Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng trong quan hệ cấp dưỡng giữa thành viên gia đình

15/02/2023
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người phải cấp dưỡng ngừng việc đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Luật Hôn nhân và gia đình không quy định thời hạn cấp dưỡng mà chỉ quy định các trường họp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người phải cấp dưỡng ngừng việc đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Luật Hôn nhân và gia đình không quy định thời hạn cấp dưỡng mà chỉ quy định các trường họp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng. Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

1- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để nuôi mình:

Trong trường họp cấp dưỡng cho người chưa thành niên thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi người được cấp dưỡng thành niên và có khả năng lao động. Nếu người được cấp dưỡng đã thành niên nhưng vẫn trong tình trạng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì nghĩa vụ cấp dưỡng chưa chấm dứt.

Trong trường hợp anh, chị cấp dưỡng cho em chưa thành niên thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt khi người chưa thành niên đó có thu nhập hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

Trong trường hợp cấp dưỡng cho người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì nghĩa vụ cấp dưỡng cũng chấm dứt khi người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc có tài sản để tự nuôi mình. Thu nhập của người được cấp dưỡng trong trường hợp này có thể là từ các thu nhập hợp pháp khác như: Được tặng, được thưởng, được cho, được thừa kế, được hưởng ứợ cấp, trúng xổ số...

2- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi:

Khi người được cấp dưỡng là người dưới 16 tuổi, hoặc là người từ 16 đến dưới 18 tuổi được người khác nhận làm con nuôi thì người nhận nuôi (cha, mẹ nuôi của người đó) trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó. Vì vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt.

3- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng:

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện trong trường hợp người được cấp dưỡng và người phải cấp dưỡng không sống chung.Trong trường hợp người phải cấp dưỡng đã sống chung với người được cấp dưỡng để trực tiếp nuôi dưỡng họ thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt. Trường hợp này thường xảy ra khi người cha hoặc người mẹ cấp dưỡng cho con khi li hôn, sau đó Tòa án đã quyết định cho họ được nuôi con theo yêu cầu của người này. Hoặc cha, mẹ già yếu không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình nên con phải cấp dưỡng cho cha, mẹ. Nhưng sau một thời gian, người con đã đón cha, mẹ về cùng sống chung với mình để được trực tiếp nuôi dưỡng. Khi đó nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha, mẹ được chấm dứt.

4- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết:

Nghĩa vụ cấp dưỡng luôn gắn với nhân thân của mỗi người (người được cấp dưỡng và người phải cấp dưỡng) mà không thể chuyển giao cho người khác. Vì vậy, khi người được cấp dưỡng hoặc người phải cấp dưỡng chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng đương nhiên bị chấm dứt. Quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng không thể chuyển cho những người thừa kế.

5- Bên được cấp dưỡng sau khi li hôn đã kết hôn:

Trường hợp người được cấp dưỡng sau khi li hôn đã kết hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt. Bởi vì, khi người được cấp dưỡng kết hôn thì vợ hoặc chồng của họ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng họ và tình trạng khó khăn, túng thiếu của họ được hiểu là không tồn tại nữa. Do vậy, việc cấp dưỡng trong trường hợp này chấm dứt.

6- Các trường hợp khác theo quy định pháp luật:

Đây là quy định có tính mở để có thể vận dụng trong thực tế một cách linh hoạt. Trên cơ sở lí luận và thực tế có thể nhận thấy nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng không còn có khả năng để thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ: Một người đang cấp dưỡng cho con chưa thành niên thì bị tai nạn giao thông mất khả năng lao động, họ không có thu nhập và cũng không có tài sản nào khác thì nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sẽ được chấm dứt.

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình quy định các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, khi nghĩa vụ cấp dưỡng đang được thực hiện mà có một trong các căn cứ trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt. Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng hoặc được thực hiện theo quyết định của Tòa án. Trong trường họp cấp dưỡng tự nguyện theo sự thỏa thuận của các bên thì các bên cũng có thể thỏa thuận để chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng khi có căn cứ. Trong trường họp cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án thì khi có một trong các căn cứ trên, người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng có quyền thông báo bằng văn bản với cơ quan thi hành án để cơ quan thi hành án ra quyết định chấm dứt thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Nguồn: Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội, 2021.

0 bình luận, đánh giá về Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng trong quan hệ cấp dưỡng giữa thành viên gia đình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.46787 sec| 953.641 kb