả pháp lí của trường họp vợ, chồng đã bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà lại trở về đối với quan hệ nhân thân và tài sản được giải quyết theo Điều 73 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. về vấn đề này, Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định nhiều nội dung mới.
Theo Điều 73 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đỏ hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa ản ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đỏ là đã chết.
2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khỉ Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:
a, Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ỉỉ hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì qưyết định cho li hôn vẫn cỏ hiệu lực pháp luật;
b, Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
3. Ngườỉ bị tuyên bố là đã chết mà còn sống cỏ quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sổng mà co tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kế cả hoa lợi, lợỉ tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật Hôn nhân và gia đình.
5. Quyết định của Tòa ản hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho ủy ban nhân dần cấp xã nơi cư trủ của người bị tuyên bố là đã chết để ghì chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch ”.
Quy định trên đây đã bao quát được hậu quả pháp lí về quan hệ nhân thân và tài sản đối với trường hợp người vợ, chồng đã bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà lại trở về. Đặc biệt, Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (cụ thể hóa khoản 4 Điều 73 Bộ luật Dân sự năm 2015), đã quy định cụ thể:
“1. Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chêt mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn: Trong trường hợp có quyết định cho lỉ hôn của Tòa án theo quy định tạỉ khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho li hôn vẫn có hiệu lực phảp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật
2. Quan hệ tài sản của người bị tuyên bo là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau:
a, Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kế từ thời điếm qưyết định của Tòa ản hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng cỏ được kế từ thời điểm quyết định của Tòa ản về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khỉ quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó;
b, Trong trường hợp hôn nhân không được khôỉ phục thì tài sản có được trước khỉ quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khỉ lỉ hôn
Quy định này đã khắc phục được những vướng mắc, bất cập của các văn bản pháp luật trước đây (Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) đã không quy định được cụ thể về hậu quả pháp lí của trường hợp này, dẫn đến trong thực tiễn áp dụng, không có quan điểm thống nhất.
Ví dụ: Anh T và chị H kết hôn năm 2001. Năm 2008, anh T bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Năm 2012, anh T trở về; chị H chưa kết hôn với người khác; hôn nhân được khôi phục theo yêu cầu của anh T, chị H. Từ nấm 2008 đến năm 2012, tài sản mà anh T, chị H tạo ra hay cỏ được, là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có tranh chấp)?
Hiện nay, theo điểm a khoản 2 Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản mà anh T, chị H tạo ra hoặc có được từ khi anh T bị Tòa án tuyên bố là đã chết (năm 2008), đến khi anh T trở về (năm 2012) được xác định là tài sản riêng của mỗi bên. Quy định này đã khắc phục được “lỗ hổng” của các văn bản pháp luật trước đây.
Nguồn: Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội, 2021.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm