Đối tượng chứng minh - những điều cần biết

27/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Về lý luận, đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện cần phải chứng minh để làm rõ nội dung và bản chất quan hệ pháp luật giữa các bên đương sự đã xảy ra. Tổng hợp các tình tiết, sự kiện đó tạo cơ sở cho việc xác định quyền, nghĩa vụ các bên và áp dụng quy định của pháp luật nội dung để giải quyết tranh chấp. Vậy phạm vi các sự kiện cần chứng minh rộng hơn các sự kiện thuộc đối tượng chứng minh như thế nào? Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về vấn đề này. 

 

 

Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu.

 

Đối tượng chứng minh - những điều cần biết

 

 

Để giải quyết vụ việc dân sự khách quan, chính xác, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì không chỉ những tình tiết, sự kiện thuộc đối tượng chứng minh mà cả những tình tiết, sự kiện có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ, việc dân sự dưới khía cạnh tố tụng cũng cần phải được chứng minh, như : những tình tiết, sự kiện làm căn cứ cho việc Tòa án ban hành quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ, quyết định chuyển vụ việc làm sự; những tình tiết, sự kiện làm căn cứ cho việc xác định thẩm quyền thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án... Cùng với đối tượng chứng minh, những tình tiết, sự kiện này tập hợp thành giới hạn chứng minh hay phạm vi chứng minh trong tố tụng dân sự.

 

 

Ví dụ : Ngày 04/01/2016, TAND huyện K, tỉnh Hà Nam thụ lý vụ án HN & GĐ giữa nguyên đơn là anh Lại Thế Việt và bị đơn là chị Đặng Huyền Ngọc. Trong quá trình giải quyết vụ án, Thư ký giúp việc cho Thẩm phán nhiều lần gửi giấy triệu tập nguyên đơn, bị đơn bằng đường bưu điện không có bảo đảm nhưng các đương sự đều có mặt đúng thời gian Toà án triệu tập. Khi thẩm phá ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

 

 

Thư ký lại tiếp tục triệu tập đương sự đến phiên tòa theo hình thức cũ, vì vẫn tin chắc rằng đương sự lại đến như những lần trước. Tuy nhiên, Tòa án đã hai lần gửi giấy triệu tập qua bưu điện nhưng nguyên đơn vẫn vắng mặt. Vì vậy, Thẩm phán coi đây là hành vi từ bỏ việc của nguyên đơn nên đã ra Quyết định đình chỉ số 15/2016/QĐĐC ngày 26/4/2016, đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nguyên đơn làm đơn kháng cáo quyết định của TAND huyện K lên Tòa án cấp phúc thẩm vì cho rằng nguyên đơn không nhận được triệu tập đến phiên tòa mà Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án của nguyên đơn, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 

 

Để đương sự được tham gia phiên toà thì Toà án phải có trách nhiệm tống đạt hợp lệ các thông báo, giấy triệu tập cho đương sự Pháp luật tố tụng dân sự quy định Toà án có thể tống đạt giấy triệu và cho đương sự thông qua dịch vụ bưu chính nhưng thực tiễn Tòa án không gửi giấy triệu tập được tống đạt bằng thư bảo đảm dẫn tới vi phạm quyền tham gia phiên tòa của đương sự.

 

 

Trong trường hợp này Luật sư cần hướng dẫn đương sự soạn thảo đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy quyết định đinh chi của Tòa án cấp sơ thẩm với lý do đương sự không tống đạt hợp lệ giấy triệu tập làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

 

 

Nghĩa vụ của đương sự là chứng minh những tình tiết, sự kiện làm căn cứ cho việc Tòa án ban hành quyết định đình chỉ, việc tống đạt của TAND huyện K qua dịch vụ bưu chính theo cách thông thường là chưa hợp lệ, bởi giấy triệu tập nếu gửi qua dịch vụ bưu chính thì phải gửi có bảo đảm, đích thân bưu tá phải giao tận tay cho người nhận, có ký xác nhận giấy chuyển bưu kiện và được chuyển trả lại cho Tòa án lưu hồ sơ. Việc tống đạt giấy triệu tập hợp lệ là cơ sở đảm bảo quyền tham gia phiên tỏa của đương sự.

 

 

Có thể nói, phạm vi các sự kiện cần chứng minh rộng hơn các sự kiện thuộc đối tượng chứng minh, cụ thể bao gồm :

 

 

- Những sự kiện pháp lý làm cơ sở cho yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn hay yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đây là nhóm tình tiết, sự kiện phải chứng minh mang tinh chất luật nội dung (các tình tiết, kiện thuộc đối tượng chứng minh). Bên cạnh những tình tiết, sự kiện về nội dung, còn phải chứng minh những tình tiết, sự kiện mang tính chất thuần túy “tố tụng"

 

 

Với tính chất đối tượng chứng minh được hình thành từ đặc trưng của loại án, Luật sư cần lưu ý xác định không chỉ quan hệ pháp luật chính (quan hệ pháp luật theo yêu cầu của nguyên đơn) mà cả các quan hệ pháp luật phái sinh – các quan hệ thuộc yêu cầu phản tố của bị đơn và/hoặc quan hệ đứng về phía người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, từ đó xác định được đối tượng chứng minh vụ án. Luật sư cần dựa vào các quan hệ pháp luật đã được xác định để xác định những tình tiết, sự kiện cần phải chứng minh.

 

 

Quy định về đối tượng chứng minh trong BLTTDS năm 2015 có sự phân biệt rõ ràng giữa giá trị chứng cứ và giá trị chứng minh. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh thì đương nhiên có giá trị chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện phải chứng minh thì chỉ có giá trị chứng cứ sau khi những tình tiết, sự kiện đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3.  

     

    Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

     

     

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Đối tượng chứng minh - những điều cần biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.15734 sec| 945.203 kb