Hậu quả pháp lí của li hôn phần 1

16/02/2023
Xét về mặt xã hội, li hôn ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội. Từ góc độ pháp luật, việc Tòa án giải quyết cho vợ chồng li hôn dẫn đến những hậu quả pháp lí nhất định: Chấm dứt quan hệ vợ chồng, đồng thời Tòa án cần phải giải quyết các vấn đề chia tài sản giữa vợ chồng, quyết định cấp dưỡng cho người vợ, người chồng gặp khó khăn, túng thiếu mà có yêu cầu cấp dưỡng sau khi li hôn và về vấn đề con cái (nếu có).

1- Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng

Theo Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kế từ ngày bản án, quyết định li hôn của Tòa án cỏ hiệu ỉực phảp luật. Tòa ản đã giải quyết ỉỉ hôn phải gửi bản ản, quyết định lỉ hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đẵng kỉ kêt hôn đế ghi vào số hộ tịch; hai bên li hôn; cá nhân, cơ quan, tể chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác cỏ liên quan

Về nguyên tắc chung, khi bản án, quyết định li hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Người vợ, chồng đã li hôn có quyền kết hôn với người khác. Sau khi li hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thoả thuận hay không thoả thuận được thì Tòa án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là những quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn, gắn bó tương ứng giữa vợ chồng trong thời kì hôn nhân (như nghĩa vụ thương yêu, quỷ trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng; quyền đại diện cho nhau...) sẽ đương nhiên chấm dứt. Một số quyền nhân thân khác mà vợ, chồng với tư cách là công dân thì không ảnh hưởng, không thay đổi dù vợ chồng li hôn (như các quyền về họ, tên, tôn giáo, dân tộc, quốc tịch, nghề nghiệp...).

Trong xã hội hiện nay, thực tế có một số trường hợp vợ chồng đã li hôn, phán quyết li hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó vợ chồng lại “tái hợp” chung sống với nhau mà không đăng kí kết hôn theo thủ tục luật định. Họ chung sống với nhau được một thời gian, giữa họ lại có con chung, có tài sản chung và vì lí do nào đó, sau này họ lại có yêu cầu “chấm dứt hôn nhân bằng li hôn”. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, trường hợp này Tòa án không giải quyết việc li hôn nữa. Trường hợp vợ chồng đã li hôn, phán quyết li hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nếu kết hôn lại với nhau thì vẫn phải đăng kí kết hôn theo thủ tục luật định (khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Trước đây, Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định về tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hồn sẽ không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Việc “kết hôn” không đăng kí (trước đây gọi là “hôn nhân thực tế”) kể từ ngày 01/01/2001 là ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật) đã bị xóa bỏ. Hiện nay, hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta chỉ còn thừa nhận trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn từ trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực pháp luật) là vợ chồng (mặc dù không đăng kí kết hôn).

Một số trường hợp cần lưu ý:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP: Trương hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng kí kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu li hôn thì Tòa án thụ lí, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp tại thời điểm Tòa ản giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trải pháp luật mà cả hai bên kết hồn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cẩu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này Quyết định của Tòa án về công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng kí kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2- Chia tài sản của vợ chồng khi li hôn

Việc chia tài sản của vợ chồng khi li hồn là một vấn đề phức tạp, thường có nhiều tranh chấp giữa vợ chồng khi li hôn và gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn xét xử nhiều năm qua ở nước ta. Để bảo đảm chia công bằng và hợp lí, trường họp vợ chồng không thể tự thoả thuận được với nhau, Tòa án cần phải điều tra về quan hệ tài sản của vợ chồng: Xác định đâu là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng; những tài sản nào thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng; xác định nguồn gốc, giá trị, số lượng, tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình, cũng như công sức đóng góp của mỗi bên vợ, chồng như thế nào... Sau đó, Tòa án áp dụng các nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để chia, kết họp với từng trường họp cụ thể được quy định tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng cũng như của những thành viên khác trong gia đình có liên quan (tham khảo Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP).

Trước hết, theo các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi li hôn quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường họp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi li hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Theo quy định này, trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, văn bản có hiệu lực thì việc chia tài sản của vợ chồng tuân theo thỏa thuận của vợ chồng trong văn bản thỏa thuận đó. Nếu có điều khoản nào trong văn bản thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng các điều khoản tương ứng để giải quyết. Nếu không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản vô hiệu thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để giải quyết.

Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định thì áp dụng khoản 1 Điềư 59 và các điều khoản tương ứng.

Trước hết, bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng về tài sản, việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn sẽ do hai vợ chồng tự thỏa thuận, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con; nếu vợ chồng không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận vi phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con, Tòa án sẽ quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng.

Khi chia tài sản của vợ chồng, Tòa án quán triệt các nguyên tắc:

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a. Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gỉa đình được coi như lao động có thu nhập;

c. Bảo vệ lợi ích chỉnh đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên cỏ điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chìa được bằng hiện vật thì chìa theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật cỏ giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đỏ, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn ỉẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng cỏ yêu cầu về chìa tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đỏng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng ỉực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản đế tự nuôi mình ” (Điều 59)".

Theo đó, việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận đuợc thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó (khoản 4 Điều 59). Như vậy, việc chia tài sản của vợ chồng trước hết sẽ do vợ chồng tự thoả thuận (sự thoả thuận này phải phù họp với các nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình). Trước đây, theo quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì sự thoả thuận chia tài sản của vợ chồng khi li hôn “phải được Tòa án nhân dân công nhận”. Quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đề cao quyền “tự định đoạt” của vợ chồng, đã không quy định “sự thoả thuận của vợ chồng” phải được Tòa án nhân dân công nhận. Vậy, cần có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này để hiểu rõ tinh thần của điều luật, tránh việc áp dụng tùy tiện, ngăn cản việc vợ chồng tự thoả thuận chia tài sản khi li hôn nhằm tẩu tán tài sản, lẩn tránh nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với người khác.

Nếu vợ chồng không thoả thuận được với nhau thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Chúng ta biết rằng, trong thực tiễn xét xử nếu đương sự tự thoả thuận với nhau hoặc Tòa án nhân dân hướng dẫn, giải thích, giúp đỡ để các đương sự tự giàn xếp, thoả thuận dưới sự giám sát và công nhận của Tòa án nhân dân là một biện pháp hữu hiệu hơn cả, tránh được những mâu thuẫn bất đồng sau khi li hôn. Nói chung, cũng giống như các vụ kiện dân sự khác, nếu Tòa án tiến hành hòa giải thành thì việc giải quyết các vụ tranh chấp có nhiều thuận lợi hơn, vừa bảo đảm đúng pháp luật, đoàn kết trong quần chúng, vừa giúp cho việc thi hành án được thuận lợi, nhanh chóng, vì “sự thoả thuận” phù họp với ý chí, nguyện vọng của các bên đương sự. Trường họp vợ chồng không thoả thuận được với nhau, Tòa án sẽ quyết định.

- Tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó. Sau khi li hôn, vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền lấy về. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp thì người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình (Điều 43). Việc chứng minh có thể bằng sự công nhận của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu riêng của mình (các văn tự, di chúc hoặc các chứng cứ khác chứng tỏ tài sản đó là tài sản riêng của vợ, chồng). Trong trường hợp không có căn cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung (khoản 3 Điều 33).

Khi chia tài sản là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng mà có tranh chấp, cần lưu ý trường họp đã có sự trộn lẫn, ẩn chứa các loại tài sản chung và tài sản riêng trong quá trình sử dụng ở thời kì hôn nhân. Trường hợp vợ, chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng đã chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì người có tài sản riêng không có quyền đòi lại hoặc đền bù. Có trường hợp tài sản riêng tăng giá trị lên rất nhiều lần vì người có tài sản riêng đã dùng tài sản chung để tu sửa làm tăng giá trị cho tài sản riêng của mình, Tòa án cần xác định phần tăng giá trị đó, nhập vào tài sản chung để chia.

Trong trường họp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác (khoản 4 Điều 59).

- Đối với những đồ trang sức mà vợ, chồng được cha mẹ vợ (hoặc cha mẹ chồng) tặng cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng; nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn thì coi là tài sản chung.

- Trong trường hợp người vợ hay chồng đã vay mượn tiền bạc của người khác để chi dùng cho mục đích, nhu cầu riêng thì người vợ hoặc chồng phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng (khoản 3 Điều 44). Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ để thanh toán thì phải thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ chồng có thể thoả thuận với nhau để thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng.

- Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 3 Điều 46).

- Trường hợp con đã thành niên có đóng góp đáng kể vào việc xây dựng và phát triển tài sản của cha mẹ thì được trích chia phần đóng góp của họ trong phần tài sản của cha mẹ khi li hôn, theo yêu cầu của người con đó. Nếu con chưa thành niên mà có tài sản riêng (tài sản do được tặng cho, thừa kế hoặc thu nhập hợp pháp của con) thì Tòa án không chia; Tòa án quyết định sẽ giao cho người nào nuôi giữ, chăm sóc, giáo dục đứa con đó quản lí tài sản riêng của con.

Đối với tài sản chung của vợ chồng khi li hôn mà vợ chồng không thoả thuận được với nhau, có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án quyết định theo nguyên tắc quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Tòa án nhân dân cần xác định đúng khối tài sản chung của vợ chồng hiện có những tài sản nào (khoản 1 Điều 33). Trong tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người khác (như tiền tiết kiệm là tài sản chung của vợ chồng gửi ở ngân hàng; những món nợ mà vợ chồng đã vay trước đó sử dụng vào đời sống chung cần phải trả; những món nợ mà vợ chồng cho người khác vay có quyền đòi... Những tài sản riêng mà vợ hoặc chồng đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng; những loại tài sản nào có thể chia được bằng hiện vật hoặc không chia được bằng hiện vật, phải chia theo giá trị (tiền)..

Về nguyên tắc, phần của vợ, chồng trong khối tài sản chưng của vợ chồng là bằng nhau. Tuy vậy, trong mỗi trường hợp cụ thể, để bảo đảm quyền lợi chính đáng của mỗi bên, Tòa án có thể quyết định khác với nguyên tắc chung đó, chia theo công sức đóng góp, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên cho công bằng và hợp lí.

- Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

"Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng do vợ chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghĩa vụ chung của vợ chồng bao gồm:

- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cha mẹ phải bồi thường.

Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình bên nhà chồng (hoặc bên nhà vợ) mà li hôn, Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà li hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đinh mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi li hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

Thực tiễn xét xử cho thấy, trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn thì khó khăn, phức tạp hơn cả là giải quyết về quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba; giải quyết các tranh chấp đối với những tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất; giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tại các Điều 60, 62, 64 đã quy định về vấn đề này. Những quy định này là một bước cụ thể hóa một số quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở và Luật đất đai về nhà ở và quyền sử dụng đất. Trong khối tài sản chung của vợ chồng thì nhà ở là loại tài sản có giá trị và quan trọng hơn cả. Chia nhà ở của vợ chồng khi li hôn, Tòa án cần lưu ý vận dụng nội dung Chỉ thị số 69/DS ngày 24/12/1979 của Tòa án nhân dân tối cao (trước đây) về việc giải quyết vấn đề nhà, đảm bảo chỗ ở cho các đương sự sau khi li hôn, có chọn lọc phù hợp với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Khi giải quyết, Tòa án cần chú ý điều tra, nghiên cứu, xác định xem nhà đó có phải là tài sản chung của vợ chồng hay không, nguồn gốc xây dựng, quản lí sử dụng, tu sửa, công sức đóng góp, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bên vợ, chồng sau khi li hôn. Bảo đảm quyền lợi chính đáng của cả hai bên vợ chồng, đồng thời quan tâm đúng mức đến quyền lợi của người vợ và các con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cần phải quán triệt nguyên tắc “dù đã li hôn, mỗi bên đều có quyền có nhà ở; vì vậy, giải quyết nhà ở phải nhằm tạo điều kiện cho mỗi bên có chỗ ở ổn định cuộc sống, nhất là đối với các con và bất kì trong trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về hợp nào cũng không được để vợ và các con ra khỏi nhà khi họ thật sự chưa có chỗ ở”.

Trong việc xác định nhà là tài sản chung của vợ chồng, Tòa án cần phân biệt các trường hợp: nhà do hai vợ chồng mua hoặc xây dựng; nhà do cha mẹ chồng (hoặc cha mẹ vợ) cho chung cả hai vợ chồng (là tài sản chung của vợ chồng); nhà do vợ chồng thuê của Nhà nước hoặc tư nhân, hoặc do cơ quan nhà nước cấp (chỉ có quyền quản lí, sử dụng, không phải là tài sản chung của vợ chồng; trường hợp vợ chồng còn ở chung với gia đình cha mẹ chồng (hoặc cha mẹ vợ) mà nhà đó là tài sản của cha mẹ, không thuộc tài sản chung của vợ chồng thì không chia. Trường họp có tranh chấp trong việc nhà ở là tài sản riêng của chồng (vợ) nhưng đã được vợ chồng tu sửa làm tăng giá trị lên nhiều hoặc bên có nhà đã thoả thuận nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng, khi li hôn lại nói là chưa nhập... Tòa án cần phân biệt tùy từng trường họp để giải quyết cho thoả đáng, thấu lí, đạt tình.

- Trong trường họp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi li hôn được chia theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng (khoản 3 Điều 59).

- Trong trường họp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi li hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.

Nhằm bảo đảm quyền lợi của vợ, chồng khi li hôn về chỗ ở, Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã ghi nhận về quyền được lưu cư của vợ, chồng. Theo đó, Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi li hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường họp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường họp các bên có thỏa thuận khác. Đây là một trong các quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nhằm bảo đảm quyền có chỗ ở của vợ, chồng sau khi li hôn.

Về vấn đề chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi li hôn, bên cạnh Luật đất đai, Bộ luật Dân sự năm 2015 của Nhà nước ta từ Điều 500 đến Điều 503 đã quy định cụ thể họp đồng về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không được đầy đủ, kịp thời. Tòa án nhân dân tối cao chưa hướng dẫn đường lối giải quyết các tranh chấp đất đai một cách đầy đủ, cụ thể và có hệ thống. Do vậy, tình hình giải quyết các tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân các cấp những năm qua vừa chậm trễ, vừa không thống nhất. Có nhiều vụ phải xử đi xử lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm. Đặc biệt là các trường hợp vợ chồng li hôn, liên quan đến giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng.

Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi li hôn, cụ thể:

“1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khỉ ỉỉ hôn vẫn thuộc về bên đó.

2. Việc chìa quyền sử dụng đất ỉà tài sản chung của vợ chồng khi ỉỉ hôn được thực hiện như sau:

a. Trong trường hợp chỉ một bên cỏ nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kìa phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

 

b. Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khỉ li hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chìa theo quy định tại điểm a khoản này;

c. Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp đê trồng rừng, đất ở thì được chìa theo quy định tại Điều 59 của Luật này;

d. Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi li hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật này

Trước đây, Mục 12 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP đã lưu ý: Việc xác định giá trị khối tài sản chung của vợ chồng hoặc phần giá trị mà họ phải thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa phương vào thời điểm xét xử. Những quy định và hướng dẫn trên đây giúp cho các cấp Tòa án nhân dân có quan điểm chung thống nhất trong quá trình áp dụng những quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, chia tài sản của vợ chồng khi li hôn hợp lí, hợp tình.

Hiện nay, vấn đề giải quyết chia tài sản của vợ chồng khi li hôn được hướng dẫn tương đối cụ thể theo Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP. Theo đó, tại Điều 7 Thông tư liên tịch này đã hướng dẫn về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi li hôn như sau:

“1. Vợ chồng khi li hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy tùng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lí như sau:

a. Trường họp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi li hôn;

b. Trường họp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi li hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tưong ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi li hôn.

2. Khi giải quyết li hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi li hôn.

3. Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi li hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường họp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ đe giải quyết bằng vụ án khác.

4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi li hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhung có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỉ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

a.“Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi li hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi li hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng;

b.“Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trí và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn;

c.“Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập ” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Nguồn: Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội, 2021.

 

0 bình luận, đánh giá về Hậu quả pháp lí của li hôn phần 1

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.05045 sec| 1070.961 kb