Động cơ và mục đích phạm tội
1- Khái niệm động cơ và mục đích phạm tội
[a] Động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.Ví dụ: Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội đánh bạc - động cơ phạm tội là các con bạc sát phạt nhau.Động cơ phạm tội chỉ có thể đặt ra với các tội thực hiện với lỗi cố ý. Còn các tội thực hiện với lỗi vô ý chỉ có động cơ của xử sự. Ví dụ: tại thời điểm vượt đèn đỏ, động cơ của xử sự là để đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên đã gây hậu quả tai nạn.
Đa số trường hợp phạm tội, động cơ phạm tội là tình tiết định khung tăng nặng hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó, việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt hoặc quyết định hình phạt. Ví dụ: Động cơ đê hèn của tội giết người.
[b] Mục đích phạm tội
Mục đích phạm tội là cái mốc mà người phạm tội đặt ra mong muốn đạt được khi thực hiện tội phạm.Giữa mục đích phạm tội và hậu quả của tội phạm luôn có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hậu quả của tội phạm là sự thể hiện, sự phản ánh mục đích phạm tội. Chính vì vậy mà trong mỗi cấu thành tội phạm chỉ có sự hiện diện của một trong hai dấu hiệu này mà thôi. Thông thường những tội nào hậu quả khó xác định thì dấu hiệu mục đích mới có thể được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Ví dụ: Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, mục đích phạm tội được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm.
Có thể so sánh để thấy được sự khác biệt giữa chúng theo các tiêu chí sau:
Mục đích phạm tội: Nằm trong ý thức chủ quan, Mục đích có trước.
Hậu quả tội phạm: Thể hiện ngoài thế giới khách quan.Hậu quả của tội phạm có sau.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
2- Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đối với vấn đề trách nhiệm hình sự
[a] Sai lầm về pháp luật
Sai lầm về pháp luật là sự đánh giá không đúng của một người về tính chất pháp lý của hành vi đã thực hiện. Sai lầm về pháp luật có hai dạng:
Dạng thứ nhất, đó là trường hợp một người khi thực hiện hành vi cho rằng hành vi của mình không phải là tội phạm nhưng Bộ luật hình sự quy định đó là tội phạm thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã thực hiện.
Ví dụ: A nhờ B vận chuyển hộ cho mình 1 kg thuốc phiện từ Mèo Vạc về giao cho M ở Thị xã Tuyên Quang. B biết đó là thuốc phiện nhưng cho rằng vận chuyển hộ thuốc phiện là không có tội nên B đã đồng ý. Trường hợp này B vẫn bị truy tố về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Dạng thứ hai: Là trường hợp một người khi thực hiện hành vi cho rằng hành vi của mình là tội phạm nhưng Bộ luật hình sự không quy định đó là tội phạm thì họ không phải chịutrách nhiệm hình sự.Ví dụ: A và B cãi nhau, A dùng dao thường chém B một nhát, gây thương tích cho B với tỷ lệ thương tật là 5%, A cho rằng mình đã phạm tội cố ý gây thương tích nên đã đến cơ quan Công an tự thú. Trường hợp nàyBộ luật hình sựkhông quy định là tội phạm nên A không phải chịutrách nhiệm hình sự.
[b] Sai lầm về sự việc
Sai lầm về sự việc là trường hợp một người đánh giá không đúng về những tình tiết thực tế của hành vi của mình.
Sai lầm về sự việc có những dạng như sau:
Sai lầm về công cụ phương tiện: Là trường hợp một người thực hiện hành vi nhằm xâm hại một khách thể được Luật Hình sự bảo vệ nhưng trên thực tế đã không xâm hại được vì đã sử dụng nhầm công cụ phương tiện mà người đó muốn.
Sai lầm về mối quan hệ nhân quả: Là trường hợp một người đánh giá không đúng về sự phát triển của hành vi của mình.
Sai lầm về đối tượng tác động: Định giết A nhưng nhầm B là A nên đã giết B.
Sai lầm về khách thể có 03 dạng:
Dạng thứ nhất: Một người khi thực hiện hành vi nhằm xâm hại một khách thể nhất định nhưng trên thực tế đã không xâm hại được vì đã tác động nhầm vào đối tượng tác động không thuộc khách thể được Luật Hình sự bảo vệ. Trường hợp này họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội có ý định thực hiện.
Dạng thứ hai: Một người khi thực hiện hành vi nhằm xâm hại một khách thể được Luật Hình sự bảo vệ nhưng trên thực tế đã không xâm hại được vì tác động nhầm vào đối tượng tác động thuộc khách thể khác được Luật Hình s ựbảo vệ.Trên thực tế là hành vi trộm cắp thuốc phiện nhưng trong ý thức chủ quan là trộm cắp tài sản (trường hợp này người thực hiện hành vi đó phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản).
Dạng thứ ba: Một người thực hiện hành vi không nhằm xâm hại khách thể được Luật Hình sự bảo vệ nhưng trên thực tế đã xâm hại đến khách thể do tác động nhầm vào đối tượng tác động được Luật Hình sự bảo vệ.
Trường hợp này phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả thực tế đã xảy ra với lỗi vô ý. Chúng ta có thể minh hoạ các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp sai lầm về sự việc như sau:
(i) Sai lầm về công cụ. Ý thức chủ quan: Dùng thuốc độc giết người. Thực tế khách quan: Thuốc bổ. Thực tế khách quan: Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự: Không thay đổi.
(ii) Sai lầm về mối quan hệ nhân quả. Ý thức chủ quan: A bắn B. Thực tế khách quan: C chết. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự: Vô ý làm chết người.
(iii) Sai lầm về đối tượng tác động. Ý thức chủ quan: A giết B. Thực tế khách quan: C chết. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự: Giết người chưa đạt. Vô ý làm chết người.
(iv) Sai lầm về khách thể. Ý thức chủ quan: A cướp tài sản trên tay B. Thực tế khách quan: Thuốc phiện. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự: Cướp tài sản.
Như vậy, cơ sở xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong trường hợp có sai lầm về sự việc là phải xuất phát từ việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội, bởi vì ý thức chủ quan của người phạm tội mới là sự thể hiện về mặt nội dung về bản chất của vụ án.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Động cơ và mục đích phạm tội được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Động cơ và mục đích phạm tội có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư doanh nghiệp, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm