Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

15/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Việc nuôi con được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và theo thủ tục pháp luật quy định làm phát sinh hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi là các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể có liên quan trong quan hệ nuôi con nuôi phát sinh trên cơ sở đăng ký việc nuôi con nuôi. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi bao gồm quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi, giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi.

1- Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi

Kể từ ngày đăng ký việc nuôi con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ. Các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được quy định từ Điều 68 đến Điều 87 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Theo đó, cha mẹ nuôi có quyền và nghĩa vụ yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi; đại diện hoặc giám hộ cho con nuôi chưa thành niên, con nuôi đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự; quản lý tài sản của con nuôi; bồi thường thiệt hại do con nuôi chưa thành niên gây ra... Con nuôi có quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ nuôi như con đẻ, như yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ nuôi; giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình cha mẹ nuôi; chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ nuôi, đặc biệt khi cha mẹ nuôi già yếu, ốm đau, bệnh tật, khuyết tật... Cha mẹ nuôi và con nuôi được thừa kế tài sản của nhau theo pháp luật và là người thừa kế hàng thứ nhất của nhau khi một bên chết.

Một vấn đề đặt ra là, khi con của thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng được nhận làm con nuôi người khác có được hưởng các quyền gắn liền với nhân thân của con thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng nữa hay không, thì Luật Nuôi con nuôi chưa có quy định rõ.

Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định khá rõ ràng về vấn đề này tại Điều 74: “Con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng được người khác nhận làm con nuôi vẫn được tiếp tục hưởng mọi quyền lợi của con liệt sĩ, con thương binh, con của người có công với cách mạng”. Theo quan điểm của tác giả, cần có quy định rõ ràng về việc giữ nguyên các quyền, lợi ích mà người con nuôi đó được hưởng từ cha mẹ đẻ để đảm bảo thực hiện triệt để, thống nhất chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với những người có công đã hy sinh vì đất nước.

Cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu thay đổi họ của con nuôi theo họ của cha mẹ nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuối trở lên phải được sự đồng ý của người đó. Việc thay đổi họ tên của con nuôi theo họ tên của cha mẹ nuôi nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được nhận nuôi hòa nhập đầy đủ và hoàn toàn vào gia đình cha mẹ nuôi như con đẻ của cha mẹ nuôi. Điều đó tránh cho trẻ được nhận nuôi sự mặc cảm và xóa bỏ sự phân biệt đối xử. ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ, trong sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi (Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 19/2011/ND-CP).
Dân tộc của con nuôi được xác định theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Khoản 3 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi”. Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ hơn về vấn đề này: “Trường họp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó. Như vậy, chỉ trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ thì dân tộc của con nuôi mới được xác định theo dân tộc của cha nuôi hoặc của mẹ nuôi theo thỏa thuận giữa cha nuôi, mẹ nuôi hoặc theo tập quán. Đối với trẻ em được nhận nuôi mà đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ và việc cho trẻ làm con nuôi của người dân tộc khác không làm thay đổi dân tộc của trẻ em đó.

2- Quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi vói các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi, kể từ ngày giao nhận con nuôi, “giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật cỏ liên quan. Đây là một quy định mới về quan hệ giữa con nuôi với những người họ hàng gần gũi của cha mẹ nuôi nhằm mục đích tạo ra một gia đình đầy đủ, trọn vẹn cho con nuôi như gia đình huyết thống. Các mối quan hệ gần gũi nhất thường là quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ đẻ của cha mẹ nuôi, giữa con nuôi với các con đẻ của cha mẹ nuôi, giữa con nuôi với các anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi.

Theo quy định trên, có thể hiểu giữa cha mẹ đẻ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi là quan hệ giữa ông, bà với cháu, do đó giữa hai bên có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của ông bà và cháu đối với nhau theo quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, ông bà có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu; trong trường hợp cháu chưa thành niên không có người nuôi dưỡng thì ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; trong trường hợp ông bà không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dượng. Giữa ông bà và cháu có quyền và nghĩa vụ giám hộ cho nhau theo quy định của Bộ luật Dân sự, có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau theo quy định tại các Điều 107 và Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Tuy nhiên con nuôi của con đẻ có thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông, bà khi ông, bà chết theo Điểm b Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 và có được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 hay không thì chưa có quy định rõ nên có nhiều quan điểm khác nhau.

Giữa con nuôi với các con đẻ của cha mẹ nuôi phát sinh quan hệ giữa anh, chị, em với nhau nên giữa họ cũng có các quyền, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho nhau khi cha mẹ không có điều kiện nuôi dưỡng, cấp dưỡng.

Giữa anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi với người con nuôi có các quyền và nghĩa vụ giữa cô, dì, chú, bác, cậu và cháu theo quy định của pháp luật. Do đó, giữa họ có quyền, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau, có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho nhau theo quy định tại Điều 106, Điều 114 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Tuy nhiên, với nội dung quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi như trên trong thực tế có thể dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất, làm giảm sút ý nghĩa của việc nuôi con nuôi và chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng để giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng, giữa con nuôi với các thành viên khác trong gia đình cha nuôi, mẹ nuôi chỉ có quyền và nghĩa vụ đối với nhau khi họ cùng sống chung theo quy định tại Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đó, cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề này.Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi.

Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sốc, nuôỉ dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồỉ thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho ỉàm con nuôi”. Đây là một quy định mới điều chỉnh về mối quan hệ giữa cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi. Theo quy định này, về nguyên tắc, việc cha mẹ đẻ quyết định cho con làm con nuôi trên cơ sở suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng, chín chắn, phù hợp với sự tự nguyện thật sự của bản thân sẽ làm chuyển giao trách nhiệm làm cha mẹ đối với trẻ từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi, kể từ ngày giao nhận con nuôi. Do đó, nếu giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận gì thì một số quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đối với con đã cho làm con nuôi sẽ chấm dứt. Việc nuôi con nuôi được công nhận sẽ làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ gắn liền với trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con của cha mẹ đẻ như quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật cho con, bồi thường thiệt hại, quản lí, định đoạt tài sản riêng của con.

Tuy nhiên, quyền thừa kế giữa cha mẹ đẻ và con đã cho làm con nuôi không bị chấm dứt theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi. Con đã cho làm con nuôi vẫn được thừa kế tài sản của cha mẹ đẻ và ngược lại, cha mẹ đẻ cũng được thừa kế tài sản của con đã cho làm con nuôi người khác. Trong trường họp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đối với con đã cho làm con nuôi sẽ tùy theo thỏa thuận giữa các bên. Cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thể thỏa thuận về việc chấm dứt một số hoặc toàn bộ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đối với con đã cho làm con nuôi, kể cả quyền thừa kế hoặc cũng có thể thỏa thuận không chấm dứt bất cứ quyền, nghĩa vụ nào của cha mẹ đẻ đối với con.

Thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ với cha mẹ nuôi phải tuân thủ quy định tạik Khoản 2 Điều 21 Luật Nuôi con nuôi, Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và phải lập thành văn bản. Văn bản thỏa thuận này là cơ sở pháp lý để ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú kiểm tra, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi, đồng thời là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên trong quan hệ nuôi con nuôi.


 

0 bình luận, đánh giá về Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.24768 sec| 966.914 kb