Những đặc điểm chung đáng chú ý của đàm phán

17/06/2021
Bùi Quang Long
Bùi Quang Long
Đàm phán là quá trình trao đổi, thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên với mục đích đạt được những thỏa thuận về một hoặc nhiều vấn đề nào đó. Trong kinh doanh đây là một công việc quan trọng để kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Mặc dù đàm phán có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng đều tồn tại những đặc điểm chung.

1- Định nghĩa đàm phán

Đàm phán là quá trình trao đổi, thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên với mục đích đạt được những thỏa thuận về một hoặc nhiều vấn đề nào đó. Trong kinh doanh đây là một công việc quan trọng để kết nối doanh nghiệp với khách hàng. 

Hiện nay, với thời đại cách mạng công nghệ 4.0 thì việc đàm phán giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức với nhau đã đa dạng hơn. Ngoài việc đàm phán trực tiếp thì các bên có thể đàm phán qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram...), đàm phán qua thư điện tử - gmail, đàm phán qua trung gian (các hội nghị, diễn đàn trong nước hoặc quốc tế...).

2- Các đặc điểm chung của đàm phán

i) Đàm phán là một quá trình từ chuẩn bị (cho bản thân, cho nội bộ...), đến trực tiếp trao đổi qua lại, cân nhắc và cân bằng các phương án về lợi ích, thương lượng để tìm ra đáp số chung và đi đến quyết định vấn đề;

ii) Đàm phán là một tổ chức hợp tác mà trong đó các bên tham gia đều muốn được đáp ứng các nhu cầu, mục tiêu và mục đích;

iii) Đàm phán là một quá trình hợp tác đảm nhận không phải là cạnh tranh;

iv) Đàm phán là việc xử lý những khác biệt từ suy nghĩ "thắng anh tránh thua" sang cùng thắng hay cùng có lợi;

v) Đàm phán là để đạt được mục tiêu của bản thân và làm hài lòng đối tác. Đàm phán kết thúc thành công là khởi đầu mới cho một sự hợp tác, hai bên cùng có lợi.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Ví dụ về đàm phán hợp đồng đặt cọc

Bên A (Bên đặt cọc): Công ty TNHH H (Công ty H) là một doanh nghiệp kinh doanh du lịch, muốn ký hợp đồng đặt cọc để nhận | chuyển nhượng khách sạn K của Công ty B. Công ty H chỉ muốn mua khách sạn K, không muốn mua cả doanh nghiệp vì sợ rủi ro lớn.

Bên B (Bên nhận đặt cọc) Công ty TNHH B (Công ty B) là chủ sở hữu khách sạn K tại thành phố N, tỉnh L, đang muốn chuyển nhượng khách sạn theo hình thức bán doanh nghiệp. Công ty B muốn ký hợp đồng đặt cọc trước. Số tiền trả ngay khi đặt cọc là 5.000.000.000 VND (5 tỷ VND). Công ty H đồng ý ký Hợp đồng đặt cọc và trả trước số tiền 5 tỷ/tổng giá trị Hợp đồng là 72 tỷ. Thời hạn đặt cọc là 35 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng đặt cọc. Hai bên cam kết khi giao kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền dụng đất và quyền sở hữu khách sạn K, chủ thể ký kết Hợp đồng sẽ là pháp nhân với pháp nhân.

Công ty B nhận tiền đặt cọc và cam kết sẽ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và khách sạn K gắn liền với quyền sử dụng đất thuộc sở hữu hợp pháp của mình và không có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến tài sản mà bên B giao bán cho bên A. Giá bán là 72.000.000 đồng (Bảy mươi hai tỷ đồng) Kể từ thời điểm Bên A chuyển giao tiền đặt cọc cho Bên B theo quy định tại Hợp đồng này, Bên B phải có trách nhiệm giữ nguyên hiện trạng, không được tự ý thay đổi, sửa chữa, di chuyển hoặc làm sai lệch bất kỳ tài sản nào ghi tại khoản 1, Điều 3 Hợp đồng này.

Kể từ ngày Hợp đồng đặt cọc này có hiệu lực pháp luật, hai bên mặc định rằng các nghĩa vụ về thuế, các khoản bảo hiểm, công nợ của Bên B liên quan đến Bên B và hoặc phát sinh từ tài sản hay hoạt động kinh doanh của Bên B và hoặc liên quan đến các hợp đồng lao động của Bên B đã được Bên B giải quyết đầy đủ. Bên A không chịu trách nhiệm về bất kỳ nghĩa vụ nào của Bên B phát sinh trước đó từ tài sản ghi tại khoản 1 Điều 3 Hợp đồng này hoặc phát sinh từ hoạt động kinh doanh của Bên B.

Trong thời gian đặt cọc, hai bên thoả thuận và cam kết sẽ thực hiện các thủ tục sau:

"a) Sau 20 ngày kể từ lần đặt cọc thứ nhất, Bên A sẽ thanh toán cho Bên B số tiền 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng), đồng thời Bên B sẽ thực hiện việc xoá chấp tại Ngân hàng X.

b) 30 ngày sau lần đặt cọc thứ nhất, Bên A tiếp tục thanh toán cho Bên B là 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng), đồng thời hai bên sẽ ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại phòng công chứng văn phòng công chứng.…...….. Bên A và Bên B nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đại tỉnh L để làm thủ tục chuyển quyền sở hữu khách sạn từ Bên B sang cho Bên A.

c) 35 ngày sau ngày đạt các lần thiết nhật, Bên A thanh toán số tiền còn lại cho bên B. Đồng thời bên B giao tài sản giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản cho Bên A đã thanh toán xong và hai bên đã làm thủ tục vong tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh L. Bên B có nhiệm vụ nộp các khoản thuế phát sinh trong quá trình giao dịch theo đúng quy định của pháp luật như thuế đất thuế chuyển nhượng thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp... ngoài các khoản thuế và phí mà Bên A phải nộp nói tại điểm e mục 6 của Điều này.

e) Bên A chịu trách nhiệm thanh toán phí công chứng, phí trước bạ sang tên theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp nêu ở ví dụ này, cả Công ty B và Công ty H đều "rắn", có nghĩa là mỗi bên sẽ cương quyết giữ vững lập trường của mình, thì việc hai bên đi đến ký kết với nhau Hợp đồng đặt cọc khó thực hiện được, từ đó, ký kết Hợp đồng chuyển nhượng khách sạn là rất khó khăn. Trong lúc đó, mục tiêu của hai bên đã rõ: một bên muốn bán, một bên muốn mua. Nếu một bên “rắn” bên còn lại “mềm" thì có nghĩa bên “mềm” phải nhượng bộ một số quan điểm liên quan đến lập trường ban đầu của mình thì có thể việc đàm phán ký kết cũng sẽ dẫn tới thành công".

Tuy nhiên, việc một bên thể hiện độ “mềm” của mình đến đâu để làm hài lòng đối tác không phải lúc nào cũng có thể xảy ra thuận lợi. Việc đàm phán theo lập trường có thể không hoàn toàn bị loại bỏ, nhưng tuỳ thuộc vào vị thế của mình trong quá trình đàm phán, bạn đang ở thế mạnh mà có thể đảo được đối tác buộc phải đồng ý với lập trường của mình không? Hơn nữa cũng cần cân nhắc đến những hậu quả phát sinh sau khi đàm phán thành công.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Những đặc điểm chung đáng chú ý của đàm phán được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Những đặc điểm chung đáng chú ý của đàm phán có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Những đặc điểm chung đáng chú ý của đàm phán

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.68430 sec| 955.039 kb