Chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp trong nghề luật

18/06/2021

 

Việc chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp là rất cần thiết. Việc lập kế hoạch giao tiếp và dự kiến những nội dung cho buổi giao tiếp sẽ giúp cho buổi giao tiếp của những người hành nghề luật đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với người tiến hành tố tụng, tùy vào đối tượng giao tiếp là ai, người tiến hành tố tung cần có sự chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp, bảo đảm đạt được mục đích của hoạt động giao tiếp.

 

 

hoạt động giao tiếp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp trong nghề luật

 

 

Dù là người hành nghề luật nào, Thẩm phán, Kiểm sát viên hay Luật sư... thì việc chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp là rất cần thiết. Việc lập kế hoạch giao tiếp và dự kiến những nội dung cho buổi giao tiếp sẽ giúp cho buổi giao tiếp của những người hành nghề luật đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với người tiến hành tố tụng, tùy vào đối tượng giao tiếp là ai, người tiến hành tố tung cần có sự chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp, bảo đảm đạt được mục đích của hoạt động giao tiếp.

 

 

Phiên tòa là nơi Thẩm phán phải thể hiện rõ nét nhất sự chuẩn mực trong giao tiếp đối với Kiểm sát viên, người bảo chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dương sự, những người tham gia tố tụng khác và cả những người tham dự phiên tòa. Mọi cử chỉ, hành động, lời nói của Thẩm phán đều được những người có mặt tại phiên tòa hoặc người theo dõi phiên tòa qua truyền hình, truyền thanh... chú ý. Do đó, để bảo đảm việc điều khiển phiên tòa thật tốt, tránh những sai sót không đáng có, Thẩm phán phải chuẩn bị thật chu đáo kế hoạch điều khiển phiên tòa, đặt ra các tỉnh huống và hướng giải quyết tình huống có thể phát sinh tại phiên tòa.

 

 

Đối với Luật sư, hoạt động giao tiếp giữa Luật sư và khách hàng chính là hoạt động đầu tiên để tạo nên mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng. Rất nhiều người cho rằng, hoạt động này đơn thuần là hoạt động tư vấn nhưng đây lại là một giai đoạn hết sức quan trọng đối với Luật sư. Bởi vì, qua lần đầu tiếp xúc và giao tiếp, Luật sư có thể tạo ra niềm tin cho khách hàng của mình. Việc khách hàng có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý hay không phụ thuộc nhiều vào kỹ năng giao tiếp với khách hàng có gây ấn tượng, tạo được sự tin tưởng cho khách hàng trong buổi đầu tiếp xúc hay không. Tiền đề cho một dịch vụ pháp lý được ký kết chính là kỹ năng giao tiếp với khách hàng.

 

 

Như vậy, sự giao tiếp ban đầu giữa Luật sư và khách hàng rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc khách hàng có tiếp tục nhờ Luật sư bảo chữa hay bảo vệ quyền lợi hay không.

 

 

Những chuẩn bị nhất định khi tiếp khách hàng theo lịch hẹn của luật sư

 

 

Để có buổi tiếp khách hàng theo lịch hẹn đạt hiệu quả cao, Luật sự cần phải có những chuẩn bị nhất định:

 

 

Hệ thống lại nội dung công việc, những yêu cầu của khách hàng thông qua thông tin mà khách hàng cung cấp, từ đó dự kiến những tình huống có thể phát sinh, những phương khách hàng lựa chọn. Chuẩn bị một số câu hỏi dự kiến hỏi khách hàng để làm rõ vụ việc. Thông thường qua email, qua điện thoại, khách hàng chỉ cung cấp sơ qua các thông tin nên luật sư phải chuẩn bị các câu hỏi để hướng cuộc nói chuyện vào những vấn đề mà mình muốn khai thác, làm rõ.

 

 

Tìm kiếm những văn bản pháp luật điều chỉnh nội dung vụ việc, chuẩn bị để đưa một danh mục cho khách hàng tìm hiểu, nếu cần thiết có thể cung cấp văn bản cho khách hàng. Tuy đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc của Luật sư, nhưng cung cấp cho khách hàng văn bản để họ hiểu biết hơn thì sẽ dễ dàng cho Luật sư hơn khi tư vấn các vấn đề liên quan, đồng thời cũng thể hiện sự tận tâm, chu đảo của Luật sư ngay từ đầu trong quan hệ với khách hàng.

 

 

• Dựa trên những yêu cầu sơ bộ mà khách hàng thông báo, Luật sư sẽ chuẩn bị một biểu phí

 

 

và một bản dự thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý để khách hàng có thể xem xét ký kết.

 

 

• Chuẩn bị về địa điểm giao tiếp, chuẩn bị sổ sách ghi chép, chuẩn bị danh thiếp để đưa cho khách hàng.

 

 

• Qua những thông tin cá nhân mà khách hàng cho biết, Luật sư có thể tìm một số chủ đề liên quan để tạo không khí giao tiếp cởi mở và thân thiện.

 

 

Không chỉ có kế hoạch chuẩn bị khi giao tiếp với khách hàng, Luật sư cũng cần có sự chuẩn bị khi giao tiếp theo kế hoạch định trước với Điều tra viên, Kiểm sát viên. Luật sư cần dự kiến những nội dung sẽ trao đổi khi gặp và tiếp xúc với người tiến hành tố tụng, đồng thời cũng nên dự kiến về các tình huống phát sinh có thể xảy ra. Việc chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp càng chu đáo thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp trong nghề luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.21163 sec| 942.289 kb