Giai đoạn Pháp thuộc và thời kỳ chế độ Nguy Sài Gòn

06/03/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Đào Lê Nhật Hậu

Ở giai đoạn Pháp thuộc, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và là thuộc địa của Pháp. Sau khi xâm lược Nam kỳ, thực dân Pháp đã ban hành sắc lệnh áp dụng Bộ luật Napoleon của Pháp, thừa nhận chế định luật sư của Pháp tại Đông Dương được thực hiện thống nhất theo Sắc lệnh ngày 25/7/1864 của Hoàng Đế Napoleon III, tổ chức luật sư được thành lập theo khu vực: Hà Nội, Sài Gòn, Campuchia, Lào, đặt bên cạnh Tòa án thuộc địa.

1- Giai đoạn Pháp thuộc 

Ở giai đoạn pháp thuộc, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và là thuộc địa của Pháp. Sau khi xâm lược Nam kỳ, thực dân Pháp đã ban hành sắc lệnh áp dụng Bộ luật Napoleon của Pháp, thừa nhận chế định luật sư của Pháp tại Đông Dương được thực hiện thống nhất theo Sắc lệnh ngày 25/7/1864 của Hoàng Đế Napoleon III, tổ chức luật sư được thành lập theo khu vực: Hà Nội, Sài Gòn, Campuchia, Lào, đặt bên cạnh Tòa án thuộc địa. Ở Việt Nam, trước năm 1930, hoạt động luật sư do người Pháp giữ độc quyền, sau khi ban hành Sắc lệnh ngày 25/5/1930, thực dân Pháp mới tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn và có quy định mở rộng đối tượng tham gia là người Việt Nam với điều kiện phải tốt nghiệp đại học luật khoa và phải tập sự trong một Văn phòng biện hộ của một luật sư thực thụ với thời gian 5 năm. Sau khi tập sự, người tập sự phải qua kỳ sát hạch và được Hội đồng công nhận thì mới trở thành luật sư và mở văn phòng hành nghề. Trước khi vào tập sự và trở thành luật sư thực thụ, người luật sư phải tuyên thệ trước Tòa án thực dân không được làm điều gì trái với pháp luật và triệt để trung thành với chế độ thực dân. Khi xâm chiếm nước ta làm thuộc địa, thực dân Pháp thiết lập bộ máy nhà nước thực dân mà tiêu biểu là nhà tù và Toà án. Nhưng bên cạnh đó, Pháp cũng “nhập cảng” luôn cả chế độ luật sư tư bản để lừa bịp dư luận, làm ra vẻ chế độ thực dân cũng tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo.(đọc thêm: tư vấn luật hình sự miễn phí)

Ở Việt Nam từ năm 1930 trở về trước, các luật sư người Pháp độc quyền làm nghề bào chữa. Với Sắc lệnh ngày 25/5/1930 về tổ chức luật sư, thực dân Pháp mới cho phép tổ chức Hội đồng luật sư ở Hà Nội và Sài Gòn có người Việt Nam tham gia.

2- Thời kỳ chế độ ngụy Sài Gòn

Thời kỳ chế độ nguỵ Sài Gòn từ năm 1954 - 1975 ở miền Nam Việt Nam, luật về nghề luật sư ở chế độ nguy Sài Gòn được ban hành theo Dụ 25 ngày 05/12/1952, được sửa đổi bởi Dụ số 41 ngày 15/11/1954 và hoàn chỉnh nhất là hai luật: Luật thứ nhất là Luật số 01/62 ngày 08/01/1962 ấn định “Quy chế luật sư và và tổ chức luật sư đoàn” được thi hành cho đến năm 1975; Luật thứ hai là Luật số 025/66 ngày 07/7/1966 quy định các điều kiện trở thành luật sư và tổ chức Luật sư đoàn, quy định về việc phải qua được cuộc thi khả năng hành nghề luật sư trước khi hành nghề. Pháp luật thời kỳ này đã quy định một số nội dung đáng chú ý, có tư tưởng của chủ nghĩa tự do dân chủ Hoa Kỳ, đó là: Thứ nhất, luật sư là chức danh không kiêm nhiệm hoặc liên quan đến chức vụ quản trị doanh nghiệp, thương mại, báo chí, trừ trường hợp kiêm nhiệm là giáo sư hay giảng viên luật. Thứ hai, đã có đề cập một số quy tắc các đạo đức trong hành nghề, ứng xử của luật sư. Thứ ba, tổ chức luật sư đư. thiết lập bên cạnh Tòa án thương thơm cùng quản hạt và luật sư chỉ được hàng nghề tại hạt nhất định, nếu hành nghề thuộc quản hạt khác phải được phép của Chánh nhất Tòa thượng thẩm sở tại hoặc Chánh thẩm các Tòa án đặc biệt Thiữ tư, quy định trang phục riêng tại phiên tòa. Thứ năm, luật sư được quyền bất khả xâm phạm khi hành nghề, bào chữa, bảo vệ cho thân chủ tại phiên tòa ngoại trừ trường hợp xúc phạm thẩm phán, vi phạm công quyên hay xúi giục việc phi pháp".(tìm hiểu về: hợp đồng vay tiền)

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Giai đoạn Pháp thuộc và thời kỳ chế độ Nguy Sài Gòn

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.28008 sec| 942.336 kb