Cơ sở ra đời và các loại thuế thu nhập

01/03/2023
Thuế thu nhập là tên gọi để chỉ những sắc thuế lấy thu nhập làm đối tượng tính thuế. Trong hệ thống thuế ở các nước, thuế thu nhập là một loại thuế quan trọng được áp dụng phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

I- CƠ SỞ RA ĐỜI THUẾ THU NHẬP

Sự ra đời của thuế thu nhập bắt nguồn từ các lí do chính sau:

Thứ nhất, xuất phát từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội. Bởi vì, trong nền kinh tế thị trường, việc phân phối thu nhập chủ yếu thông qua cơ chế thị trường, đó là khả năng lao động, chất lượng lao động và sức mạnh về tư liệu sản xuất, tài sản, tiền vốn và một số yếu tố khác. Ai có được nhiều những yếu tố trên sẽ có ưu thế chiếm phần thu nhập nhiều hơn. Sự phân phối mang tính kinh tế này tất yếu dẫn đến sự phân cực giàu nghèo. Vì nhiều lí do khác nhau dẫn đến thu nhập ở mỗi tổ chức, cá nhân là không thể đồng đều trong khi đó những nhu cầu sống tối thiểu thì lại như nhau. Những người nghèo cần có lượng thu nhập nhất định để mưu sinh, Nhà nước cần thiết phải đáp ứng một phần nguyện vọng chính đáng ấy. Thuế thu nhập chính là một trong những công cụ để Nhà nước thực hiện mong muốn đó. Hơn nữa, người có nhiều thu nhập (thu nhập cao) cũng nhờ vào xã hội mà họ có được.

Thứ hai, sự ra đời của thuế thu nhập còn bắt nguồn từ nhu cầu tài chính của Nhà nước, Nhà nước nào cũng cần có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, khả năng mang lại thu nhập cho mỗi người ngày càng cao, Nhà nước tìm thấy khả năng huy động nguồn tài chính to lớn cho mình thông qua thuế thu nhập.

Thứ ba, thuế thu nhập là công cụ để Nhà nước quản lí và điều tiết các hoạt động kinh tế-xã hội. Ở các quốc gia, Nhà nước ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều tiết các mặt hoạt động kinh tế, xã hội của cộng đồng. Thuế thu nhập là công cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng đó. Thu nhập của mỗi cá nhân, tổ chức hay một quốc gia là chỉ tiêu quan trọng quyết định vấn đề tích luỹ, đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng và vấn đề phân bổ nguồn lực trong xã hội. Thông qua việc đánh thuế vào thu nhập với những cách thức khác nhau Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết của mình.

II- CÁC LOẠI THUẾ THU NHẬP

Trong hệ thống luật thực định về thuế ở các nước, thuế thu nhập được phân chia thành hai loại là thuế thu nhập công ti vă thuế thu nhập cá nhân. Việc phân chia thuế thu nhập thành hai loại thuế nêu trên là căn cứ vào đối tượng nộp thuế thu nhập, ở Việt Nam, thuế thu nhập cũng được phân chia thành hai loại là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Cách phân chia thuế thu nhập của Việt Nam hiện nay cơ bản giống các nước khác dựa vào tiêu chí đối tượng nộp thuế thu nhập để phân chia.

(I) Thuế thu nhập công ti.

Thuế thu nhập công ti là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cơ sở kinh doanh trong kì tính thuế. Tuy nhiên, luật các nước không có sự đồng nhất trong việc xác định phạm vi đối tượng nộp thuế. Chẳng hạn, Luật thuế thu nhập công ti của Thụy Điển quy định: “các công tỉ, các chủ thể kinh doanh có số vốn từ 50.000 Curoỉĩ trở lên và có lao động làm thuê thì được coi là đối tượng nộp thuế thu nhập công tỉ”. Còn Bộ luật thuế thu nhập của Thái Lan quy định: “đốỉ tượng nộp thuế thu nhập công tỉ chỉ bao gồm các cồng ti và các tổ chức hùn vốn có tư cách phấp nhân. Pháp luật Mỹ, Nhật cũng quy định chủ thể kỉnh doanh là cấc tố chức kinh tế thì phải nộp thuế thu nhập công ti”. Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam quy định đối tượng nộp thuể thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức kinh doanh có thu nhập..

Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình có thu nhập từ kinh doanh cũng không còn là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Pháp luật thuế thu nhập của các nước thường sử dụng dấu hiệu “cư trú” hay “không cư trú” làm căn cứ xác định các khoản thu nhập chịu thuế. Đối tượng cư trú phải nộp thuế với mọi khoản thu nhập chịu thuế phát sinh ở cả trong và ngoài nước. Còn đối tượng không cư trú chỉ phải nộp thuế với khoản thu nhập phát sinh ở nước sở tại. Tuy nhiên, cách xác định đối tượng cư trú ở các nước cũng khác nhau. Chẳng hạn, pháp luật Thái Lan, Indonesia quy định doanh nghiệp được coi là cư trú là doanh nghiệp được thành lập hay hợp nhất tại các nước đó. Pháp luật của Singapore, Malaysia, Brunei quy định đối tượng cư trú là đối tượng đóng vai trò quản lí, điều hành đối với toàn bộ hoạt động của đối tượng nộp thuế. Pháp luật Mỹ, Nhật quy định một công ti được coi là cư trú nếu công ti được thành lập ở nước đó. Trong đó, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam quy định đối tượng cư trú rộng hơn quy định của các nước khác, cụ thể: Các tổ chức kinh doanh được coi là đối tượng cư trú theo các tiêu chuẩn là hoặc thành lập hoặc đăng kí kinh doanh tại Việt Nam hoặc có trụ sở đặt tại Việt Nam đóng vai trò thực tế điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Pháp luật thuế thu nhập của các nước thường sử dụng dấu hiệu “cư trú” hay “không cư trú” làm căn cứ xác định các khoản thu nhập chịu thuế. Đối tượng cư trú phải nộp thuế với mọi khoản thu nhập chịu thuế phát sinh ở cả trong và ngoài nước. Còn đối tượng không cư trú chỉ phải nộp thuế với khoản thu nhập phát sinh ở nước sở tại. Tuy nhiên, cách xác định đối tượng cư trú ở các nước cũng khác nhau. Chẳng hạn, pháp luật Thái Lan, Indonesia quy định doanh nghiệp được coi là cư trú là doanh nghiệp được thành lập hay hợp nhất tại các nước đó. Pháp luật của Singapore, Malaysia, Brunei quy định đối tượng cư trú là đối tượng đóng vai trò quản lí, điều hành đối với toàn bộ hoạt động của đối tượng nộp thuế. Pháp luật Mỹ, Nhật quy định một công ti được coi là cư trú nếu công ti được thành lập ở nước đó. Trong đó, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam quy định đối tượng cư trú rộng hơn quy định của các nước khác, cụ thể: Các tổ chức kinh doanh được coi là đối tượng cư trú theo các tiêu chuẩn là hoặc thành lập hoặc đăng kí kinh doanh tại Việt Nam hoặc có trụ sở đặt tại Việt Nam đóng vai trò thực tế điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thuế thu nhập công ti ở các nước đều được tính trên thu nhập chịu thuế trong một khoảng thời gian xác định là năm tài chính. Thu nhập chịu thuế được tính trên cơ sở là doanh thu trừ chi phí hợp lí cộng với các khoản thu nhập khác. Đa số các nước đều áp dụng thuế suất thuế thu nhập công ti theo tỉ lệ phần trăm cố định để đảm bảo công bằng và thuận lợi trong công tác quản lí thu nộp thuế. Đồng thời, thuế thu nhập công ti ở các nước đều có quy định về chế độ ưu đãi thuế, miễn giảm thuế. Tuy nhiên, do chính sách, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của từng quốc gia là khác nhau mà các nước có sự quy định khác nhau về ưu đãi thuế cho ngành nghề, lĩnh vực đầu tư. ở Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có quy định về sự ưu đãi về thuế như quy định mức thuế suất ưu đãi, quy định về các trường hợp được miễn, giảm thuế cho các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư theo chủ trương phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước.

Thuế thu nhập công ti tác động tới nhiều nhân tố trong xã hội. Thuế thu nhập công ti tác động tới tới sự phân phối thu nhập, tiền lương, tác động để khả năng khai thác thu hút vốn đầu tư, tác động tới việc di chuyển vốn và có thể làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế... Do tấc động của thuế thu nhập công ti rất lớn nên việc xây dựng pháp luật về thuế thu nhập hoàn thiện là điều mà tất cả các nước đều hướng tới.

Xem thêm: Chức năng kép của chính quyền địa phương trong bộ máy nhà nước.

(II) Thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần. Chính vì thế thuế thu nhập cá nhân mang một số đặc điểm sau:

(i) Có diện đánh thuế rộng là tất cả các cá nhân có thu nhập chịu thuế.

(ii) Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia.

(iii) Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần.

Thuế thu nhập cá nhân lần đầu tiên ra đời ở Anh (1841) sau đến Nhật (1887), Đức (1889), Mỹ (1913) và Mỹ trở thành quốc gia có tỉ suất thuế thu nhập cá nhân lớn nhất thế giới chiếm tới 35 - 60% tổng thu từ thuế vào ngân sách nhà nước. Trung Quốc, thuế thu nhập cá nhân ra đời từ năm 1914 nhưng đến tận năm 1955 mới trở thành một sắc thuế độc lập. ở Pháp, thuế thu nhập cá nhân ra đời năm 1916, Liên Xô năm 1922, Hàn Quốc năm 1974 và cho đến nay theo thống kê của ERNST & YOUNG tại “The global Excutive” tính đến ngày 15/9/2001 thế giới có 136 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân được tính theo hai phương pháp chính sau:

(i) Phương pháp tính thuế theo từng hộ gia đình, phương pháp này được áp dụng ở Pháp, Hà Lan... Với phương pháp tính thuế này, bảo đảm tính công bằng xã hội cao hơn nhưng phức tạp bởi hộ gia đình phải mở sổ sách kế toán theo dõi nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình. Do tính phức tạp của phương pháp này nên có rất ít nước áp dụng.

(ii) Phương pháp tính thuế thu nhập đối với từng cá nhân, phương pháp tính thuế này được áp dụng phổ biến ở Anh, Nhật, Thụy Điển, các nước châu Phi, Hungary... Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, phương pháp tính thuế này có điểm hạn chế là chưa đảm bảo yêu cầu phân phối lại thu nhập quốc dân qua thuế sao cho có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội, nhất là các cá nhân có người ăn theo.

Đa số các nước đều áp dụng đánh thuế theo tiêu thức nơi cư trú nhưng ở mỗi nước lại có những định nghĩa khác nhau.

Nhiều nước quy định cá nhân cư trú là người sống thường xuyên từ 183 ngày trở lên trong một năm ở một nước. Một số nước khác lại quy định cụ thể hơn. Chẳng hạn ở Pháp, một người được coi là cư trú tại Pháp nếu coi Pháp là nơi ở chính, hành nghề chính hay có các trung tâm quyền lợi đặt tại Pháp hoặc thường xuyên có mặt ở Pháp trên 6 tháng trong 1 năm hoặc Pháp là nơi mang lại phần lớn thu nhập. Ở Nhật, pháp luật quy định cụ thể ba trường hợp là: cư trú thường xuyên (là người định cư thường xuyên ở Nhật được đánh thuế đối với mọi nguồn thu nhập nhưng phải thường trú ở Nhật từ 5 năm trở lên); cư trú không thường xuyên (là người không có ý định cư trú thường xuyên tại Nhật nhưng có thường trú ở Nhật từ 1-5 năm, thuế sẽ đánh vào nguồn thu nhập có phát sinh tại Nhật); đối tượng không cư trú (là người không có nơi định cư hoặc sống ở Nhật dưới một năm phải có hợp đồng lao động hoặc giấy tờ khác chửng minh) thì không phải nộp thuế thu nhập, ở Mỹ, cá nhân cư trú là công dân Mỹ và những người sinh sống ở Mỹ tối thiểu là 330 ngày đêm. ở Hồng Kông thì không phân biệt theo cư trú, mọi người sống ở Hồng Kông đều phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thuế thu nhập phát sinh ở Hồng Kông.

Ở Việt Nam cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng kí thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện trên.

Về miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân, các nước cũng có quy định về vấn đề này tùy theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội của từng quốc gia. Ví dụ như Mỹ quy định “suất miễn giảm thu nhập” cho người nộp thuế có người ăn theo. Người nộp thuế trong trường hợp này phải chứng minh được rằng mình phải cung cấp quá nửa sự hỗ trợ cho cá nhân ăn theo thì sẽ được miễn thu 2.350 USD/năm. Mức này được xác định theo tỉ lệ lạm phát từng năm có sự điều chỉnh.

Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay có nhiều điểm tương đồng với pháp luật thuế thu nhập cá nhân ở nước khác. Chẳng hạn, pháp luật thuế thu nhập cá nhân lấy tiêu chí là “nơi cư trú” để xác định đối tượng nộp thuế.

Xét dưới góc độ kinh tế, thuế thu nhập cá nhân thay đổi không ảnh hựởng sâu sắc tới việc thay đổi cơ cấu kinh tế. Nhưng cũng có thể thấy được ràng thuế thu nhập cá nhân là loại thuế phức tạp, có diện đánh thuế rộng, khi tính toán phải xét tới gia cảnh của người nộp thuế và các chính sách xã hội có liên quan.

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Thuế Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).


 


 

0 bình luận, đánh giá về Cơ sở ra đời và các loại thuế thu nhập

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.52612 sec| 982.813 kb