Chính sách đại đoàn kết và chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

27/02/2023
Nguyễn Thị Thu Hồng
Nguyễn Thị Thu Hồng
Chính sách đại đoàn kết và chính sách đối ngoại là những vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng phản ánh bản chất của chế độ chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1- Chính sách đại đoàn kết và đường lối dân tộc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chính sách đại đoàn kết và đường lối dân tộc là những vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng phản ánh bản chất của chế độ chính trị nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Cả năm bản Hiến pháp của nước ta đều có những quy định cụ thể phản ánh chính sách đại đoàn kết và đường lối dân tộc của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

- Hiến pháp năm 1946 ngay trong Lời nói đầu đã ghi nhận: “Hiến pháp Việt Nam... phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây: Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Trong các điều 1, 6, 7 quy định địa vị pháp lý và quyền bình đẳng của tất cả mọi người không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; mọi người đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá và bình đẳng trước pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng làm nền tảng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đồng thời, Điều 8 còn ghi nhận: “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện đế chóng tiến kịp trình độ chung”.

- Hiến pháp năm 1959 trong Lời nói đầu ghi nhận tinh thần đoàn kết dân tộc ta trong đấu tranh chống sự xâm lược của nước ngoài để giải phóng đất nước và tầm quan trọng của chính sách đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, đấu tranh thống nhất đất nước, xác định quan hệ bình đẳng giúp nhau giữa các dân tộc là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Hiến pháp. Điều 3 Hiến pháp năm 1959 quy định: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự đoàn kết giữa các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chìa rẽ dân tộc đều bị nghiêm cấm. Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục, tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc của mình”. Đồng thời cũng quy định: “Nhà nước ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số mau tiến kịp trình độ kinh tế và văn hoá chung”.

Chính sách đại đoàn kết, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc đã trở thành tư tưởng chỉ đạo trong toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của Nhà nước ta và của hệ thống chính trị, tạo ra sức mạnh to lớn bảo đảm cho sự thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Hiến pháp năm 1980 ra đời sau khi đất nước thống nhất, cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng về đoàn kết dân tộc có những điều kiện mới để phát triển. Những quy định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 đã được kế thừa và phát triển ở mức cao hơn và được ghi nhận trong Điều 5 Hiến pháp năm 1980. Đồng thời, Điều 9 Hiến pháp năm 1980 khẳng định: “Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tỉnh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thế, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tố quốc”.

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, một lần nữa truyền thống đoàn kết dân tộc lại là nguồn sức mạnh to lớn đe nhân dân ta tiếp tục vượt qua khó khăn, thu được những thành tựu mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hiến pháp năm 1992 đã thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc hơn chính sách đoàn kết và đường lối dân tộc của nước ta trong Điều 5. Đồng thời nhận rõ tầm quan trọng và sức mạnh to lớn của nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc, Điều 9 Hiến pháp năm 1992 đã quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chỉnh trị và tỉnh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện đế Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả".

- Hiến pháp năm 2013 kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp năm 1992, đã quy định một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc đường lối đại đoàn kết và chính sách dân tộc của nước ta tại Điều 5, Điều 9 và các điều khoản khác.

Như vậy, chính sách đoàn kết và đường lối dân tộc đã được thể hiện một cách nhất quán trong toàn bộ năm bản hiến pháp, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, phù hợp với truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa từ ngàn đời của dân tộc ta, đã thực sự phát huy tác dụng, tập hợp và phát huy sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, phục vụ thiết thực lợi ích của các dân tộc và toàn thể nhân dân.

2- Chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bản chất của chế độ chính trị trong mỗi nước không chỉ được phản ánh trong các chính sách đối nội mà còn thể hiện rõ nét trong chính sách đối ngoại, trong việc thiết lập và giải quyết các quan hệ với các nước khác.

Từ khi thành lập đến nay, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam luôn chủ trương thực hiện một cách nhất quán chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị và hợp tác vì sự tiến bộ xã hội trên cơ sở tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của mỗi nước và những nguyên tắc cùng chung sống hoà bình. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử trong mỗi giai đoạn cụ thể nên cách thể hiện trong các bản hiến pháp nước ta không hoàn toàn giống nhau. Những năm gần đây, cùng với những thành tựu to lớn mà Nhà nước và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được ở trong nước, hoạt động đối ngoại của chúng ta cũng đã có những bước phát triển quan trọng. Với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”, Nhà nước ta đã không ngừng mở rộng quan hệ với các nước, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đường lối đó đã được thể chế hoá một cách đầy đủ và sâu sắc trong Điều 14 Hiến pháp năm 1992: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Đường lối đối ngoại đó thể hiện rõ bản chất của Nhà nước ta và truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng của nhân dân ta và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới hiện đại.

Kế thừa quy định trên của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục có bước phát triển mới, thể hiện đầy đủ và toàn diện hơn chính sách đối ngoại của Việt Nam. Điều 12 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thể, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

0 bình luận, đánh giá về Chính sách đại đoàn kết và chính sách đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.74234 sec| 961.023 kb