Giới thiệu về các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế

07/05/2023
Nguyễn Thị Hải
Nguyễn Thị Hải
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội được tái bản có chỉnh lí gồm 3 quyển: Quyển 1 về Phần chung; Quyển 2 và Quyển 3 về Phần các tội phạm. Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế thuộc Chương VI của giáo trình này quy định về phạm vi cũng như nội dung của từng loại tội phạm cụ thể. Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn đọc khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của chương cũng như điểm mới của Bộ luật hình sự năm 201 về các tội này.

1 - Khái niệm:

Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân qua việc vỉ phạm quy định của Nhà nước trong quản lí kinh tể.

2 - Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế có một số đặc điểm chung sau:

- Khách thể của các tội phạm thuộc chương này là các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế đó là “nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tể, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Điều 50 Hiến pháp năm 2013).

- Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế có thể là chủ thể bình thường hoặc có thể là chủ thể có dấu hiệu đặc biệt. Trong nội dung tành bày về dấu hiệu pháp lí của các tội cụ thể, dấu hiệu chủ thể của tội phạm chỉ được trinh bày khi chủ thể của tội phạm có dấu hiệu đặc biệt.

- Sự xâm hại các quan hệ xã hội này được biểu hiện cụ thể qua sự vi phạm ở mức độ nhất định các quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế. Những quy định này rất đa dạng, có thể có tính chất chung cho toàn bộ hệ thống kinh tể nhưng cũng có thể có tính chất riêng cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế.

- Hậu quả của các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tể là thiệt hại gây ra hoặc đe doạ gây ra cho nền kinh tế quốc dân cũng như cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế. ở một sổ tội phạm nhất đỉnh, hậu quả đó được thể hiện là thiệt hại vật chất cụ thể.

Với nội dung là những hành vi vi phạm quy định của Nhà nước trong quản lí kinh tế, khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế cũng có sự thay đổi cùng với sự thay đổi của chính sách kinh tế cũng như sự thay đổi của nền kinh tế trong từng thời kì, phạm vi cũng như nội dung của từng loại tội thuộc chương này cũng có sự thay đổi theo.

3 - Cấu trúc:

Trong Bộ luật hình sự năm 2015, các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế được quy định ở chương XVIII. Xét về cấu trúc, so với quy định trước đó, chương XVIII của Bộ luật hình sự năm 2015 có điểm mới là được chia thành 3 mục với các tội danh được xếp theo nhóm tương ứng. Đó là:

Mục 1 - Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại;

Mục 2 - Các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm;

Mục 3 - Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lí kinh tế.

4 - Điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế

Xét về nội dung, chương XVIII của Bộ luật hình sự năm 2015 đã có nhiều điểm mới đáng kể.

- Trước hết, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung một số tội danh mới.

Ví dụ như tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213); tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều214); tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215); tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tể, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216); tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Điều 217); tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản (Điều 218); tội vi phạm quy đỉnh về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222)...

Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã sửa đổi một sổ tội danh cho phù hợp với chính sách hình sự, tình hình thực tế của đất nước cũng như phù hợp với quy định tương ứng thuộc luật chuyên ngành về tiật tự quản lí kinh tế. Ví dụ như: tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192); tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); tội trốn thuế (Điều 200)... Một sổ tội danh bỉ hủy bỏ do quy định về tội phạm đó không còn phù hợp với tình hình mới như tội kinh doanh trái phép, tội báo cáo sai trong quản lí kinh tể, tội vi phạm quy định về cẩp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó có tội bị huỷ bỏ do Bộ luật hình sự năm 2015 đã cụ thể hoá một số hành vi phạm tội của tội này thành một số tội danh cụ thể (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tể gây hậu quả nghiêm trọng).

- Một điểm mới khác của Bộ luật hình sự năm 2015 là sự quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với một sổ tội phạm trong đó có 22 tội thuộc chương các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế như tội buôn lậu (Điều 188); tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 189); tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191); tội sản xuât, buôn bán hàng giả (Điều 192), tội đầu cơ (Điều 196), tội trốn thuế (Điều 200)...

- Về hình phạt đối với các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, mức phạt tiền (ở hình phạt chính và ở hình phạt bổ sung) đều được nâng lên để đảm bảo tính nghiêm minh trong xử lí hình sự cũng như để phù hợp với tình hình thực tế.

Tham khảo: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần các tội phạm tập 1 (Đại học Luật Hà Nội năm 2018 do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà làm chủ biên)

0 bình luận, đánh giá về Giới thiệu về các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.93409 sec| 951.484 kb