Công ước UPOV về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

14/09/2022
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Quyền đối với giống cây trồng là một quyền mang tính vô hình. Thực tế, có nhiều trường hợp xâm phạm về quyền giống cây trồng, do đó vấn đề bảo hộ đối với quyền này luôn được chú trọng.

1- Khái lược về quyền đối với giống cây trồng

Trong Luật sở hữu trí tuệ, tại Khoản 5 Điều 4 có định nghĩa về quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do tổ chức, cá nhận chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Từ các khái niệm này có thể thấy đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ nói chung, cụ thể:

(i) Quyền đối với giống cây trồng là quền mang tính vô hình của tổ chức cá nhân hay của chủ thể được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

(ii) Quyền đối với giống cây trồng gắn với giống cây trồng mới do chủ thể chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Trong đó:

- Chọn tạo giống cây trồng là quá trình lai hữu tính gây đột biến hoặc áp dụng phương pháp khác để tạo các biến dị nhân tạo và chọn lọc tìm ra biến dị phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

 - Phát hiện hiện là hoạt động chọn lọc tìm ra biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một giống cây trồng hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên

- Phát triển là quá trình nhân và đánh giá để chọn ra biến dị hoặc nguồn gen phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

(iii) Đối tượng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

2- Giới thiệu về Công ước UPOV

Công ước UPOV do Liên hiệp UPOV là một tổ chức quốc tế liên chính phủ có trụ sở tại Geneva quản lý. Đến ngày 13/10/2017 đã có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Công ước này.

Trong đó Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của Công ước và Liên hiệp UPOV từ ngày 24/12/2006.

- Nội dung công ước UPOV:

Khác với yêu cầu bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, Hiệp định TRIPs Không Dành Riêng một mục hay một điều luật.

Cụ thể nào quy định về bảo hộ giống cây trồng mà lồng ghép yêu cầu này trong nội dung quy định về bảo hộ sáng chế tại điều 27:3 (b). Điều khoản này của hiệp định TRIPs vừa cho phép thành viên loại trừ khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế đối với một số trường hợp nhất định. Vừa đưa ra yêu cầu thành viên bảo hộ giống cây trồng - có thể được thi hành thông qua hệ thống cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc thông qua một hệ thống riêng hữu hiệu khác. Hoặc với bất kỳ sự kết hợp nào giữa hai hệ thống hay các hình thức này.

Trong thực tế, thế việc gia nhập và trở thành một thành viên của liên hiệp và công ước UPOV của Việt Nam trong năm 2006 đã không chỉ tiếp tục thể hiện khuynh hướng rộng rãi giữa các nước trên thế giới trong việc bảo hộ giống cây trồng theo hệ thống riêng được công nhận là có hiệu quả này. mà còn đảm bảo thi hành yêu cầu nêu tại Điều 27:3 (b) Hiệp định TRIPs theo tư cách thành viên WTO của Việt Nam như được nhắc đến ở trên.

Theo quy định tại Điều 34:3 Công ước UPOV 1991, còn có một nội dung hết sức quan trọng, ảnh theo đó ghi nhận rằng trong trường hợp một quốc gia cũng như bất kỳ một tổ chức liên chính phủ nào chưa phải thành viên công ước. Trước khi trao đổi văn bản gia nhập công ước đều cần nhận từ hội đồng UPOV các khuyến nghị cần thiết nhằm  đảm bảo sự hòa hợp giữa các điều khoản liên quan trong luật của mình với nội dung các điều khoản tương ứng thể hiện trong công ước.

Vì các lý do nêu trên, nội dung chính chủ yếu của quy định pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thể hiện tại phần thứ tư luật sở hữu trí tuệ Việt Nam mang đặc điểm của hệ thống riêng biệt, chuẩn mực quốc tế, thực sự có tính hài hòa, tương thích với quy định của công ước.

Liên quan đến mục tiêu bảo hộ giống cây trồng mới, nội dung chủ yếu của công ước UPOV 1991 có thể được tóm tắt sự trên cơ sở các điều khoản quy định về các định nghĩa hay sự tự giải thích các thuật ngữ được áp dụng theo công ước, nghĩa vụ  của cơ bản của các bên ký kết. Các nhóm thực vật và loài cây được bảo hộ, điều kiện để cấp quyền, đơn yêu cầu cấp quyền, các quyền của nhà tạo giống, thời hạn bảo hộ và ngoại lệ của các quyền của nhà tạo giống.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Công ước UPOV về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Công ước UPOV về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66  527 527, E-mail: info@everest. org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Công ước UPOV về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.39025 sec| 951.883 kb