Giám sát theo dõi, thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai

27/02/2023
Giám sát của công dân đối với quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Việc giám sát này được thực hiện theo hình thức giám sát trực tiếp thông qua việc phân ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết hoặc giám sát gián tiếp theo cách thức phản ánh, gửi đơn đến các tổ chức đai điện đề các tổ chức này thực hiện quyền giám sát.

1- Khái niệm

Giám sát là một thuật ngữ thường được nhắc tới trong nhiều mối quan hệ xã hội nhị giám sát xây dựng, giám sát thương mại, giám sát kỹ thuật, giám sát tài chính... Vậy giám sát cần được hiểu như thế nào? Một cách thông dụng nhất, giám sát là hoạt động theo đối, kiểm tra, xem xét việc thực hiện, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những điều đã quy định. Thông qua đó mà xác định những tồn tại để làm ra những giải pháp khắc phục. Đánh giá là quá trình xem xét một cách khách quan và có hệ thống một sự việc, hiện tượng, một chính sách... đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành, nhằm xác định những căn cứ để đưa ra các quyết định phù hợp.

Với ý nghĩa đó, trong hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý đất đai nói riêng, giám sát và đánh giá có mối liên hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Quá trình giám sát cung cấp những thông tin cần thiết cho việc đánh giá. Bởi vậy, hai biện pháp này đều là các biện pháp quan trọng nhằm định hướng cho các hoạt động đạt được những mục tiêu đề ra.

Trong lĩnh vực đất đai, hoạt động giám sát được thực hiện để xác lập căn cứ cho quá trình theo dõi, đánh giá sự tuân thủ pháp luật, tính hiệu quả trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với vị thế là chủ thể đai diện cho quyền sở hữu toàn dân về đất đai, có quyền thống nhất quản 1í đất đai, Nhà nước, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần được đặt trong mối quan hệ chịu sự chi phối và giám sát của chủ sở hữu. Luật đất đai năm 2013 đã thực sự pháp lý hóa những mối quan hệ cần phải được thừa nhận. Đó là, trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - một nội dung mang tính chất then chốt trong hoạt động quản lý, cho việc khai thác, giữ gìn và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai vì sự phát triển bền vững cho tương lai của đất nước, cơ quan nhà nước có thâm quyên phải tổ chức lấy ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân; xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình hội đồng thâm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Người dân với tư cách là chủ sở hữu đất đai có quyền theo dõi, đánh giá hoạt động quản lý đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2- Các chủ thể thực hiện quyền giám sát quản lý sử dụng đất

Thông thường, các hoạt động giám sát ở Việt Nam được chia thành giám sát mang tính chất quyền lực và giám sát không mang tính chất quyền lực.

Thứ nhất, giám sát mang tính chất quyền lực do Quốc hội và hội và hội đồng nhân dân các cấp thực hiện theo quy định của Hiến pháp và Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và UBND.

Thứ hai, giám sát không mang tính chất quyền lực do Mặt trận Tả quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận về quản lý, sử dụng đất theo quy định của Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thứ ba, giám sát của công dân đối với quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Việc giám sát này được thực hiện theo hình thức giám sát trực tiếp thông qua việc phân ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết hoặc giám sát gián tiếp theo cách thức phản ánh, gửi đơn đến các tổ chức đai điện đề các tổ chức này thực hiện quyền giấm sắt.
 
3- Nội dung giám sát

Đối với công dân, nội dung giám sát trong quản lý và sử dụng đất bao gồm:

- Việc lập, điều chỉnh, công bố thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai, định giá đất;

- Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đai điện cho người dân phải kiểm tra, xử lí, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền, chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh.

4- Ý nghĩa, mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra

Trên thực tế, quá trình quản lý đất đai gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức và thự hiện pháp luật đất đai. Đó là những hoạt động rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa hiểu biết pháp luật với việc áp dụng pháp luật, Muốn có sự tác động đúng hướng, đúng lúc, đúng chỗ vào quá trình vận động đó thì phải tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra để biết được kết quả tác động của cơ quanquản 1í đối với đối tượng bị quản lý ở các khía cạnh tích cực và hạn chế, từ đó đề ra các biện pháp đúng để phát huy mặt tốt, khắc phục mặt xấu, đảm bảo cho pháp luật đất đai được chấp hành nghiêm chỉnh, tăng cường kỷ cương trong công tác quản lý đất đai, đảm bảo pháp chế XHCM.
Với ý nghĩa đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm các mục đích sau:

Thứ nhất, phát hiện và kiến nghị với cơ quan quản lý đất đai sửa chữa những thiếu sót trong quá trình quản lý nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, hoàn chỉnh các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất đai.

Thứ hai, qua thanh tra nhằm tham gia vào hoạt động kiểm tra việc thực hiện chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đất đai; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Thứ ba, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi ví phạm pháp luật đất đai, qua đó, đảm bảo thực hiện đúng đắn các chính sách pháp luật đất đai, tăng cường trách nhiệm đối với cơ quan quản lý và người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi của Nhà nước với tư cách là người đai điện cho chủ sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, duy trì trật tự ổn định, đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

5- Nội dung thanh tra

Để đảm bảo đất đai được sử dụng một cách hợp pháp, hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao, nội dung thanh tra phải thể hiện cụ thể được mục đích của việc thanh tra, tức là phải phù hợp với đối tượng thanh tra và phạm vi thanh tra.

- Đối với các cơ quan quản lý Các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với đất đai. Chức năng đó được thể hiện bằng những nhiệm vụ quản lý đất đai trong từng giai đoạn cụ thể.

Thanh tra việc quản lý các quy hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý đất đai, theo dõi các biến động về đất đai và để xét duyệt các thủ tục cho người sử dụng đất.

- Đối với người sử dụng đất, nội dung thanh tra được thể hiện trên các phương diện sau:

QSDĐ hợp pháp là sử dụng đất khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Việc xác định một chủ thể nào đó có QSDĐ bao giờ cũng gắn liền với các yếu tổ về diện tích, vị trí và loại đất. Khi tiến hành thanh tra phải chú ý tới nội dung đó. Ngoài ra còn thanh tra việc đăng ký và khai báo biến động về đất đai...

Thanh tra tình hình sử dụng đất, tức là thanh tra việc sử dụng đất có đúng với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và đúng mục đích đã chỉ trong quyết định giao đất, cho thuê đất không? Nếu chủ thể sử dụng đất vào mục đích phi nông nghiệp thì phải kiểm tra quá trình thực hiện dự án đầu tư với việc sử dụng và bế trí mặt bằng đã được duyệt, qua đó xem xét quá trình sử dụng đất có hợp lý hay không? Đối với chủ thể sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp thì phải xem xét các biện pháp canh tác trên đất, bảo vệ đất, cải tạo đất... Nghĩa là thanh tra việc thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất. Thanh tra tình hình sử dụng đất là nội dung quan trọng nhất đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lí và có hiệu quả.

0 bình luận, đánh giá về Giám sát theo dõi, thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36895 sec| 967.078 kb