Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp chuẩn mực là gì?

23/07/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu
Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp chuẩn mực là gì? Và cách tạo lập khả năng sử dụng công nghệ thông tin để tạo dựng hồ sơ năng lực chuyên nghiệp

Việc tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp và có ứng xử nghề nghiệp chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì, nâng cao uy tín của người hành nghề luật. Đây là một trong những giá trị cốt lõi mà người hành nghề luật cần thường xuyên bồi đắp, rèn giũa cho mình.

1- Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp chuẩn mực là gì?

Nghề luật là nghề có ảnh hưởng lớn tới xã hội. Trong quá trình hành nghề, người hành người hành nghề sẽ chịu sự ràng buộc của các quy định pháp luật và quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp. Việc tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp và có ứng xử nghề nghiệp chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì, nâng cao uy tín của người hành nghề luật. Đây là một trong những giá trị cốt lõi mà người hành nghề luật cần thường xuyên bồi đắp, rèn giũa cho mình.(xem thêm: tổng đài tư vấn giao thông đường bộ)

Một người hành nghề luật có năng lực chuyên môn và giá trị đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực tự thân đã có một hình ảnh cá nhân tốt, một “thương hiệu cá nhân có giá trị trước cộng đồng và khách hàng.

2- Khả năng sử dụng công nghệ thông tin để tạo dựng hồ sơ năng lực chuyên nghiệp

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, một số ngành nghề phù hợp với việc xây dựng hồ sơ năng lực cá nhân thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Linkedin. Ví dụ: Thiết kế thời trang, quảng cáo, sản xuất phim ảnh, truyền hình... Bởi vì các nghề này cần sự tương tác xã hội, quảng bá, cơ hội tiếp xúc với càng nhiều người thì cảng tăng khả năng thành công. Tuy nhiên, đối với một số nghề cần sự bảo mật thông tin cao như nghề luật... thì việc sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng hình ảnh cá nhân hạn chế hơn rất nhiều. Do đó, những nội dung liên quan tới ứng dụng công nghệ, xây dựng và chuyển tải hồ sơ cá nhân dưới đây chủ yếu dành cho những người hành nghề luật cần chủ động tìm kiếm vụ (ví dụ như Luật sư).

Mỗi cá nhân cần lựa chọn một phương pháp xây dựng hình ảnh cá nhân, thương hiệu cá nhân phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, tránh xung đột với các quy tắc nghề nghiệp, phù hợp với năng lực, tính cách và “sở trường" của minh, thông qua công nghệ thông tin chuyển tại đến cộng đồng.(quan tâm: tư vấn sở hữu trí tuệ)

Có một số quan điểm cho rằng, cộng đồng mạng là đời sống ảo nhưng trong thực tế đời sống ảo có thể mang lại niềm vui thật và nỗi buồn thật. Do đó, mỗi cá nhân cần làm cho đời sống ảo lành mạnh ở một mức độ nhất định. Hay nói cách khác, người hành nghề luật có nhiều cách để chăm sóc và truyền “dưỡng chất” cho đời sống thật (vận động thể thao, luyện tập trí nhớ, hoàn thiện kỹ năng giao tiếp...) như thế nào thì cũng cần thực hiện một số biện pháp tương ứng để làm hồ sơ cá nhân trên mạng xã hội có sự linh hoạt, sống động và thú vị để tăng cường cơ hội giao lưu, quảng bá hình ảnh cá nhân và trên cơ sở đó, thành công trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

Cần lưu ý rằng, việc sử dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người hành nghề luật phải am hiểu nhất định để có thể tạo lập, điều chỉnh, sửa đổi các thông tin cá nhân của mình trên mạng xã hội. Nếu người hành nghề luật tự nhận thấy bản thân không thể điều hành và vận hành hồ sơ cá nhân trên trang mạng xã hội thì lựa chọn thuê một đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp để cập nhật thông tin, xử lý sự cố để phòng trường hợp hồ sơ cá nhân bị lạm dụng cho các mục đích chính trị, tội phạm, xâm hại đến đời sống hằng ngày bình thường của mình và gia đình là một lựa chọn nên được cân nhắc.(tìm hiểu về: dịch vụ tư vấn doanh nghiệp)

Nhìn chung, hồ sơ cá nhân được sử dụng để xây dựng hình ảnh cá nhân, thương hiệu cá nhân, cho dù được đầu tư bóng bẩy và trau chuốt đến mức nào đi chăng nữa, thì người hành nghề luật cũng nên cung cấp thông tin chân thật và bảo mật trong phạm vi giới hạn cần thiết. Người hành nghề luật có thể sử dụng hồ sơ cá nhân cho nhiều mục đích như: tìm kiếm việc làm, tìm kiếm khách hàng, vì sở thích, mua bán thương mại điện tử. Tuy nhiên, người hành nghề luật cũng hết sức cẩn thận đối với sự chính xác của thông tin, bởi vì nếu cung cấp thông tin sai lệch có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định về trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và hoặc trách nhiệm hình sự.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp chuẩn mực là gì?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.60466 sec| 946.141 kb