Hành nghề luật sư ở một nước trên thế giới

"Ở mặt tốt nhất, con người cao thượng nhất trong tất cả các loài động vật; tách khỏi luật lệ và công lý, anh ta trở thành tồi tệ nhất".

- Aristotle

Hành nghề luật sư ở một nước trên thế giới

Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng về kinh tế, thương mại của các nước trên thế giới, đặc biệt sự phát triển kinh tế mang tính toàn cầu hiện nay, các nghề nghiệp mang tính hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế toàn cầu cũng được phát triển theo, trong đó phải kể đến nghề Luật sư.

Tuy mỗi nước có một hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng làm nên tính chất địa phương cao, nhưng việc hình thành và phát triển của các nước lại có những đặc điểm mang tính khá tương đồng.

Bài viết phân tích về điều kiện hành nghề và hình thức hành nghề luật sư ở một số nước có nền tư pháp phát triển nhất thế giới: Anh, Pháp, Mỹ, Đức.

Liên hệ

I-  HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở ĐỨC

1- Điều kiện trở thành Luật sư ở Đức

Các Luật sư phải vượt qua hai kỳ thi cấp tiểu bang. Kỳ thi cấp tiểu bang đầu tiên kết thúc quá trình giáo dục học thuật ở trường đại học và kỳ thi thứ hai kết thúc quá trình thực tập hai năm tiếp theo (Hội đồng trọng tài). Yêu cầu này là giống nhau đối với hành nghề độc lập và Luật sư nội bộ.

Luật sư nước ngoài từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có thể hành nghề tư nhân như một Luật sư nước ngoài tại Đức. Sau khi hành nghề tại Đức trong ba năm, một Luật sư EU có thể đăng ký để được nhận vào làm Luật sư Đức (Chỉ thị số 98/5EC về tiêu chuẩn của Luật sư - Chỉ thị về Chứng chỉ Luật sư).

Luật sư từ các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể xin phép hành nghề tại Đức theo luật của quốc gia xuất xứ của họ, cũng như luật quốc tế (mục 206, Đạo luật Luật sư Liên bang).

Luật sư sáng chế phải hoàn thành bằng đại học khoa học hoặc kỹ thuật, tích lũy kinh nghề nghiệp thực tế và trải qua thời gian đào tạo Luật sư 34 tháng.

2- Hình thức tổ chức hành nghề ở Đức

Luật pháp Đức cho phép các công ty luật được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Các công ty luật có thể được thành lập như một công ty cổ phần hoặc một công ty theo luật nước ngoài (ví dụ: Một công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn theo luật của Anh “LLP"). Tuy nhiên, đa số là các hình thức tổ chức truyền thống và phổ biến nhất vẫn là công ty hợp danh.

Không có hạn chế nào đối với các Luật sư hoạt động độc lập để cung cấp các dịch vụ pháp lý trên cơ sở tự do. Về nguyên tắc, bất kỳ Luật sư nào cũng có thể tư vấn cho khách hàng về mọi vụ việc và mọi quy mô (luật sư tư vấn).

Theo truyền thống, việc cung cấp các dịch vụ pháp lý được dành riêng cho các Luật sư. Tuy nhiên, các dịch vụ pháp lý có thể được cung cấp như một dịch vụ bổ sung cho một nghề chính khác (Mục 5, Đạo luật Dịch vụ Pháp lý - Rechtsdienstleistungsgesetz). Điều này bao gồm: lời khuyên pháp lý do các cố vấn bảo hiểm cung cấp liên quan đến các khía cạnh pháp lý của bảo hiểm, hoặc của các ngân hàng liên quan đến các vấn đề quản lý đầu tư. Ngoài ra, Mục 2, Tiểu mục 2 của Đạo luật Dịch vụ Pháp lý cho phép đòi nợ (Inkasso) như thực hiện một dịch vụ pháp lý.

Các công ty luật thường cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cho các tổ chức từ thiện hoặc phi lợi nhuận. Sinh viên luật cũng được phép cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp, với một số hạn chế nhất định.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

II- HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở MỸ

1- Điều kiện trở thành Luật sư ở Mỹ

Ở Mỹ, muốn trở thành Luật sư phải qua một kỳ thi để công nhận là Luật sư (Bar examination). Người muốn tham gia kỳ thi này phải tốt nghiệp trường luật (Law School). Những người muốn được vào học tại một trường luật phải có một bằng cử nhân có nghĩa là phải tốt nghiệp một trường đại học nào có trước đó.

Bằng Luật sư là bằng thứ hai và được gọi là Juris Doctor. Trong quá trình đào tạo tại trường đại học, các cử nhân luật ở Mỹ đã được trang bị khá đầy đủ những kỹ năng cần thiết đối với nghề luật thông qua nhiều chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo luôn luôn được cập nhập theo nhu cầu của xã hội.

Đặc biệt, việc đào tạo trong các “Trung tâm hành nghề luật” (Legal Clinic) đã cung cấp cho các Luật sư những kỹ năng cơ bản và quan trọng của nghề luật và cho các sinh viên cơ hội được thực hành các kỹ năng này với các vụ việc có thật đã làm cho các Luật sư có thể làm việc ngay sau khi ra trường. Đây cũng là một nét đặc trưng của đào tạo luật ở Mỹ và mô hình đào tạo này đã được phổ biến ra nhiều nước trên thế giới.

Ngày nay, người ta biết đến mô hình đào tạo này như một phương pháp đào tạo thành công của Mỹ mặc dù nó được người Đức sáng lập ra và áp dụng vào dạy luật đầu tiên.Như trên đã nêu, các sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường muốn trở thành Luật sư thì phải vượt qua kỳ thi do Hiệp hội Luật sư tổ chức. Thường thì điều kiện trở thành Luật sư do các thẩm phán quy định. Các Tòa án tối cao bang dựa vào các quy định của Hiến pháp, các đạo luật và tham khảo các quy định của Hiệp hội Luật sư Mỹ (ABA) để quy định điều kiện trở thành Luật sư của bang mình.

Kỳ thi công nhận Luật sư được tổ chức một năm hai lần. Đây là kỳ thi viết với nội dung về cả lý thuyết và thực hành. Ngoài ra, thí sinh còn phải trải qua một kỳ thi quốc gia vì trách nhiệm nghề nghiệp (đạo đức nghề nghiệp).

Để được công nhận là Luật sư, các bang còn quy định điều kiện cư trú tại bang. Thời gian này được yêu cầu không dài, ví dụ, ở bang Hawaii thời gian này là một năm. Một số bang khác như Florida, Illinois, Louisiana... lại không yêu cầu về thời gian cư trú tại bang. Yêu cầu về thời gian cư trú chỉ áp dụng đối với người lần đầu tiên xin công nhận Luật sư tại một bang.

Ở Mỹ, Tòa án của từng tiểu bang là cơ quan có thẩm quyền công nhận Luật sư và cho phép hành nghề Luật sư. Cơ quan này sẽ chứng nhận lời tuyên thệ của người xin công nhận Luật sư và ghi tên người dó vào danh sách Luật sư. Danh sách này được đăng ký tại phòng hành chính của Tòa án. Người xin được công nhận Luật sư phải tuyên thệ trước Tòa án tại một phiên tòa xét xử công khai.

Giấy công nhận Luật sư và cho phép hành nghề có giá trị vĩnh viễn trừ khi nó bị thu hồi hoặc đình chỉ. Luật sư có trách nghiệm hàng năm gửi báo cáo về tài chính, công việc, đạo đức nghề nghiệp, khóa học đã tham dự... về Ủy ban về khiếu nại và kỷ luật Luật sư trực thuộc Tòa án tối cao Bang. Ủy ban này có thể gọi là cơ quan chủ quản của Luật sư vì hàng năm Luật sư phải nộp phí, báo cáo và chịu kỷ luật (nếu có) của Ủy ban.

Việc tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức đối với Luật sư là bắt buộc. Hàng năm, Luật sư phải tham gia một số khóa học gọi là chương trình đào tạo tiếp tục. Nếu trong vòng từ 01 đến 02 năm, Luật sư không tham dự chương trình đào tạo tiếp tục thi Ủy ban có thể đình chỉ tư cách của Luật sư.

Ở Mỹ, người được công nhận Luật sư của Bang nào thì chỉ được hành nghề tại Bang đó. Tuy nhiên, Luật sư đã hành nghề tại một bang có thể xin công nhận và cho phép hành nghề tại bang khác nhưng phải đáp ứng các điều kiện do bang đó quy định. Một số Bang không yêu cầu phải tham gia kỳ thi công nhận Luật sư và kỳ thi quốc gia về trách nhiệm nghề nghiệp đối với những người có thâm niên thực hành nghề luật, trong đó bao gồm cả những người dạy luật.

Luật sư hành nghề tại Tòa án bang cũng có thể xin công nhận và cho phép hành nghề tại Tòa án liên bang. Thủ tục xin công nhận do Tòa án tối cao liên bang quy định nhưng đơn giản hơn nhiều so với thủ tục xin công nhận và cho phép hành nghề tại Tòa án của các tiểu bang.

Xem thêmVề Công ty Luật TNHH Everest

2- Hình thức hành nghề luật sư ở Mỹ

- Luật sư Mỹ có thể hành nghề trong các công ty hợp danh, văn phòng hoặc các nghề tự do. Ngoài ra, Luật sư có thể làm công ăn lương cho Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức hoạt động phi lợi nhuận...

Với tư cách là Luật sư làm công ăn lương (in house lawyer), Luật sư có thể chịu trách nhiệm toàn bộ, một phần hoặc không chịu trách nhiệm gì tuỳ theo hợp đồng được hai bên ký kết. Việc xác định thù lao của Luật sư hoàn toàn tự do. Luật sư được phép yêu cầu thù lao theo giờ, theo kết quả công việc... Các Luật sư danh tiếng có thể yêu cầu khách hàng trả cho mình hàng nghìn đô la cho mỗi giờ. Đối với các vụ tranh chấp về tài sản, đòi bồi thường thiệt hại, Luật sư có thể thỏa thuận với khách hàng trả thù lao theo kết quả công việc và nhiều khi thù lao nhận được tới 50% giá trị tranh chấp.

- Hình thức tổ chức công ty luật (Law firm) chủ yếu là công ty luật hợp danh bao gồm hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn. Công ty hợp danh thông thường do các Luật sư cùng nhau thành lập, điều hành công ty cũng như cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng lợi nhuận thu được. Các Luật sư trong công ty hợp danh thông thường chịu trách nhiệm cá nhân và liên đới với các nghĩa vụ của công ty. Công ty hợp danh hữu hạn do ít nhất hai Luật sư trở lên thành lập, trong đó có ít nhất một Luật sư chịu trách nghiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty (hội viên nhận vốn), còn các Luật sư khác chỉ chịu trách nghiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty (hội viên hùn vốn).

- Luật sư có thể mở văn phòng Luật sư do cá nhân mình làm chủ, tự quản lý điều hành và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Luật sư có thể hành nghề tự do có nghĩa là Luật sư ký kết hợp đồng làm việc cho một văn phòng Luật sư hay một công ty luật.

- Cung cấp dịch vụ pháp lý bởi những người không phải là Luật sư. Những người không phải Luật sư bị cấm hành nghề luật. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Một ngoại lệ lịch sử vẫn tiếp tục có hiệu lực trong tất cả các khu vực pháp lý của Mỹ là một cá nhân có thể cung cấp các dịch vụ pháp lý cho chính mình, và những hoạt động tự phục vụ như vậy không phải là hành vi trái pháp luật.

- Tư vấn pháp luật nước ngoài:

Tư vấn pháp luật nước ngoài là một loại hình cung cấp dịch vụ pháp lý khác mà việc sử dụng Luật sư ở nước này gần đây đã tăng lên, đặc biệt là ở một số thành phố lớn. Các nhà tư vấn pháp lý nước ngoài là các Luật sư nước ngoài, với sự cho phép của một tiểu bang ở Mỹ, được phép cung cấp dịch vụ tư vấn trong tiểu bang về luật của quốc gia nơi họ đủ điều kiện làm Luật sư. Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), một hiệp định quốc tế mà Mỹ là thành viên, cho phép việc cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư nước ngoài tại Mỹ.

- Dịch vụ pháp lý miễn phí (probono work):

Một thực trạng quan trọng và phức tạp là nhu cầu của người nghèo không thể chi trả cho các dịch vụ pháp lý cần thiết. Mỹ đã xử lý vấn đề này như thế nào? Nói đến nghề luật không thể bỏ qua hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí được thực hiện bởi các công ty luật. Các hoạt động này rất phong phú, bao gồm từ việc hỗ trợ các cá nhân không đủ khả năng chi trả từ tư vấn đến tranh tụng, cung cấp các hoạt động nghiên cứu cho các tổ chức, kể cả các tổ chức nhà nước. Các hoạt động này được thực hiện bởi các công ty luật có phạm vi hoạt động khác nhau, từ những công ty nhỏ đến công ty lớn, bao gồm cả những công ty hoạt động chuyên nghiệp hoặc một bộ phận chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong một công ty luật. Các dịch vụ này tuy được cung cấp miễn phí nhưng chất lượng phải bảo đảm như dịch vụ có thu phí. Nguồn kinh phí cho các hoạt động này cũng rất phong phú, bao gồm các quỹ do Chính phủ cung cấp, các quỹ do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ hoặc do chính các công ty luật chi trả. Tuy nhiên trên thực tế số lượng các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý có sẵn để phục vụ người nghèo tiếp tục thiếu trầm trọng.

- Hiệp hội nghề nghiệp:

Ở Mỹ có rất nhiều hội nghề nghiệp của Luật sư như hội Luật sư về luật công ty, hội Luật sư trên internet... và ở từng bang đều có hội nghề nghiệp của Luật sư. Một số bang quy định việc gia nhập đoàn Luật sư là không bắt buộc, hoàn toàn do ý nguyện của Luật sư (18 bang). Nhưng có bang quy định muốn hành nghề Luật sư phải gia nhập đoàn Luật sư tham gia các hội nghề nghiệp để được cung cấp các thông tin pháp luật, bồi dưỡng về nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp...

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

III- HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở PHÁP

1- Điều kiện trở thành Luật sư ở Pháp

Khi tốt nghiệp đại học, sinh viên luật tại Pháp được trang bị những kiến thức cơ bản và quan trọng về luật pháp, tuy nhiên những kiến thức này là chưa đủ để có thể hành nghề luật.

Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp, cử nhân luật phải tiếp tục tham gia các khóa đào tạo chuyên biệt dành cho các ngành nghề cụ thể. Đối với nghề Thẩm phán, cử nhân phải thi vào học tại Trường đào tạo thẩm phán tại Bordeaux trong thời gian 30 tháng. Để trở thành Luật sư cần phải vượt qua kỳ thi để vào Trường Luật (EDA) - trường đại học được tổ chức như một phần của Viện nghiên cứu Tư pháp (IEJ). Đây là điều kiện bắt buộc để tiếp cận với nghề nghiệp. Kỳ thi này chỉ có thể được thực hiện ba (03) lần và ứng viên phải là người đã hoàn thành năm đầu tiên của chương trình thạc sĩ luật bốn năm hoặc có bằng cấp tương đương. Những sinh viên vượt qua kỳ thi sẽ tham gia một chương trình giáo dục chuyên nghiệp, có tính chất thực tế, do một trường luật cung cấp. Có 15 EDA ở Pháp cung cấp đào tạo ban đầu và liên tục.

Nghị định thi hành ngày 21/12/2004 đã thay đổi các quy định về đào tạo ban đầu của Luật sư. Sáu tháng của khóa đào tạo do ODA cung cấp được dành để tiếp thu các kiến thức cơ bản, đặc biệt nhấn mạnh vào quy chế, đạo đức nghề nghiệp và các khía cạnh thực tế của hành nghề Luật sư. Chương trình đào tạo này được áp dụng chung cho tất cả sinh viên luật. Sáu đến tám tháng tiếp theo được dành để thực hiện một dự án sư phạm cá nhân (PPI). Mục đích của học kỳ này là khuyến khích sinh viên luật xác định các lựa chọn cá nhân của họ và chuẩn bị cho việc hòa nhập vào cuộc sống nghề nghiệp.

Trong học kỳ thứ ba, sinh viên luật thực tập tại một văn phòng luật. Khi hoàn thành khóa đào tạo này, sinh viên luật phải vượt qua kỳ thi Chứng chỉ năng khiếu về nghề pháp lý (gọi tắt là CAPA). Sau đó, họ tuyên thệ trước Tòa án và đăng ký vào đoàn Luật sư mà họ lựa chọn. Chỉ khi đó, họ mới có danh hiệu Luật sư đầy đủ năng lực (Avocat). Hội đồng các Hiệp hội Luật sư Quốc gia (Conseil national des barreaux) hiện đang xem xét một cải cách sâu rộng về đào tạo ban đầu; chủ yếu, điều này sẽ tập trung vào việc đào tạo dưới hình thức thực tập.

Ở Pháp, sau khi trải qua tất cả các khóa học cần thiết và vượt qua được tất cả các kỳ thi, các luật gia phải trải qua thời kỳ tập sự 02 năm. Luật sư tập sự chưa thể làm việc độc lập ngay với tư cách một Luật sư bào chữa ở phiên tòa, họ buộc phải làm việc với tư cách cộng tác viên cho một Luật sư khác hoặc làm việc với tư cách một Luật sư tư vấn. Sau thời gian tập sự nếu có nhận xét tốt mùa Luật sư hướng dẫn tập sự, người thực tập sẽ được nhận giấy chứng nhận hết tập sự và trở thành Luật sư chính thức.

2- Hình thức hành nghề luật sư ở Pháp

Trong một thời gian dài, việc thực hành với tư cách là Luật sư độc lập được duy trì. Kể từ Đạo luật số 71-1130 ngày 31/12/1971, cơ quan lập pháp đã thiết lập một số cơ cấu hành nghề nhóm, từ đó cho phép các văn phòng luật phát triển và hiện đại hóa trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế. Tại thời điểm này, Luật sư có thể được hành nghề dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng hầu hết các Luật sư hành nghề riêng lẻ.

Những Luật sư làm việc trong công ty hợp danh chiếm tỷ lệ không cao; Luật sư làm việc theo tập thể/nhóm ngày càng tăng. Số lượng những người hành nghề trong công ty có cơ cấu đông (không mở cho các thành viên bên ngoài tham gia) tương đối ổn định, cho dù là công ty luật hợp danh (10% số nhóm), công ty liên doanh (0,7% số nhóm), hay công ty dân sự chuyên nghiệp (37% làm việc trong một tập thể/nhóm). Một giai đoạn mới bắt đầu với việc thông qua Đạo luật số 90-1258 ngày 31/12/1990, đạo luật này đã bổ sung các hình thức hoạt động bằng cách tạo ra các công ty đại chúng trên thị trường vốn mở có cấu trúc quy định tương thích với hoạt động tự do của Luật sư.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest

IV- HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở ANH

1- Điều kiện trở thành Luật sư ở Anh

Để trở thành Luật sư ở Anh, các sinh viên phải thực hiện một quy trình đào tạo lâu năm và cơ bản, bao gồm cả luật thực định và thực tập, bao gồm ba giai đoạn: (1) Giai đoạn học đại học và sau đại học, (2) giai đoạn học nghề (đào tạo chuyên môn trước khi có bằng cấp) và (3) giai đoạn thực hành (tiếp tục bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp (CPD) sau khi có bằng cấp).

Để trở thành Luật sư, cần phải có bằng luật, sau đó là học một khóa về thực hành pháp lý (LPC). Sau LPC, cần phải hoàn thành hợp đồng đào tạo hai năm với một công ty luật hoặc chủ lao động khác. Chỉ sau khi hoàn thành hợp đồng đào tạo giai đoạn thứ hai, người học mới đủ điều kiện có thể làm việc với tư cách là Luật sư Anh và xứ Wales.

2- Hình thức hành nghề luật sư ở Anh

Luật sư có thể hành nghề với tư cách là Luật sư độc lập, có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoặc công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn... Sau khi hoàn thành khóa đào tạo của Luật sư (bao gồm các giai đoạn học tập, dạy nghề và học việc được gọi là học viên), Luật sư nộp đơn cho một vị trí cố định trong một công ty luật. Luật sư có thể tự hành nghề với tư cách là Luật sư độc lập với điều kiện là họ đã hành nghề tổng cộng ba năm sau khi hoàn thành chương trình học với đầy đủ quyền trong công ty hoặc văn phòng của người có chuyên môn. Luật sư cũng có thể làm việc trong một cơ sở hành nghề đa lĩnh vực (MDP). Hầu hết MDP được Cơ quan quản lý Luật sư (SRA) quy định và được phân biệt với các công ty luật bởi các quy tắc cho phép những người không phải là Luật sư nắm giữ quyền sở hữu. Luật sư có thể trở thành chủ sở hữu hoặc người quản lý MDP.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Hành nghề luật sư ở một nước trên thế giới

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36030 sec| 1163.836 kb