Đối tượng và điều kiện thành lập doanh nghiệp

14/12/2024
Lý Thông
Lý Thông
Luật doanh nghiệp hiện nay quy định về những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp và điều kiện thành lập doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể dựa trên nguyên tắc doanh nghiệp được phép kinh doanh mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm.

1- Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp cho phép tạo lập mới một chủ thể kinh doanh. Khi tham gia vào thị trường, doanh nghiệp sẽ trở thành chủ thể của các giao dịch dân sự, thương mại, lao động..., tạo ra và chịu trách nhiệm về các quyền và nghĩa vụ tài sản. Do vậy, đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp phải là tổ chức, cá nhân có đủ khả năng và điều kiện phù hợp để chịu trách nhiệm về doanh nghiệp do mình khởi tạo.

Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là những tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận quyền thành lập doanh nghiệp. Trường hợp đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là cá nhân, cá nhân đó phải có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập. Nếu đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân, vì rằng, tổ chức chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năng chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó. Điều này là phù hợp và logic khi luật pháp của nước ta quy định “có tài sản độc lập” là điều kiện bắt buộc của một pháp nhân.

Xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, quyền thành lập doanh nghiệp của một số cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự và của một số tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ bị loại bỏ. Có thể kể đến các trường hợp phổ biến bị cấm thành lập doanh nghiệp sau đây:

" Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang bị cấm thành lập doanh nghiệp vì các lí do phòng chống tham nhũng, phòng chống cạnh tranh không lành mạnh và ảnh hưởng tiêu cực đến công vụ và chức trách đã được trả lương của họ;

Cá nhân đang trong thời gian bị mất, bị hạn chế quyền công dân;

Tổ chức sử dụng sai mục đích các nguồn ngân sách nhà nước được cấp, nhằm thu lợi riêng cho cơ quan đơn vị;

Pháp luật doanh nghiệp của mỗi quốc gia có quy định các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp với phạm vi cấm đoán khác nhau, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lí đối với mỗi nền kinh tế

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

2- Điều kiện thành lập doanh nghiệp

[a] Điều kiện về kinh tế

Muốn thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị điều kiện vật chất càn thiết để doanh nghiệp ra đời, như nhà xưởng, kho bãi, văn phòng, máy móc thiết bị... Công việc này do các nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở góp vốn đầu tư ở dạng tiền mặt, hiện vật hay tài sản khác. Tùy thuộc lĩnh vực kinh doanh và khả năng tài chính của nhà đầu tư, vốn đầu tư thành lập ở mỗi doanh nghiệp có quy mô rất khác nhau. Cân nhắc một lượng vốn cần và đủ để tồn tại, cạnh tranh và phát triển là công việc của nhà đầu tư. Sai số ở khâu tính toán này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bị đào thải do không đủ sức cạnh tranh.

Từ triệt lí đó, luật pháp đa số các nước đều không can thiệp vào quy mô vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp và để các nhà đầu tư tự quyết định trong sự điều tiết của thị trường. Chỉ trong một số ngành, nghề nhất định, xét thấy cần kiểm soát điều kiện vật chất tối thiểu cho hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn, nhà nước có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp. Mức vốn này được gọi là mức vốn pháp định, theo đó, vốn điều lệ của doanh nghiệp phải bảo đảm từ mức vốn pháp định trở lên. Một số ngành, nghề cần đáp ứng quy định về mức vốn pháp định như chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ mua bán nợ...

[b] Điều kiện về pháp lí

Theo quy định hiện hành, điều kiện pháp lý mà tổ chức, cá nhân cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp bao gồm:

(i) Thứ nhất, điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp.

- Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020

- Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:

- Tổ chức không có tư cách pháp nhân;

- Người chưa đủ 18 tuổi, không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

(ii) Thứ hai, điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty.

 - Theo Khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

- Hiện nay Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Tuy nhiên vốn điều lệ có thể hiểu là toàn bộ tài sản mà các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty góp vào vì vậy cần phải dựa vào tình hình thực tế và số vốn chắc chắn có thể góp để đăng ký mức vốn điều lệ cho phù hợp nhất.

- Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn quy định và vẫn không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

(iii) Thứ ba, điều kiện ngành nghề kinh doanh

- Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.

- Còn đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tra cứu danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.

(vi) Thứ tư, tên và trụ sở doanh nghiệp

- Tên công ty phải tuân thủ quy định tại Điều 37, 38 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể:

- Tên doanh nghiệp bao gồm hai thành phần theo thứ tự: Loại hình doanh nghiệp - Tên riêng;

- Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn/công ty TNHH”, “công ty cổ phần/công ty CP”, “công ty hợp danh/công ty HD” hoặc “doanh nghiệp tư nhân/DNTN/doanh nghiệp TN”.

- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái, các chữ F, J, Z, W, số và ký hiệu.

Lưu ý tên doanh nghiệp không được rơi vào các trường hợp sau:

- Đặt trùng tên hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký;

- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tên của tổ chức chính trị,... để làm toàn bộ tên hoặc một phần của tên riêng;

- Sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức và truyền thống lịch sử, văn hóa.

- Trụ sở chính của doanh nghiệp phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, trụ sở là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp.

Thứ năm, về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

- Được quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Có thể khái quát về các điều kiện để một chủ thể có thể làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch hội đồng quản trị tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.

- Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Xem thêm: Hướng dẫn về hợp đồng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Đối tượng và điều kiện thành lập doanh nghiệp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Đối tượng và điều kiện thành lập doanh nghiệp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Đối tượng và điều kiện thành lập doanh nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16530 sec| 972.578 kb