Hậu quả pháp lý của li hôn phần 2

16/02/2023
Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng là kết quả của quan hệ hôn nhân hợp pháp, phát sinh kể từ khi kết hôn. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con là nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ có tồn tại.

1- Giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng là kết quả của quan hệ hôn nhân hợp pháp, phát sinh kể từ khi kết hôn. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những quyền và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân của vợ và chồng. Pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện quan hệ cấp dưỡng giữa vợ chồng, kể cả trong trường hợp vợ chồng li hôn.

Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Khi li hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà cỏ ỉỉ do chính đảng thỉ bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình

Như vậy, theo Luật định, giải quyết việc cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi li hôn được đặt ra khi có các điều kiện:

- Một bên vợ, chồng khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lí do chính đáng.

- Bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trường họp vợ, chồng túng thiếu, có khó khăn cần được cấp dưỡng để ổn định cuộc sống phải là trường họp ốm đau, hạn chế hoặc không còn khả năng lao động để sinh sống (hoặc có lí do chính đáng khác). Đối với người có khả năng lao động mà không chịu lao động thì Tòa án không giải quyết cấp dưỡng. Điều này phù họp với nguyên tắc của cuộc sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tránh tình trạng ỷ lại, dựa dẫm, lười lao động.

Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn là một trong những trường họp quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình, được quy định tại Chương VII từ Điều 107 đến Điều 120 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Về mức cấp dưỡng sẽ do vợ chồng thoả thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lí do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 116). về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, Điều 117 quy định: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kì hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường họp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường họp người vợ, chồng sau khi li hôn được giải quyết cấp dưỡng mà kết hôn với người khác thì không được cấp dưỡng nữa (chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng - khoản 5 Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

2- Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con sau khi li hôn

Thực tiễn hiện nay cho thấy, các tranh chấp về con chung chưa thành niên khi vợ chồng li hôn ngày càng gay gắt và phức tạp. Bởi lẽ, trong điềư kiện kinh tế xã hội hiện tại, khi mức thu nhập và mức sống, sinh hoạt của người dân được nâng cao; tỉ lệ sinh con của các cặp vợ chồng trong nhiều năm qua phải thực hiện theo chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia đình của nhà nước nên mỗi cặp vợ chồng thường có từ một đến hai con. Tỉ lệ li hôn của các cặp vợ chồng trẻ gia tăng trong xã hội. Khi vợ chồng li hôn, thường tự thỏa thuận với nhau về tài sản, tuy nhiên bên nào cũng muốn được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trực tiếp.

Hậu quả pháp lí về con cái sau khi li hôn với nội dung bao gồm: Giao con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho ai nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc và người không được giao nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trực tiếp có quyền thăm nom, chăm sóc, giáo dục và phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con như thế nào. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con là nghĩa vụ và quyền của cha mẹ, không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ có tồn tại hay không.

Theo luật định, vợ và chồng (với tư cách là mẹ, là cha của con) đều có mọi quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Sau khi li hôn, việc giáo dục con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cho bên nào trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phải căn cứ vào điều kiện thực tế của vợ chồng và phải bảo đảm vì lợi ích mọi mặt của con. Tòa án cần xem xét về tư cách đạo đức, hoàn cảnh công tác, điều kiện kinh tế, thời gian của mỗi bên vợ, chồng... xem ai là người có điều kiện thực tế thực hiện việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con được tốt hon thì quyết định giao con cho người đó (Tòa án cũng nên xem xét quan hệ tình cảm của con gắn bó với cha hay với mẹ), cần thấy rằng, sau khi li hôn, trong hoàn cảnh vợ chồng li tán ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển binh thường của các con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Tòa án cần giáo dục, hướng dẫn, giải thích cho đương sự hiểu rõ về trách nhiệm của họ đối với các con; không vì mâu thuẫn giữa cha mẹ mà làm ảnh hưởng đến tình cảm của con. Tòa án cần phải điều tra, tìm hiểu kĩ càng, không thể chỉ dựa vào ý muốn của hai vợ chồng. Trường hợp vợ chồng đã thoả thuận với nhau về việc giao con cho ai trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục; về mức cấp dưỡng nuôi con; nếu xét thấy chưa hợp lí, quyền lợi của con chưa được bảo đảm thì Tòa án cần phải xem xét để điều chỉnh cho đúng vì lợi ích của con. Trường hợp cha mẹ li hôn, càng phải tạo điều kiện để cha mẹ được gần gũi con, tiếp xúc với con, trực tiếp nuôi dạy con và phải tạo cho con một tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng để việc cha mẹ li hôn không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con, để con không cảm thấy bị cô đơn, thiệt thòi.

Thực tế trong những năm qua đã cho thấy, tỷ lệ trẻ vị thành niên phạm tội khá nhiều, trong đó có nguyên nhân chính vì cha mẹ li hôn đã thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục con, vô trách nhiệm đối với con.

Trong những trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể quyết định giao con cho ông bà hoặc những người thân thích khác nuôi dưỡng, giáo dục nếu xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ tư cách hay không có điều kiện thực tế chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi li hôn, theo quy định tại Điều 81 Luật Hồn nhân và gia đình năm 2014 phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

"1. Sau khỉ li hôn, cha mẹ vân có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giảo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả nẵng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khỉ li hôn đoi với con; trường hợp không thỏa thuận được thỉ Tòa ản quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyên vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tỉếp nuôi, trừ trường họp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp vớỉ lợi ích của con"

Nội dung quy định này vẫn kế thừa quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 trước đây; tuy nhiên, về năng lực của con chưa thành niên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì khi Tòa án quyết định giao con cho bên nào nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trực tiếp thì phải hỏi, xem xét nguyện vọng của con.

Về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi li hôn, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi li hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thầm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thầm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chấm sóc, nuôi dưỡng, giảo dục con thì người trực tiếp nuôi con cỏ quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thầm nom con của người đó"

Về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi li hồn, Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật nảy; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tồn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng cảc thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thẫm nom, chăm sốc, nuôi dưỡng, giáo dục con"

Đặc biệt, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định cụ thể hơn về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi li hôn (Điều 84). Quy định này xuất phát từ thực tiễn, những tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi li hôn thường xảy ra, có nhiều vụ việc rất gay gắt, phức tạp. về nguyên tắc, vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đối người trực tiếp nuôi con. Việc thay đối người trực tiếp nuôi con sau khi li hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên. Điều 84 quy định:

“1. Trong trường hợp cỏ yêu cầu của cha, mẹ hoặc cả nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thế quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khỉ cỏ một trong các căn cứ sau đây:

a. Cha, mẹ cỏ thỏa thuận vê việc thay đồi người trực tiêp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b. Người trực tiếp nuôỉ con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đối người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường họp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

5. Trong trường hợp cỏ cần cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở ỉợỉ ích của con, cá nhân, cơ quan, to chức sau có quyền yêu cầu thay đối người trực tiếp nuôi con:

a. Người thân thích;

b. Cơ quan quản ỉỉ nhà nước về gia đình;

c. Cơ quan quản lí nhà nưởc về trẻ em;

d. Hội liên hiệp phụ nữ”;

Cùng với việc giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục, Tòa án đồng thời giải quyết việc cấp dưỡng nưôi con (khoản 24 Điều 3) phù hợp với các quy định về điều kiện cấp dưỡng, mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Chương VII của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Các con được cha mẹ cấp dưỡng gồm có con đẻ và con nuôi là con chung của hai vợ chồng, về nguyên tắc, cha mẹ phải cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con đã thành niên (đủ 18 tuổi). Trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe và có thể lao động tự túc được.

Về mức cấp dưỡng nuôi con phải bao gồm cả ăn, mặc, học hành, chữa bệnh... và các khoản phí tổn khác của con. Phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về đời sống của con, đồng thời Tòa án căn cứ vào hoàn cảnh và khả năng kinh tế của người phải cấp dưỡng và người được giao trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con đế quyết định mức cấp dưỡng cho họp lí.

Trước đây, về vấn đề này, tại mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Khi áp dụng quy định tại Điều 92 (nay là Điều 81) cần chú ý một số điểm sau đây:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 (nay là Điều 81) thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không. Người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

"a. Trong trường họp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lí do nào đó thì Tòa án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thi tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho họp lí.

c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kì hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường họp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng định kì hàng tháng.

d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Tòa án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai".

về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”.

Các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về hậu quả pháp lí của li hôn đã tương đối cụ thể và bảo đảm tính thực thi trong thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn còn có các quy định với nội dung mang tính định khung, nguyên tắc chung cần phải được cụ thể hóa. Hiện nay mới chỉ có một số hướng dẫn áp dụng theo Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP về vấn đề này là chưa đầy đủ.

Nguồn: Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội, 2021.

 

 

0 bình luận, đánh giá về Hậu quả pháp lý của li hôn phần 2

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.42705 sec| 1018.633 kb