Đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai và các dạng khiếu kiện phổ biến tại Tòa án
Nội dung bài viết
- 1- Nội dung quản lý nhà nước về đất đai, khiếu kiện Quyết định hành chính, Hành vi hành chính về quản lý đất đai
- 2- Các khiếu kiện hành chính thường gặp phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong thực tế
- 3- Các yếu tố phức tạp trong khiếu kiện hành chính về quản lý đất đai
- 3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
1- Nội dung quản lý nhà nước về đất đai, khiếu kiện Quyết định hành chính, Hành vi hành chính về quản lý đất đai
Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015 (Điều 30) và quy định của Luật Đất đai năm 2013 (Điều 22) về nội dung quản lý nhà nước về đất đai, khiếu kiện Quyết định hành chính, Hành vi hành chính về quản lý đất đai bao gồm các nhóm chính sau:
(i) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
(ii) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
(iii) Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;
(iv) Đăng ký đất đai , lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
(v) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất;
(vi) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
(vii) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai;
(viii) Các hoạt động quản lý đất đai khác có ban hành Quyết định hành chính, Hành vi hành chính cá biệt.
2- Các khiếu kiện hành chính thường gặp phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong thực tế
Trong đó, các khiếu kiện hành chính thường gặp phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong thực tế là những khiếu kiện Quyết định hành chính, Hành vi hành chính trực tiếp liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là các nhân, tổ chức như:
(i) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
(ii) Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
(iii) Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
(iv) Truy thu các khoản thuế, lệ phí thuộc nghĩa vụ của người sử dụng đất;
(v) Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai (xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp hành chính khác đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, về quản lý xây dựng công trình gắn liền với đất);
(vi) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
3- Các yếu tố phức tạp trong khiếu kiện hành chính về quản lý đất đai
Các khiếu kiện hành chính đối với Quyết định hành chính, Hành vi hành chính về quản lý đất đai thường có nhiều yếu tố phức tạp, đòi hỏi các chủ thể tham gia việc giải quyết phải có kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu và các yếu tố cần thiết khác. Các yếu tố phức tạp này thường bao gồm:
(i) Quan hệ pháp luật liên quan đến việc sử dụng, quản lý đất đai thường có điểm đặc biệt là gắn liền với một loại tài sản có giá trị lớn (quyền sử dụng đất) nên các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai thường có tính chất gay gắt, phức tạp dẫn đến các chủ thể rất khó dung hòa quan điểm, cách thức bảo vệ lợi ích vật chất trong các mối quan hệ pháp luật có liên quan.
(ii) Trong thực tiễn, các Quyết định hành chính, Hành vi hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai thường đan xen lẫn nhau, có thể giải quyết các vấn đề khác nhau trong cùng một vụ việc. Ví dụ: giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thu hồi đất đồng thời với thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gia quyết tranh chấp về đất đai đồng thời với việc xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đai. Do đó, trong vụ án hành chính thuộc dạng này, có thể có nhiều Quyết định hành chính hoặc Hành vi hành chính hoặc đồng thời cả Quyết định hành chính và Hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện theo ý chí của người khởi kiện và yêu cầu đặt ra đối với Tòa án là phải xác định Quyết định hành chính hoặc Hành vi hành chính nào đủ điều kiện trở thành đối tượng khởi kiện hợp pháp (người khởi kiện có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật).
Xem thêm:
- Kỹ năng của Luật sư khi thu thập chứng cứ trong vụ án khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai
- Quy định về thủ tục giải quyết khiếu nại sáng chế
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
(I) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm