Đề xuất giải pháp để trao đổi với khách hàng, đồng nghiệp hiệu quả

22/07/2021
Sau khi đã tìm hiểu, xác định được vấn đề, các nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề, người hành nghề luật cần có các đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Do đó, khi tư duy, tìm và xác định các giải pháp cần tránh suy nghĩ cầu toàn, tránh đưa ra những kỳ vọng và áp lực quá lớn trong việc tim kiếm những giải pháp có thể giải quyết được triệt để vấn đề. 

 

đề xuất giải pháp Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

1- Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề 

Sau khi đã tìm hiểu, xác định được vấn đề, các nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề, người hành nghề luật cần có các đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề. Để có thể đưa ra được các để xuất giải quyết vấn đề, người hành nghề luật có thể tham khảo một số gợi ý như sau:

Xác định các tiêu chí cần có của giải pháp hay những điều kiện mà giải pháp cần phải đáp ứng: các tiêu chí đó có thể là các yêu cầu, mục tiêu tối thiểu cần phải có theo các quy định pháp luật hiện hành; những mong muốn hợp lý, hợp pháp của khách hàng, của các đường sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án, vụ việc: yêu cầu cần phải đáp ứng xuất phát từ thực tế của vụ việc, vấn đề. Để có thể xác định các tiêu chí này, bên cạnh việc trao đổi với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến vấn đề đang giải quyết thì người hành nghề luật cần tra cứu, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật và các quy định, quy chế nội bộ để xác định các tiêu chí, yêu cầu tối thiểu bắt buộc phải có, phải tuân thủ.

Cố gắng ghi nhận lại và liệt kê những ý tưởng mới phát khởi trong suy nghĩ của mình. Cần lưu ý rằng, tất cả các ý tưởng đều có những bất cập nhất định, nhưng có ý tưởng còn tốt hơn là không có. Đôi khi một ý tưởng không giải quyết được vấn đề nhưng việc tích hợp những ưu điểm của các ý tưởng có thể tạo ra giải pháp giải quyết vấn đề. Công việc của người hành nghề luật trong giai đoạn này là khởi mở và ghi nhận lại các ý tưởng, các giải pháp và đặc biệt lưu ý việc không đưa ra các đánh giá và nhận định gì ở giai đoạn này. Nếu vội đánh giá hay phản biện ngay những vẫn để bất cập của các ý tưởng, giải pháp thì có thể dẫn đến việc chặn dòng suy nghĩ của bạn lại hoặc làm phân tán quá trình tư duy dẫn đến việc không gợi mở, ghi nhận được những ý tưởng, giải pháp khác.

Mỗi vấn đề đều có thể có những vấn đề nhỏ và có thể trong những thời điểm nhất định chưa có giải pháp nào có thể giải quyết được triệt để vấn đề. Do đó, khi tư duy, tìm và xác định các giải pháp cần tránh suy nghĩ cầu toàn, tránh đưa ra những kỳ vọng và áp lực quá lớn trong việc tim kiếm những giải pháp có thể giải quyết được triệt để vấn đề. Việc chia nhỏ vấn đề để tìm các giải pháp tương ứng, gỡ rối từng nút thắt” trong một số trường hợp sẽ khiến giải quyết vấn đề một cách dễ dàng hơn.

2- Trao đổi với khách hàng, đồng nghiệp về các ý tưởng, giải pháp

Việc trao đổi với khách hàng, đồng nghiệp về các ý tưởng, giải pháp sơ bộ, mới phát khởi cũng có thể giúp cho người hành nghề luật có thêm những gợi ý để phát triển, hoàn thiện các đề xuất về ý tưởng và giải pháp. Đôi khi chính sự trao đổi giúp người hành nghề luật có thể tìm ra thêm các hướng đi, ý tưởng và giải pháp mới mà mình chưa có trước cuộc trao đổi,

Cần phát huy cách tư duy đột phá, sáng tạo, tránh những phương pháp tư duy theo lối mòn hoặc tư duy phức tạp hóa vẫn để hay cho là không thể giải quyết được vấn đề. Những phương thức tư duy đảo ngược vào vai một cá nhân trong vấn đề mình đang giải quyết hay vào vai của “kẻ phản diện” dễ tư duy theo lối suy nghĩ của người đối lập với mình có thể giúp người hành nghề luật khắc phục được sự tư duy theo lối mòn.

Tham khảo tiền lệ, kinh nghiệm là phương thức hết sức cần thiết đối với người hành nghề luật trên con đường hình thành ý tưởng và đưa ra các đề xuất giải pháp của mình. Người hành nghề luật có thể tham vẫn ý kiến của các đồng nghiệp đi trước đã từng giải quyết những vấn đề, vụ việc, vụ án tương tự như mình đang giải quyết hoặc tìm đọc, phân tích các hồ sơ vụ việc, giao dịch, vụ án, án lệ đã được giải quyết thành công để tham khảo cách làm, cách giải quyết vấn đề.

Khi đưa ra đề xuất giải pháp vẫn để, người hành nghề luật cần luôn ý thức rằng mỗi giải pháp nhất định đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, khi đưa ra đề xuất, cần nghiên cứu đề xuất nhiều giải pháp. Nội dung đề xuất cần thể hiện được một số nội dung cơ bản sau: tên gọi của giải pháp; mục tiêu của giải pháp; các nguồn lực để thực hiện giải pháp tu điểm, nhược điểm của giải pháp; các công việc cần tiến hành để thực hiện giải pháp; dự kiến kết quả thực hiện giải pháp.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1.  Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2.  Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3.  Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Đề xuất giải pháp để trao đổi với khách hàng, đồng nghiệp hiệu quả

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.53702 sec| 943.609 kb