Chế tài hành chính khi xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế

27/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Trên nguyên tắc, chế tài hành chính chỉ được áp dụng để xử lí đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Cần phải áp dụng chế tài hành chính đối với các hành vi vi phạm cụ thể trong lĩnh vực thuế
-

Nội dung bài viết

Trên nguyên tắc, chế tài hành chính chỉ được áp dụng để xử lí đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Vì vậy, muốn áp dụng chế tài hành chính đối với các hành vi vi phạm cụ thể trong lĩnh vực thuế, cần phải nhận diện rõ hành vi đó có phải là vi phạm hành chính hay không và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó như thế nào để áp dụng biện pháp chế tài hành chính (cảnh cáo, phạt tiền hay các biện pháp khác...) cho phù hợp.

Theo quy định của pháp luật hiện hành các biện pháp chế tài hành chính (bao gồm biện pháp cảnh cáo, phạt tiền...) được áp dụng đối với các nhóm hành vi vi phạm hành chính về thuế như sau:

I- Thứ nhất, nguyên tắc áp dụng các chế tài hành chính.

Hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định phải áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

Hình thức phạt tiền được áp dụng đối với hầu hết các hành vi vi phạm pháp luật thuế, trong đó mức phạt tiền có thể khác nhau đối vói mỗi loại hành vi vi phạm. Cụ thể là:

1- Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế:

Mức phạt tiền tối đa không quá 200 triệu đồng đối với người nộp thuế là tổ chức có hành vi vi phạm thủ tục thuế. Mức phạt tiền tối đa đối với người nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm thủ tục thuế bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức theo quy định của Luật xử lí vi phạm hành chính. Khi phạt tiền, chủ thể ra quyết định xử phạt hành chính phải xác định mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế trên cơ sở mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền. Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ theo nguyên tắc trên, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền.

2- Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn:

Mức phạt là 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức và cá nhân, hộ gia đình mà không cố sự phân hiệt giữa các chủ thể này.

3- Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế ưốn, gian lận. Mức phạt tiền quy định tại Điều 11 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với người nộp thuế là tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bàng 1/2 mức phạt áp dụng đối với tổ chức.

Đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế của tổ chức tín dụng: Mức phạt tiền được xác định là tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước.

II- Thứ hai, về loại hành vi vi phạm và mức xử phạt cụ thể đối với từng loại hành vi vi phạm. Cụ thể là:

1- Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng kí thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế so với thời hạn quy định, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau: 

Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng kí thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ; Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng kí thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP); Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Nộp hồ sơ đăng kí thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày; không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế; không nộp hồ sơ đăng kí thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

2- Đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ  sơ thuế bị phát hiện sau thời hạn quy định nộp hồ sơ khai thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau: 

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế; Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên hoá đơn và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế; Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế; Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 10 và khoản 7 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP; có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.

3- Đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau: 

Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ; Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP); Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày; Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối vớỉ hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày; Phạt tiền từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày; Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày; nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.

4- Đối với hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế nhưng không thuộc trường họp khai thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế thì tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm mà bị xử phạt như sau: 

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ pháp lí liên quan đến đăng kí thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày làm việc trở lên; cung cấp sai lệch về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thuế; Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hoá đơn, kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế trong thời hạn kê khai thuế; số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; không cung cấp đầy đủ, đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng kí theo chế độ quy định, bị phát hiện nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu.

5- Đối với hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau: 

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Từ chối nhận quyết định thanh tra, kiểm tra, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyềm từ chối, trì hoãn, trốn tránh việc cụng cấp hồ sơ, tài liệu, hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá thời hạn 06 giờ làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian từ 05 ngày làm việc trở lên; cung cấp sai lệch về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế quá thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thuế; Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, chứng từ, hoá đơn, số kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế trong thời hạn kê khai thuế; số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; không cung cấp đầy đủ, đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng kí theo chế độ quy định, bị phát hiện nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, công nợ bên thứ ba có liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu.

6- Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, hình thức xử phạt và mức xử phạt cụ thể là: Phạt tiền bằng 20% tính trển số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với quy định của pháp luật thuế: 

Theo quy định tại Nghị định số 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm: Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ; Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế; Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế nhưng người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế; Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định. Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định số tiền thuế thiếu, số ngày chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế; số tiền phạt và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người nộp thuế theo quy định.

7- Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, hình thức xử phạt và mức xử phạt như sau: 

Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 10 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không nộp hồ sơ đăng kí thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều 32 Luật quản lí thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại Điều 33 Luật quản lí thuế, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP; Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp; sử dụng bất họp pháp hoá đơn, chứng từ; hoá đơn không có giá trị sử dụng để kê khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; Lập thủ tục, hồ sơ huỷ vật tư, hàng hoá không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm; Lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế; Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; không kê khai, kê khai sai, không trung thực làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế; Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; Sử dụng hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế; Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm; Sử dụng hoá đơn, chứng từr tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; Người nộp thuế đang trong thời gian xin tạm ngừng kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

Ngoài ra, người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước nhưng không bị phạt chậm nộp đối với số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận.

Số tiền thuế trốn, gian lận là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra: Phạt tiền 1,5 lần tính trên số tiền thuế trốn, gian lận đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại  khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp: vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có một tình tiết giảm nhẹ; Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ; Phạt tiền 2,5 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong các trường hợp vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ; Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có 2 (hai) tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ 3 (ba) có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi.

8- Đối với tổ chức tín dụng không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt phải nộp của người nộp thuế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế thì bị xử phạt vi phạm trong trường hợp:

Tại thời điểm đó, tài khoản tiền gửi của người nộp thuế có số dư đủ hoặc thừa so với số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt mà người nộp thuế phải nộp theo quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn phải trích tiền từ tài khoản theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP, cơ quan thuế phải lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt đối với tổ chức tín dụng. Mức xử phạt tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế. Tổ chức tín dụng không bị xử phạt trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 114 Luật quản lí thuế. Trường hợp này, cơ quan thuế vẫn phải thực hiện các biện pháp nhằm thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đối với người nộp thuế.

9- Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế (trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 12 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP) thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Trường hợp bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ của ngườĩ bảo lãnh (chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nộp phạt và các khoản khác đoi với ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế - bên được bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh) thì bên bảo lãnh phải trả tiền chậm nộp theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp, 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp và bị cưỡng chế theơ quy định tại khoản 3 Điều 18, Điều 19 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục thực hĩện các biện pháp cưỡng chế áp dụng như đối với người nộp thuế bị cưỡng chế.

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Thuế Việt Nam  - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Chế tài hành chính khi xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.35909 sec| 1033.953 kb