Giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại

13/03/2023
Không phải sự thỏa thuận nào giữa các chủ thể cũng dẫn tới việc hình thành hợp đồng, cũng như không phải mọi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau đểu phát sinh từ sự thỏa thuận. Một thỏa thuận giữa các chủ thể được coi là hợp đồng và được pháp luật bảo vệ phải đáp ứng những điều kiện theo quy định của pháp luật, trong đó có điều kiện tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng.

I- GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 

(I) Nguyên tắc giao kết hợp đồng trong thương mại.

Hợp đồng thương mại được giao kết theo các nguyên tắc quy định cho hợp đồng nói chung. Nguyên tắc giao kết hợp đồng được quy định xuất phát nhằm bảo đảm quyền tự do họp đồng.Quyền tự do hợp đồng của các tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ, và quyền đó phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật đểkhông xâm hại đến lợi ích chính đáng của các chủ thể có liên quan. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Cơ sở pháp lý ghi nhận các nguyên tắc này là Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các nguyên tắc cơ bản cúa pháp luật dân sự, bao gồm:

“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đểu bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2.Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập,thực hiện,chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sựkhông được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của nguời khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”

Viêc tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với ý chí thực của họ; hợp đồng có thể mang lai loi ích cho các bên đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cẩn bảo vệ.

(II) Nội dung của hợp đồng thương mại.

Nội dung của hợp đồng thương mại là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trên cơ sở vai trò của các điều khoản trong hợp đồng, có thể phân chia nội dung của hợp đồng thành các loại: (i) Điều khoản chủ yếu (điều khoản cơ bản) là những điều khoản quan trọng nhất của một hợp đồng; (ii) Điều khoản thông thường là những điều khoản đã được pháp luật quy định, nếu các bên không thỏa thuận thì coi như đã mặc nhiên công nhận và phải thực hiện theo quy định của pháp luật; (iii) Điều khoản tùy nghi là những điều khoản do các bên tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau khi pháp luật không có quy định.

Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 không quy định trong một hợp đồng nói chung và hợp đồng trong kinh doanh nói riêng,các bên bắt buộc phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào. Tuy nhiên, đối với từng loại hợp đồng cụ thể, pháp luật chuyên ngành có thể có quy định về những nội dung bắt buộc phải có (nội dung chủ yếu) của hợp đồng, chẳng hạn như nội dung chủ yếu của hợp đồng kinh doanh bảo hiểm được quy định tại Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010,2019;nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 141 Luật Xây dựng năm 2014, sửa dổi,bổ sung nǎm 2016,2018,2019...

Đối với những hợp đồng mà pháp luật không có quy định về nội dung chủ yếu, thì các bên có thể thỏa thuận nội dung của hợp đồng trên cơ sở những quy định mang tính “khuyến nghị”, “định hướng” của pháp luật, thói quen và tập quán thương mại. Từ các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019, xuất phát từ tính chất của quan hệ hợp đồng thương mại, có thể thấy những điều khoản quan trọng của hợp đồng thương mại bao gồm: đốì tượng, chất lượng,giá cả,phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm thực hiện hợp đồng. Trong thực tiễn, các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng thương mại có ý nghĩa hướng dẫn các bên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, đồng thời phòng ngừa những tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

(III) Thủ tục giao kết hợp đồng trong thương mại.

Để nghị giao kết hợp đồng:  

Để nghị giao kết hợp đồng có ban chất là hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể,có nội dung bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định.Từ quy định của Điều 386 Bộ luật Dân sự năm 2015,có thể định nghĩa để nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý dịnh giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về để nghị này của bên để nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.

Vê nguyên tắc, hình thức của để nghị giao kết hợp đồng phải phù hợp với hình thức của hợp đồng. Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định vê hình thức của để nghị hợp đồng, song có thể dựa vào quy định về hình thức của hợp đồng để xác định hình thức của để nghị hợp đồng, theo đó để nghị hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này. Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức của hợp đồng phải bằng văn bản thì hình thức của đển ghị giao kết hợp đồng cũng phải bằng văn bản.

Để nghị giao kết hợp đồng được gửi đến cho một hay nhiêu chủ thể đã xác định. Hiệu lực của để nghị giao kết hợp đồng thông thường được bên để nghị ấn định. Trường hợp bên để nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực của để nghị giao kết hợp đồng thì để nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên đuợc dê nghịnhận được để nghị đó. Căn cứ xác định bên được để nghị đã nhận được để nghị giao kết hợp đồng là: (i) Để nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được để nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được để nghị là pháp nhân; (ii) Để nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được để nghị; (iii) Khi bên được để nghị biết được để nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Bên để nghị phải chịu trách nhiệm về lời để nghị của mình. Trong thời hạn để nghị hợp đồng có hiệu lực, nếu bên được đề nghị thông báo chấp nhận vô điều kiện để nghị giao kết hợp đồng thì hợp đồng hình thành và ràng buộc các bên. Nếu các bên không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng thì phải chịu các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng theo thoa thuận phù họp với quy đinh cúa pháp luật.

Trong trường hợp bên để nghị giao kết hợp đồng thay dổi hay rút lại để nghị giao kết hợp đồng thì phải thông báo ngay cho bên nhận để nghị giao kết hợp đồng. Bên để nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại để nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:

(i) Bên được để nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại để nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

(ii) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại để nghi phát sinh trong trường hợp bên để nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại để nghị khi điều kiện đó phát sinh.

Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của để nghị giao kết hợp đồng thì đó là để nghị mới. Bên để nghị giao kết hợp đồng có thể hủy bỏ để nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong để nghị và bên được để nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ để nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận để nghị giao kết hợp đồng.

Để nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong truong hợp bên được để nghị chấp nhận giao kết hợp đồng hoặc bên duợc đê nghịtrả lời không chấp nhận. Ngoài ra, để nghị giao kết hợp đồng cũng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

(i) Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

(ii) Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại để nghị có hiệu lực;

(iii) Khi thông báo vê việc huy bỏ để nghị có hiệu lực;

(iv) Theo thỏa thuận của bên để nghị và bên được để nghị trong thời hạn chờ bên được để nghị trả lời.

Khi bên được để nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi để nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới.  

Chấp nhận để nghị giao kết hợp đồng:

Chấp nhận để nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được để nghị đối với bên để nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của để nghị. Sự im lặng của bên được để nghị không được coi là chấp nhận để nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau:

(i) Khi bên để nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên để nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là để nghị mới của bên chậm trả lời.

(ii) Khi bên để nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trảlời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.

(iii) Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên để nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên để nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

(iv) Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương thức khác thì bên được đểnghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trù trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn trả lời.

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên để nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Trường hợp bên để nghị giao kết hợp đồng chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được để nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì để nghị giao kết hợp đồng van có giá tri, tru truòng hợp nội dung giao kết gắn liên với nhân thân bên để nghị.

Trường hợp bên được để nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khǎn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liển với nhân thân bên được để nghị.

(IV) Thời điểm giao kết hợp đồng.

Về nguyên tắc chung, hợp đồng đuợc giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau phụ thủộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng. Theo quy định của Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng thương mại như sau:

(i) Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên để nghị nhận được chấp nhận giao kết.

(ii) Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự tra lòi chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng cua thời hạn đó.

(iii) Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

(iv) Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời diểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung cúa hợp đồng.

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiêu lực từ thờii điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chi có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

II- THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

(I) Nguyên tắc thực hiện hợp đồng

Những thỏa thuận trong hợp đồng có hiệu lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên; hợp đồng có tính chất là “luật” đối với các bên. Các bên phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận theo đúng hợp đồng. Để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cho các bên, đồng thời không xâm hại đến những lợi ích mà pháp luật cẩn bảo vệ, pháp luật quy định những nguyên tắc, có tính chất bắt buộc phải tuân theo đối với các chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng. Việc thực hiện hợp đồng thương mại phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”. Cùng với các quy định của Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung nǎm 2017,2019, các bên trong hợp đồng có nghĩa vụ:

(i) Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng,số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;

(ii) Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau;

(iii) Không được xâm phạm đến lợi ích cúa Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

(II) Cách thức thực hiện hợp đồng

Cách thức thực hiện hợp đồng được pháp luật quy định phù hợp với tính chất của từng loại hợp đồng. Theo pháp luật hiện hành, cách thức thực hiện hợp đồng được quy định cho các loai hợp đồng như sau:

(i) Đối với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thỏa thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý.

(ii) Đối với hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp bên phải thực hiện nghĩa vụ thực hiện quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 411 Bộ luật Dân sự năm 2015 và trường hợp khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cẩu bổi thường thiệt hại (Điều 413 Bộ luật Dân sự năm 2015). Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

(iii) Đối với hợp đồng vì lợi ích của nguòi thứ ba: Khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cẩu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đốì với mình; nếu các bên trong hợp đồng có tranh chấp vê việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích cúa người thứ ba.

III- KHUYẾN NGHỊ CÔNG TY LUẬT TNHH EVEREST

(i) Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.40917 sec| 1006.688 kb