Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại

"Khi giải quyết tranh chấp riêng tư, trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng".

Xiusdide (Hy Lạp)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại

Hoạt động thương mại: là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Điều 3 Luật thương mại năm 2005). 

Tranh chấp thương mại: là những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại: là việc các bên tranh chấp thông qua hình thức, thủ tục thích hợp tiến hành các giải pháp nhằm loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Liên hệ

I- KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

1- Cách hiểu về tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều vǎn bản pháp luật. 

Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật thương mại năm 1997. Tại Điều 238 Luật thương mại quy định: tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại.. Theo đó, nội hàm hoạt động thương mại theo quy định của Luật thương mại nǎm 1997 rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại. Hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba nhóm: hoạt động mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại.  

Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy định của Luật thương mại nǎm 1997 đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp đó có thể được coi là các tranh chấp thương mại, vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong đó có cả những Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên (Công ước New York 1958) gây không ít những trở ngại, rắc rối trong thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập. 

Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 không trực tiếp đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại song với sự hiện diện của khái niệm “hoạt động thương mại” theo nghĩa rộng đã tạo ra sự tương đồng trong quan niệm về thương mại và tranh chấp thương mại của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế. Theo quy định tại Khoản 2 Ðiều 3 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 thì hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi, thuê, cho thuê; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính,ngân hàng; bảo hiểm; thǎm dò; khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. 

Như vậy, khái niệm thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam đã được mở rộng, phù hợp với khái niệm thương mại trong Luật mẫu của Liên hợp quốc về trọng tài (UNCITRAL Model Law), Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ và WTO. Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động thương mại tham gia vào việc giải quyết tranh chấp vừa có ý nghĩa trong vấn đề công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Viet Nam.Khái niệm “hoạt động thương mại” quy dinh tai Pháp lệnh Trọng tài thương mại nǎm 2003 đã thể hiện sự đột phá trong việc tiếp cận các chuẩn mực chung của thông lệ và pháp luật quốc tế. Vì vậy, khái niệm hoạt động thương mại đã được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực thương mại. 

Luật thương mại năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 đã đưa ra một khái niệm về hoạt động thương mại tương đối giản đơn. Tuy nhiên, khái niệm này cũng đã hàm chứa và lột tả được nội hàm của hoạt động thương mại. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. 

Theo khái niệm này, quan niệm về hoạt động thương mại được mở rộng bao gồm mọi hoạt động có mục đích sinh lợi. Hướng tiếp cận này của Luật thương mại cho thấy, khái niệm về hoạt động thương mại đã thể hiện sự tương đồng với khái niệm kinh doanh trong Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng như Luật doanh nghiệp năm 2014. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoǎc tất cả các cong doan cua quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng đã liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thuong mai thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Bộ luật Tố tụng dân sự nǎm 2015 không sử dung thuat ngữ “tranh chấp thương mại” độc lập mà sử dụng chung thuật ngữ “tranh chấp kinh doanh, thuong mại” nhưng nội dung của các tranh chấp về kinh doanh thương mại được quy định tại Ðiều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự thực chất là các tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận của Luật thương mại nǎm 2005. Ðiều đó cho thấy,mǎc dù có sự khác nhau về cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn chung quan niệm về hoạt động thương mại và tranh chấp thương mại được thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật tương đối nhất quán. 

Từ việc tiếp cận trên, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trinh thuc hiện các hoạt động thương mại.

2- Đặc điểm của tranh chấp thương mại

Thứ nhất, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể. Mâu thuẫn được hiểu là trạng thái xung đột, đối xứng nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp.Quan hệ thương mại và bất đồng giữa các bên trong quan hệ thương mại là điều kiện cần và đủ để tranh chấp phát sinh. Trong hoạt động thương mại,các bên vừa hợp tác đồng thời vừa canh tranh nhau để đạt được những mục đích de ra. Do dó, viec phát sinh nhũng mâu thuẫn,bất đồng trong quá trình thực hiện quyền và nghīa vu cūa các bên là điều tất yếu. 

Các quan hệ thương mại có bàn chất là các quan hệ tài sản nên noi dung tranh chấp thường liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tếcúa các bên. Thông thường,những mâu thuǎn bát đòng vè quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong các mối quan hệ cụ thể bao gồm: 

- Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng;tư vấn kỹ thuật; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư tài chính, ngân hàng;bảo hiểm; thǎm dò, khai thác. 

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia,tách,chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 

- Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Thứ hai, những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải phát sinh từ hoạt động thương mại. 

Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật. Trong nhiều trường hợp,tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau,tuy nhiên cũng có thế có những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp. Đối với tranh chấp thương mại phái là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ những hoạt dong nham muc dich sinh loi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ung dich vu, đầu tư,xúc tiến thương mại và các hoạt động nhǎm mục đích sinh lợi khác.

Thứ ba, tranh chấp thương mại chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân. 

Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân(cá nhân kinh doanh, pháp nhân)với nhau. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại, trong những trường hợp nhất đinh,các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thuong mai khi trong các giao dịch bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật thương mại.' Khoa học pháp lý gọi giao dịch này là giao dịch hỗn hợp (hành vi hỗn hợp). Về bản chất, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân không phải là hoạt động thương mại thuần túy, nhưng bên không nhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp dụng Luật thương mại thì quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật thương mại và tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật này phải được quan niệm là tranh chấp thương mại.

Quy tắc được pháp luật của Pháp và nhiều quốc gia áp dụng để giải quyết loại tranh chấp này đó là cǎn cứ vào bị đơn là thương nhân hay không phải là thương nhân. Nếu bị đơn là thương nhân thì nguyên đơn (bên có hành vi dân sự) có thể chọn Toà thương mại hoặc Toà dân sự để giải quyết vụ tranh chấp. Trường hợp nguyên đơn chọn Toà thương mại thì các quy định khắt khe hơn của Luật thương mại được áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp. Ngược lại, bị đơn không phải là thương nhân thì nguyên đơn (bên có hành vi thương mại) chi có quyền kiện ra Toà dân sự và Luật dân sự được áp dụng để giải quyết  vu tranh chấp mà các quy định của Luật thương mại không thể áp dụng cho đối phương không phải là thương nhân. 

Tranh chấp thương mại là một trong những hệ quả của hoạt động thương mại. Vì vậy, việc nghiên cứu các dǎc điểm của tranh chấp thương mại theo quy dinh của pháp luật Việt Nam sẽ là cơ sở để thấy rõ sự khác biệt với tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO trên các phương diện: (i) tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO là tranh chấp thương mại quốc tế liên quốc gia, liên chính phủ; (ii) các bên tranh chấp là thành viên WTO,các tổ chức quốc tế, các cá nhân, pháp nhân... không thể là một bên của tranh chấp; (iii) khách thể của tranh chấp luôn liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các hiệp định và thỏa thuận của WTO và (iv) tranh chấp phải được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (DSM).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

II- PHÂN LOẠI TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI 

Dựa trên những căn cứ pháp lý khác nhau, tranh chấp thương mại được chia thành các loại tranh chấp sau: 

Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế. 

Cǎn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên. 

Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: tranh chấp thương mại gồm tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, tài chính.

Căn cứ vào quá trình thực hiện: tranh chấp thương mại bao gồm các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. 

Cǎn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh chấp thuong mai bao gom: tranh chấp thương mại hiện tại và tranh chấp thương mại trong tương lai.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

III- CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại cần đáp ứng được một số yêu cầu như sau:

Một là, là nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh thương mại. Các hoạt động kinh doanh thương mại là diễn ra liên tục theo một trình tự. Nếu giải quyết kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của các chủ thể, có thể bị ngừng trệ, uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường có thể bị giảm sút.... Do đó yêu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời là yêu cầu cần thiết cơ bản nhất của các chủ thể khi xảy ra các tranh chấp.

Hai là, khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh, thương mại. Vì khi xảy ra các tranh chấp các chủ thể sợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình nên họ sẽ muốn có một phương thức giải quyết khách quan nhất.

Ba là, là giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên. Bí mật kinh doanh là những thông tin hữu ích cần thiết để tạo nên những sự thành công, những thương hiệu nhất định. Các đối thủ cạnh tranh trên thương trường tìm rất nhiều cách để tiếp cận những thông tin đó. Vì vậy bất kì một doanh nghiệp, chủ thể nào muốn tồn tại lâu dài được bền vững trên thị trường thì cần bảo vệ những bí mật kinh doanh là điều cần thiết. Ngoài ra uy tín của các bên cũng là mối lo ngại khi giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại bởi hoạt động kinh doanh thương mại quan trọng chữ tín, nếu mất uy tín thì doanh nghiệp, cá nhân đó khó có thể phát triển được trên thị trường.

Bốn là, là kinh tế ít tốn kém. Đây là yêu cầu cần thiết mà bất cứ chủ thể nào cũng đều cần.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

IV- HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Có bốn (04) hình thức giải quyết tranh chấp thương mại được quy định tại Điều 317 Luật thương mại năm 2005 như sau:

Một là, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng giữa các bên.

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. 

Ưu điểm hình thức thương lượng: [1] Đơn giản, ít tốn kém; [2] Bí mật kinh doanh được bảo đảm tối đa; [3] Mức độ phương hại đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên thấp.

Nhược điểm hình thức thương lượng: [1] Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lí nào bảo đảm việc thực thi thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng; [2] Khi một hoặc các bên tranh chấp không nỗ lực, thiện chí, trung thực trong quá trình thương lượng thì khả năng thành công rất mong manh, mục tiêu và kết quả thương lượng thường không đạt được.

Hai là, giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. 

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Việc hòa giải phải dựa trên các nguyên tắc sau: [1] Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; [2] Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; [3] Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba (Điều 4 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP)

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại: tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

Ưu điểm của hình thức hòa giải: [1] Thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt và ít tốn kém; [2] Ít chịu sự chi phối của các nguyên tắc hay hoạt động của các cơ quan công quyền; [3] Các bên giữ được các bí mật kinh doanh và uy tín của nhau; [4] Do xuất phát từ sự tự nguyện với thiện chí của các bên, phương án hòa giải dễ được các bên thường nghiêm túc thực hiện.

Nhược điểm: [1] Không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải; [2] Trường hợp hoà giải không thành, không chỉ mất thêm chi phí hòa, bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể mất quyền khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện không còn (thường xảy ra khi bên kia thiếu thiện chí, lợi dụng hòa giải để dây dưa trì hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình).

Ba là, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại: [1] Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội; [2] Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật; [3] Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; [4] Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; [5] Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

Điều kiện giải quyết tranh chấp: [1] Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp; [2] Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; [3] Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Ưu điểm của hình thức trọng tài thương mại: [1] Đảm bảo tính bảo mật, nội dung tranh chấp và danh tính của các bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại; [2] Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng: các bên được chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không trải qua nhiều cấp xét xử; [3] Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay Tòa án nào.

Nhược điểm của hình thức trọng tài thương mại: [1] Chi phí để giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài khá lớn, không phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; [2] Trọng tài tuyên án chỉ sau một cấp xét xử duy nhất, nên các quyết định của trọng tài có thể không chính xác, gây thiệt hại đối với một trong các bên tranh chấp.

Bốn là, giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

Giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.  

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án: [1] Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự; [2] Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; [3] Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự; [4] Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự; [5] Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; [6] Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; [7] Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai; [8] Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự; [9] Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; [10] Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án; [11] Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: [1] Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; [2] Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; [3] Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty; [4] Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; [5] Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật (Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). 

Ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án: [1] Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh ý chí quyền lực nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Nếu một trong các bên không thực hiên, bên có quyền lợi hợp pháp bị xâm hại có thể yêu cầu tòa án áp dụng những biện pháp cưỡng chế cần thiết; [2] Trình tự, thủ tục chặt chẽ do giải quyết thông qua hai cấp xét xử. Bên cạnh đó để bảo vệ quyền, lợi ích của các bên bằng thẩm quyền của mình tòa án có thể thực hiện theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm để xem xét lại bản án, quyết định của tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật. [3] Tại Việt Nam, chi phí giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án thấp hơn rất nhiều so với chi phí tại Trọng tài thương mại hay Trọng tài quốc tế.

Nhược điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án: [1] Các bên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định mang tính hình thức của tố tụng; [2] Việc xét xử công khai tại Tòa án có thể ảnh hưởng đến uy tín hoặc bí mật kinh doanh của các bên; [3] Quá trình giải quyết tranh chấp có thể bị kéo dài, xử đi xử lại khiến các bên tranh chấp phải chịu bất lợi.

Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh có ưu điểm và nhược điểm của mình. Các bên có quyền tự do lựa chọn phương thức phù hợp, phụ thuộc vào lợi thế mà mỗi phương thức đem lại, mức độ phù hợp của phương thức so với nội dung của tranh chấp và thiện chí của các bên.

V- THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng (Điều 319 Luật thương mại 2005).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

Thực hiện bởi: Phạm Nhật Thăng - điều phối marketing Công ty Luật TNHH Everest (tham khảo: Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.57622 sec| 1195.516 kb