Đi thực tế, xem xét, thẩm định tại chỗ, thực nghiệm điều tra
1- Đi thực tế, xem xét, thẩm định tại chỗ, thực nghiệm điều tra
Để có thể kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết quan trọng, có ý nghĩa trong việc tìm giải pháp giải quyết vấn đề, trong một số trường hợp người hành nghề luật còn phải đi thực tế, xem xét, thẩm định tại chỗ, thực nghiệm điều tra để có thể hình dung và hiểu được về bối cảnh vụ việc, vụ án một cách toàn diện hơn. Việc đi thực tế, xem xét, thẩm định tại chỗ, thực nghiệm điều tra là những cách thức để đi tìm lời giải cho các giả thuyết, nghi vấn, suy luận, câu hỏi.
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tiến hành thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
Cơ quan điều tra có thể tiến hành thực nghiệm điều tra theo quy định tại Điều 2014 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành bằng cách dựng lại hiện trưởng, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đổ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản. Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến. Việc thực nghiệm điều tra trong một số trường hợp cần thiết còn có sự tham gia của người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa bị hại, người làm chứng, do đó, người hành nghề luật có thể hình dung được rõ nét và thực tế hơn về trạng thái tâm lý, bối cảnh, sự hợp lý, những điểm bất cập so với hồ sơ vụ ăn đang tiến hành giải quyết.
2- Trao đổi với đồng nghiệp trong hành nghề luật
Trong quá trình tìm hiểu và giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hành nghề nghiệp, người hành nghề luật cần thiết phải có những trao đổi chuyên môn (nếu quy định pháp luật và quy định nội bộ cho phép) với đồng nghiệp của mình vì các lý do sau:
Mỗi cá nhân sẽ có những hạn chế nhất định về kiến thức, kinh nghiệm, các năng lực cá nhân và năng lực chuyên môn khác. Việc trao đối với cấp trên hoặc các đồng nghiệp khác giúp cho người thực hành nghề nghiệp có thêm những thông tin, ý kiến, quan điểm đánh giả nhìn nhận về vụ việc. Trong một số trường hợp, các đồng nghiệp có thể đưa ra ý kiến chuyên môn trái ngược một phần hoặc toàn bộ. Người hành nghề cần chú ý tới cơ sở, lập luận mà các đồng nghiệp đã dựa vào để đưa ra ý kiến, quan điểm mà không chỉ quan tâm tới quan điểm, kết luận của họ. Người hành nghề luật cần phải biết tôn trọng sự đa dạng, trái chiều, những ý kiến phản biện của đồng nghiệp. Bởi lẽ nó sẽ giúp cho người hành nghề luật nhìn nhận vấn đề mà mình đang giải quyết toàn diện và hợp lý hơn.
Trong một số trường hợp, đồng nghiệp cho ý kiến có thể là người không trực tiếp mẫm bắt thông tin về vụ việc mà người thành nghề luật đang phải giải quyết. Họ biết về vụ việc thông qua những thông tin, tài liệu, diễn biến cơ bản do người hành nghề cung cấp hoặc trao đổi. Chính vì không phải là người đi qua chi tiết về vụ việc nên cách nhìn vụ việc của họ có thể sẽ khái quát và mạch lạc hơn. Việc nhìn vụ việc ở một góc độ khác, không bị sa đã quá vào chi tiết có thể giúp đồng nghiệp phát hiện và đưa ra được những vấn đề, những ý kiến mà người đang phải trực tiếp giải quyết vấn đề không nhận ra.
Để việc trao đổi với đồng nghiệp có hiệu quả, người hành nghề luật cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đặt vấn đề, trao đổi với đồng nghiệp. Thông tin gì, tài liệu gì cần cung cấp để người được hỏi và nhận đề nghị trao đổi có thể hiểu nhanh, rõ, đúng về bối cảnh vụ việc là điều mà người hành nghề luật cần phải đánh giá và lựa chọn. Các câu hỏi, vấn đề cần xin ý kiến, trao đổi và tranh luận cũng cần phải xác định rõ ràng, cụ thể để tránh việc trao đổi về những vấn để không cần thiết hoặc không có ý nghĩa.
Như vậy có thể thấy việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc, trao đổi, tiếp xúc với các cá nhân có liên quan, đưa ra giả thuyết, nghĩ vẫn, suy luận, câu hỏi, đi thực tế, xem xét, thẩm định tại chỗ, thực nghiệm điều tra, trao đối với đồng nghiệp là những phương thức giúp cho người hành nghề luật có thể xác định được vấn đề một cách đúng và toàn diện nhất. Để có thể xác định được vấn đề thì điều mấu chốt nhất là phải biết, hiệu và tổng hợp được thông tin về vụ việc dưới nhiều góc độ. Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu quan trọng mà người hành nghề luật cần hướng tới khi thực hiện các phương pháp trong quá trình xác định vấn để đó là có được một cái nhìn khách quan, độc lập về vấn đề. Chính việc áp dụng đồng thời nhiều phương pháp, khai thác nhiều nguồn thông tin, người hành nghề luật có điều kiện và cơ hội để so sánh, đối chiếu, phát hiện ra những thông tin còn thiếu, còn mâu thuẫn, sai lệch hoặc chưa rõ ràng. Tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng của việc xác định vấn đề - một công việc có ý nghĩa tạo dựng cơ sở quan trọng cho các bước tiếp theo của quy trình giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, việc thực hiện các phương thức nêu trên còn giúp cho người hành nghề luật phân loại được vấn đề (vấn đề sai lệch; vấn đề cần cải thiện, hoàn thiện; vấn đề hiện tại; vấn để dự báo).
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm