Đặc thù nghề nghiệp Luật sư

02/03/2021
Nghề luật sư là nghề luật trong đó luật sư có phương thức hành nghề tự do. Luật sư hành nghề dựa trên kiến thức pháp luật và kỹ năng, thể hiện vai trò cá nhân, uy tín và đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, nghề luật sư có nguyên tắc và đặc thù nghề nghiệp riêng.

1- Thực tiễn nghề luật sư trong đời sống hiện nay

Nghề luật sư là nghề gắn với số phận con người và sự thực thi pháp luật nên pháp luật quy định rất chặt chẽ về tiêu chuẩn và điều kiện để một người có thể trở thành luật sư và hành nghề luật sư. Luật sư hành nghề bằng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân luật sư. Nói cách khác, phẩm chất và năng lực cá nhân của luật sư là yếu tố quyết định trong nghề luật sư. Người muốn hành nghề luật phải được công nhận là luật sư. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư không chỉ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà còn liên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật. Đối với luật sư không chỉ đòi hỏi về trình độ, chuyên môn mà cả về mặt đạo đức nghề nghiệp cũng đòi hỏi rất cao. Nghề luật sư được điều chỉnh và kiểm soát rất chặt chẽ bằng những quy định của pháp luật. Để hướng những hành vi ứng xử của luật sư theo những chuẩn mực, xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động nghề nghiệp, thì bên cạnh yêu cầu tuân theo pháp luật, việc tuân theo các quy tắc đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu được đối với luật sư.

2- Đặc thù nghề nghiệp Luật sư

Trên thực tế quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có sự chuyển hoá lẫn nhau. Một số nội dung của quy phạm đạo đức nếu phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp cầm quyền thì sẽ được “luật hoá” và trở thành quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực áp dụng trong xã hội. Ngược lại, pháp luật cũng điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến khía cạnh đạo đức trong xã hội và đến một lúc nào đó, các quy phạm pháp luật này sẽ dần mất đi tính cứng rắn và cưỡng chế của nó để phù hợp với điều kiện xã hội thi thành các quy phạm đạo đức.

Khác với thông thường và giống như một số nghề đặc biệt khác trong xã hội như nghề y, nhà báo... các quy tắc đạo đức đặc thù nghề nghiệp của luật sư được đúc kết thành những bộ quy tắc thành văn ở nhiều nước trên thế giới. Nếu pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ, những điều cấm mang tính nguyên tắc cơ bản đối với nghề luật sư, thì quy tắc đạo đức nghề nghiệp điều chỉnh, hướng dẫn, định hướng cách ứng xử của luật sư đối với những tình huống cụ thể trong các quan hệ khi luật sư hành nghề. Các nội dung liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của luật sư, nếu được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật thì mang tính chất bắt buộc, còn nếu nó được quy định trong các văn bản do tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư ban hành thì nó mang tính hướng dẫn, định hướng, khuyến khích luật sự tôn trọng và tự giác thi hành Luật sư là người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, là người có kỹ năng nghề nghiệp, biết vận dụng pháp luật giúp cho khách hàng về mặt pháp lý khi có vướng mắc pháp lý, tranh chấp xảy ra. Nghề luật sư là một nghệ đặc biệt và mang những đặc thù sau đây: 

Thứ nhất, nghề luật sư đòi hỏi những người hành nghề phải có trình độ chuyên môn và có tính chuyên nghiệp cao. Kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật là cơ sở để luật sư hành nghề. Luật sư là người am hiểu kiến thức pháp luật chuyên ngành, hiểu rõ các quy định của pháp luật và biết cách áp dụng, vận dụng nó trong từng trường hợp cụ thể. Trong thời đại ngày nay, luật sư phải hiểu hệ thống pháp luật một cách tổng thể, nắm vững một hoặc một số lĩnh vực pháp luật chuyên ngành thì mới có đủ khả năng hành nghề, 

Thứ hai, luật sư hành nghề độc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước khách hàng về hoạt động nghề nghiệp của mình. Tính độc lập là cơ sở quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Tính độc lập trong hoạt động nghề nghiệp luôn được khẳng định và luật sư có trách nhiệm duy trì và bảo vệ nguyên tắc độc lập trong hành nghề. Tính độc lập là điều kiện cơ bản, một đảm bảo quan trọng để luật sư hoàn thành chức năng nghề nghiệp của mình, bảo đảm lợi ích cao nhất cho khách hàng và xã hội. Tính độc lập trong hành nghề của luật sư được thể hiện ở chỗ luật sư hành nghề độc lập trên cơ sở pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp chứ không chịu bất kỳ áp lực, một cản trở nào từ bên ngoài, thậm chí từ lợi ích cá nhân của chính bản thân luật sư. Chính vì vậy mà ở nhiều nước trên thế giới, tính độc lập với tư cách là một nguyên tắc trong hành nghề luật sư đã được thừa nhận và ghi nhận trong pháp luật về hành nghề luật sư. Tính độc lập không chỉ là một đặc tính cơ bản, một thế mạnh, một nghĩa vụ mà xét một cách tổng thể, nó chính là bản chất nghề nghiệp của luật sư.

Xem thêm: Đạo đức và ứng xử của Luật sư trong quan hệ với khách hàng

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Đặc thù nghề nghiệp Luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.39496 sec| 942.43 kb