Hoạt động hành nghề luật sư

"Cuộc đời chẳng bao giờ công bằng, và có lẽ với hầu hết chúng ta, thật may mắn vì là như thế".

- Oscar Wilde, Nhà văn nổi tiếng người Ireland

Hoạt động hành nghề luật sư

Phạm vi hành nghề của Luật sư: [1] tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; [2] tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật; [3] Thực hiện tư vấn pháp luật; [4] Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật; [5] Thực hiện dịch vụ pháp lý khác.

Liên hệ

I- HOẠT ĐỘNG THAM GIA TỐ TỤNG CỦA LUẬT SƯ

Cùng với nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong cơ chế giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa các chủ thể trong xã hội, Tòa án được coi là có vị trí trung tâm, thực hiện quyền tư pháp, phân định đúng, sai, làm cơ sở cho việc tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, các thiết chế Trọng tài phi chính phủ, cơ chế hòa giải trong thương mại và dân sự đang được vận hành và tổ chức ngày càng đa dạng.

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa (luật sư bào chữa) cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; hoặc với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia định, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, vụ, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.

Hoạt động tham gia tố tụng (tranh tụng) của luật sư luôn gắn liền với hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước; ảnh hưởng trực tiếp đến tự do, tài sản, các quyền nhân thân, thậm chí cả tính mạng của khách hàng. Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là một trong những nguyên tắc đã sớm được hiến định, bao gồm quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án.

Theo đó, các bên được quyền tranh tụng và hoạt động xét xử của Tòa án là độc lập và công khai, các bên (bên buộc tội và bên gỡ tội trong vụ án hình sự; nguyên đơn, bị đơn trong vụ án phi hình sự) có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật. yêu cầu, và tranh luận trước Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật tố tụng. Tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng dựa trên kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa. Luật sư tham gia tố tụng để thực hiện nguyên tắc bảo đảm tranh tụng, bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Mặc dù chưa có thống kê chính thức, nhưng có thể nói hơn 60% luật sư hoạt động tham gia tố tụng tại Tòa án và Trọng tài, cho thấy lĩnh vực này có ý nghĩa rất quan trọng trong hành nghề luật sư. Nguyên nhân của tình hình này một phần xuất phát từ ước muốn trở thành “hiệp sĩ” trong lòng dân chúng khi lựa chọn con đường trở thành luật sư trong lĩnh vực tố tụng, còn các lĩnh vực kinh doanh - thương mại, dân sự (kế cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài) trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế thường đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên sâu, trình độ ngoại ngữ nên số lượng luật sư tham gia lĩnh vực này thường ít hơn.

Ở Việt Nam, do chưa hình thành chế định luật sư chuyên ngành, nên có tình hình chung là nhiều luật sư và tổ chức hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho tất cả các phạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật; đồng thời hiện nay có nhiều Tổ chức hành nghề luật sư đã tích lũy và xây dựng được thương hiệu quốc tế trong lĩnh vực tư vấn.

Theo thông lệ quốc tế, hoạt động tham gia tố tụng chỉ dành cho Luật sư nước sở tại theo chủ quyền quốc gia cũng như phạm vi mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý. Ở Việt Nam, theo Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Luật Luật sư, hoạt động tham gia tố tụng của luật sư không thuộc phạm vi hoạt động của luật sư nước ngoài. Cụ thể, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam chỉ được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế; được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam; không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam. Do vậy, hoạt động tham gia tố tụng chỉ có thể được thực hiện bởi luật sư Việt Nam (luật sư có quốc tịch Việt Nam).

Do lĩnh vực tham gia tố tụng đòi hỏi những tố chất và năng lượng khác biệt, cả về tâm thế và vị thế, nên luật sư vừa phải chịu trách nhiệm pháp lý (trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự) và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp (trách nhiệm kỷ luật với các hình thức xử lý được quy định trong Luật Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư).

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA LUẬT SƯ

Tư vấn pháp luật là một phạm vi hành nghề trọng yếu của luật sư, nhằm hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Tư vấn pháp luật là loại hình dịch vụ pháp lý có vai trò quan trọng và phổ biến, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang phấn đấu hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, chính vì vậy, việc trang bị và bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật cho luật sư trở thành một nhu cầu thiết yếu. Hiện nay, kỹ năng tư vấn pháp luật đã được đưa vào thành nội dung bắt buộc của các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư của Học viện Tư pháp.

Điều 28 Luật Luật sư năm 2006 quy định về hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư. Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ. Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tư vấn pháp luật của luật sư cần phải tuân theo một số yêu cầu nghề nghiệp đặc thù so với hoạt động tư vấn pháp luật của các luật gia hoặc giảng viên luật tại các trường đại học. Chính các yêu cầu nghề nghiệp đặc thù này đã tạo nên sự khác biệt cho hoạt động tư vấn của luật sư như sau:

Luật sư tư vấn cần phải tìm được giải pháp cụ thể cho vấn đề pháp lý: Khách hàng đến gặp luật sư trong trường hợp có một vấn đề pháp lý cụ thể cần giải quyết. Khi tư vấn cho khách hàng, luật sư cần nêu rõ giải pháp hoặc các công việc cần thiết mà khách hàng nên làm để giải quyết vấn đề pháp lý. Luật sư cần giải đáp các câu hỏi như: (i) Khách hàng có được phép làm hay không; (ii) Nếu có thì khách hàng phải làm như thế nào?; và (iii) Có hậu quả pháp lý gì với khách hàng nếu vi phạm pháp luật liên quan? Ngoài ra, giải pháp tư vấn của luật sư cần phải trung thực và toàn diện để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Luật sư tư vấn cần làm việc theo khung thời gian của khách hàng: Khách hàng luôn mong muốn luật sư sẽ làm việc tận tâm, luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết và có trách nghiệm với công việc. Chính vì vậy, luật sư cần có kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc để có thể hỗ trợ khách hàng khi cấp thiết, bảo đảm hoàn thành các công việc trong thời hạn được giao nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

Luật sư tư vấn cần chủ ý về việc giới hạn trách nghiệm pháp lý của mình khi tham gia vào hoạt động tư vấn pháp luật: Nghề luật sư là một trong những nghề mà yêu cầu trách nhiệm nghề nghiệp rất cao và vì thế, luật sư tư vấn có thể gặp nhiều rủi ro khi hành nghề. Rủi ro chính mà luật sư gặp phải có thể là bị Đoàn luật sư xử lý kỷ luật, bị các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm dân sự cho khách hàng. Vì vậy, luật sư cần có những biện pháp, cách thức hợp lý để giới hạn trách nhiệm và bảo vệ mình một cách hợp pháp.

Theo Điều 35 Luật Luật sư năm 2006, Tổ chức hành nghề luật sư chỉ được thực hiện tư vấn pháp luật cho khách hàng sau khi đã đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên và được cấp Giấy phép hoạt động. Theo Khoản 1 Điều 78 Luật Luật sư năm 2006, đối với Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài thì phải đăng ký với Bộ Tư pháp.

Về nguyên tắc, luật sư được quyền tham gia tư vấn, giải quyết các vụ, việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật như tài chính, ngân hàng, đầu tư, lao động, sử hữu trí tuệ… Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực pháp luật đặc thù, để được thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Ví dụ điển hình nhất là trường hợp tư vấn pháp luật về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, luật sư tư vấn cần phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Xem thêm: Hãng Luật (Law Firm)

III- ĐẠI DIỆN NGOÀI TỐ TỤNG CHO KHÁCH HÀNG CỦA LUẬT SƯ

Điều 29 Luật Luật sư năm 2006 quy định hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư. Luật sư đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Khi đại diện cho khách hàng, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hoạt động đại diện ngoài tố tụng có thể bao gồm toàn bộ thỏa thuận giữa luật sư và khách hàng về các công việc cần thực hiện theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Hình thức đại diện, thỏa thuận về việc luật sư đại diện cho khách hàng luôn phải được thực hiện bằng văn bản, theo đó, các bên phải lập giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền được Công chứng viên chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền chứng thực. Trong văn bản ủy quyền cần thỏa thuận rõ nội dung công việc mà luật sư đại diện; phạm vi, thời gian, thù lao và chi phí đại diện hoặc phương thức tính chi phí, đồng thời cũng cần thỏa thuận rõ các quyền và nghĩa vụ khác giữa hai bên.

Theo Điều 4, Điều 22 và Điều 29 Luật Luật sư năm 2006, các lĩnh vực pháp lý mà luật sư có thể cung cấp dịch vụ đại diện ngoài tố tụng là rất rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực pháp luật, ngoại trừ các lĩnh vực bị cấm theo quy định của các luật, Bộ luật tố tụng và các văn bản có liên quan về hình sự, dân sự và hành chính.

Theo Điều 76 Luật Luật sư năm 2006, luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam nhưng không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam. Do vậy, hoạt động đại diện ngoài tố tụng không áp dụng đối luật sư nước ngoài khi các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến pháp luật Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

IV- CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ KHÁC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ

Khi kinh tế - xã hội phát triển thì hiểu biết pháp luật của khách hàng cũng được nâng cao và sự chuyên nghiệp hóa trong môi trường nghề nghiệp luật sư, dịch vụ pháp lý khác của luật sư có cơ hội được phát triển. Mọi vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý khách hàng sẽ tìm đến luật sư nhờ tư vấn. Theo quy định của pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác của luật sư rất da dạng, phát sinh trong nhiều lĩnh vực pháp luật dựa trên yêu cầu của khách hàng. Các dịch vụ pháp lý khác của luật sư cung cấp cho khách hàng không bị giới hạn, ngoại trừ các dịch vụ thuộc phạm vi tư vấn, tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng.

Điều 30 Luật Luật sư năm 2006 quy định hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư, bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luât. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, LS có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan. Dịch vụ pháp lý khác của luật sư là các dịch vụ mà luật sư cung cấp cho khách hàng nhưng không thuộc phạm vi tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng và cũng không thuộc phạm vi đại diện ngoài tố tụng.

Trong thực tế, dịch vụ pháp lý khác của luật sư có thể là dịch vụ chính thức hoặc cũng có thể là dịch vụ có tính chất gia tăng trong một vụ việc khác. Trường hợp là dịch vụ chính thức, luật sư và khách hàng phải ký kết hợp đồng dịch vạt pháp lý để thực hiện các công việc thuộc dịch vụ này. Trường hợp dịch vụ pháp lý khác là dịch vụ gia tăng mà luật sư cung cấp cho khách hàng sau tố tụng, thì giữa luật sư và khách hàng đã có hợp đồng dịch vụ pháp lý từ trước đó nên có thể đã có thỏa thuận về các đối tượng dịch vụ pháp lý khác này. Trong trường hợp chưa có, phải ký kết phụ lục hợp đồng bổ sung, tuy nhiên sẽ không tính thêm thù lao và chi phí luật sư. Do vậy, dịch vụ pháp lý khác lúc này chỉ có tính chất gia tăng hỗ trợ và vẫn thuộc trách nhiệm cung cấp dịch vụ của luật sư với khách hàng, không được tính thêm thù lao hoặc chi phí.

Ngoài ra, thực hiện trợ giúp pháp lý là một trong những nghĩa vụ bắt buộc của luật sư theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư năm 2006. Điều 31 Luật Luật sư năm 2006 quy định hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ, việc có thù lao. Luật sư tham gia phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật và của Liên đoàn, đoàn luật sư được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 27 Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam năm 2015.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Luật sư và Đạo đức Nghề Luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Hoạt động hành nghề luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.44781 sec| 1147.016 kb