Hiến pháp - Ngành luật quan trọng đối với quốc gia

06/03/2023
Trương Hoàng Hà
Trương Hoàng Hà
Hiến pháp được coi là đạo luật gốc làm nền tảng xây dựng nên những quy định pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi người. Cũng bởi vậy mà Ngành luật hiến pháp cũng trở thành ngành luật chủ đạo của hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia.

1- Ngành luật Hiến pháp là gì?

Căn cứ theo Điều 119 Hiến pháp 2013 với những quy định về Hiến pháp, có thể hiểu ngành luật hiến pháp là tống thế các quan hệ pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội gắn với việc xác định chế độ chính trị, chính sách cơ bản trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng và an ninh, đối ngoại; cùng quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân; tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ngành luật hiến pháp là một ngành luật độc lập. Sự độc lập này được xác lập và thể hiện qua những đặc điểm riêng của đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành này.

2- Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp

Trong quá trình tham gia vào đời sống xã hội, con người thiết lập lên nhiều quan hệ xã hội khác nhau, tuy nhiên các quan hệ xã hội đó không ngang hàng mà giữa chúng có thứ bậc nhất định. Có những quan hệ xã hội làm nền tảng cho sự hình thành của các quan hệ xã hội khác. Đối với nhà nước, các quan hệ xã hội nền tảng cũng chính là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình quản lí xã hội bằng pháp luật của chủ thể này. Mỗi khi nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội nền tảng có sự thay đổi thì nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội khác trong cùng lĩnh vực cũng có sự thay đổi theo Cũng vì thế mà đối tượng điều chỉnh chính của ngành luật hiến pháp là các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội.

Về cụ thể, có 3 nhóm đối tượng điều chỉnh trong ngành luật hiến pháp:

- Nhóm 1: Các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, chính sách đối ngoại. 

- Nhóm 2: Các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực quan hệ giữa nhà nước và người dân, hay có thế gọi là các quan hệ xã hội xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân.

- Nhóm 3: Các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

3- Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp

Nếu đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các quan hệ xã hội mà ngành luật đó tác động lên thì phương pháp điều chỉnh là cách thức mà ngành luật đó, hay trực tiếp hơn là các quan hệ pháp luật của ngành luật đó tác động lên đối tượng điều chỉnh của mình. Phương pháp điều chỉnh luôn song hành với đối tượng điều chỉnh như hai yếu tố quyết định tới việc xác định một ngành luật độc lập. Tuy nhiên, tính đặc thù của phương pháp điều chỉnh có thể không tuyệt đối như tính đặc thù của đối tượng điều chỉnh. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp gồm:

- Phương pháp: Xác lập những nguyên tắc chung cho các chủ thể khi tham gia vào các mối quan hệ mà ngành luật này điều chỉnh. Đây là phương pháp điều chỉnh nổi bật nhất, cũng là phương pháp chủ đạo của ngành luật này. Ngành luật hiến pháp có rất nhiều quy định áp dụng phương pháp này để tác động lên các quan hệ xã hội mà chúng điều chỉnh, đặc biệt là các quy định ở Chương I, Chương II và Chương III Hiến pháp năm 2013. Tất nhiên, trong những trường họp nhất định thì ngành LHP cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể tham gia quan hệ, đặc biệt là các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, hoặc các quy định cụ thể trong lĩnh vực bầu cử...

- Phương pháp: Trao quyền. Đây là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật quy định cho các chủ thể một phạm vi quyền hạn hoặc một quyền cụ thể, tương ứng là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải tôn trọng việc thực hiện quyền của các chủ thể được trao quyền. Ngành luật hiến pháp sử dụng phương pháp này chủ yếu để quy định quyền hạn trong hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước

- Phương pháp: Cấm. Đây là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật áp đặt nghĩa vụ lên chủ thể tham gia quan hệ không được thực hiện một hành vi cụ thể. Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu đế bảo vệ các quyền tự do cơ bản không bị xâm hại bởi các cơ quan, tổ chức hay cá nhân. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng để điều chỉnh một số mối quan hệ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Phương pháp: Bắt buộc. Đây là phương pháp nhằm áp đặt một số nghĩa vụ trong xử xự hay trong thực hiện một hành vi bất kỳ nhất định lên các chủ thể khác tham gia trong quan hệ. Đây là phương pháp được áp dụng để quy định các nghĩa vụ cơ bản của người dân cũng như để quy định về một số khía cạnh hoạt động của các cơ quan nhà nước.

4- Vị trí và tầm quan trọng của ngành luật hiến pháp 

Ngành luật hiến pháp không chỉ là một ngành luật độc lập mà còn có vị trí là ngành luật chủ đạo của toàn hệ thống. Vị trí chủ đạo cũng là nội dung của mối quan hệ giữa ngành luật hiến pháp với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất về vị trí độc lập này chính là việc thiết lập nên “con đường”, đảm bảo “hướng đi” cho sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật của ngành luật hiến pháp Việt Nam. 

5- Khuyến nghị Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Hiến pháp - Ngành luật quan trọng đối với quốc gia

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.25685 sec| 954.586 kb