Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ của luật sư hình sự

24/05/2021
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ của luật sư là một trong những công việc quan trọng không thể thiếu được của Luật sư khi tham gia tố tụng. Kết quả nghiên cứu hồ sơ là cơ sở để Luật sư xác định những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch xét hỏi, xác định phương án bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quyền lợi cho đương sự.

1- Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ của luật sư hình sự

Luật sư cần phải kiểm tra thủ tục tố tụng xác định tính hợp pháp, tính có căn cứ của các biện pháp và thủ tục tố tụng do Cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện. Đối với các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt, khám xét, kê biên, thu giữ tài liệu, đồ vật, công cụ phương tiện phạm tội, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn... cần chú ý sự phù hợp về thời gian, thẩm quyền người ký các quyết định. Với quyết định và biện pháp phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát như: Gia hạn tạm giữ, bắt tạm giam, gia hạn tạm giam, khởi tố bị can, gia hạn thời hạn điều tra cần kiểm tra xem Viện kiểm sát có phê chuẩn thông. Đối với vụ án xâm phạm tính mạng phải xem có kết luận giám định về nguyên nhân chết người không.

Đối với vụ án xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người phải xem có kết luận giám định về tỷ lệ thương tật, nếu vụ án được khởi tố ở khoản 1 của điều luật như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội hành hạ người khác, tội vu khống phải có yêu cầu khởi tố vụ án của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Trường hợp kiểm tra thấy thiếu các tài liệu trên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, theo đó tài liệu vi phạm tố tụng không có giá trị chứng minh.

Luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người:

Luật sư chú ý các loại tài liệu điển hình sau:

Nhóm tài liệu về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể... Trong loại án này, hoạt động khám nghiệm hiện trường có ý quan trọng trong việc phát hiện tội phạm, nhiều dấu vết, vật chứng tập trung chủ yếu tại hiện trường, do đó phải đọc kỹ biên bản khám nghiệm. Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc khám nghiệm phải có người chứng kiến, phải chụp ảnh vẽ sơ đồ, thu thập các dấu vết, vật chứng... Đối với khám nghiệm tử thi, các vụ chết do án mạng, kể cả chết chưa rõ nguyên nhân đều phải tiến hành khám nghiệm tử thi; Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn quy định các vụ án có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ án giết người không quả tang hoặc phức tạp thì Viện trưởng, Phó Viện trường cấp tỉnh phải trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm. Do đó khi đọc các tài tụng đối với các loại biên bản liệu này Luật sư cần kiểm tra thủ tục xem có đúng quy định của pháp luật không, như có ghi người chứng kiến không, việc xem xét dấu vết trên thân thể có do người chứng kiến và người xem xét dấu vết cùng giới với người được xem xét dấu vết không.

Luật sư đọc và đối chiếu các dấu vết, công cụ, phương tiện thu giữ tại hiện trường xem có phù hợp với thương tích ghi trong biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản xem xét dấu vết trên thân thể và các tài liệu liên quan về thu giữ dấu vết, vật chứng không. Từ đó Luật sư xác định nguồn gốc và mối liên quan giữa hiện trường với các dấu vết, vật chứng và thương tích trên cơ thể kể cả trường hợp không có người làm chứng trực tiếp. Chẳng hạn đối với án xâm hại tình dục, xâm phạm tính mạng con người, thực tế cho thấy, các vụ án đã xảy ra ở nhiều nơi khác nhau như: Rừng núi, bãi bồi, bờ biển, đồng lúa, vườn sắn, đường mòn, bờ sông, trong nhà (tại nông thôn), quán trọ, nhà trọ công nhân sinh viên, khách sạn, công viên, công trình xây dựng chưa nghiệm thu (tại thành phố)... là những địa điểm và thời điểm vắng vẻ, hẻo lánh, xa các khu vực dân cư, khuất tầm nhìn, ít người qua lại.

Tại những nơi này thủ phạm dễ tấn công, khống chế, lại ít có khả năng bị phát hiện và hầu như không có người làm chứng. Tuy không có người làm chứng nhưng mọi dấu vết về hành vi phạm tội đều được để lại tại hiện trường, trên cơ thể nạn nhân nên nghiên cứu kỹ các tài liệu về hiện trường, tử thi, xem xét dấu vết cũng như biên bản thu giữ đồ vật thì Luật sư có thể phát hiện ra những điểm buộc tội có mâu thuẫn để bào chữa.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các ví dụ về nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự

- Ví dụ thứ nhất:

Vụ án hiếp dâm xảy ra vào khoảng 20 giờ ngày 19/01/2018. Hậu, Thành Trung, Hùng và Lợi gặp nhau tại quán cà phê G thị trấn A, huyện B. Trong khi ngồi xuống nước, Hùng nói có quen với mấy cô gái “ mại dâm ” ở khu vực xã T, huyện B đồng thời gợi ý đi rủ các cô gái này về chơi và cho cả bọn cùng giao cấu chung mà không mất tiền, nghe xong cả bọn đồng ý. Hùng đến bàn của Minh Trung và Khang đang ngồi ở quán nước bên cạnh để mượn thêm xe của Minh Trung nhưng Minh Trung không cho mượn. Hùng quay lại nói Lợi và Thành Trung ngồi tại quán nước đợi còn Hậu chở Hùng bằng xe gắn máy của Hậu về khu vực xã T nhưng không gặp được cô gái quen với Hùng, nên cả hai đến quán cà phê tại số 1A 60, ấp 1, xã P, huyện B rủ Mai là người phụ bán cà phê của quán đi chơi và ăn tối (Hùng và Hậu đã quen biết từ trước). Đến 23 giờ cùng ngày, Mai rủ thêm Lanh đi cùng, Lanh đồng ý. Hậu chở Lanh, Mai, Hùng bằng xe của Hậu chạy về xã V.

Trên đường đi Hậu chở Mai, Lanh, Hùng đến nhà Minh Trung rủ Minh Trung đi. Khi đến nhà Minh Trung thì gặp Minh Trung, Khang, Lợi đi ra. Do chờ lâu không thấy Hậu và Hùng quay lại nên Thành Trung về trước. Riêng Lợi và Khang đến nhà Minh Trung chơi, Hậu, Hùng và Mai (Mai cũng quen Minh Trung) rủ Minh Trung đi chơi và ăn tối nhưng Minh Trung từ chối không đi. Lúc này Thành Trung chạy đến thấy Hậu và Hùng đã rủ được Mai, Lanh nên Thành Trung nói Hậu, Hùng đợi. Thành Trung chạy đi rủ thêm Nhã, Đồng, Luật, Hiếu, Tủ và Tâm cùng tham gia hiếp dâm Mai và Lanh thì cả bọn đồng ý. Cả bọn đi bằng xe gắn máy đến nhà Minh Trung giả vờ rủ Hậu, Hùng, Mai và Lanh về xã P chơi và ăn khuya. Lúc này Lợi cùng đi theo, còn Khang và Minh Trung quay vào nhà ngủ tiếp. Thành Trung, Hậu, Lợi, Hùng, Nhã, Hiểu, Tủ, Tâm, Luật và Đồng đi bằng 4 xe gắn máy chở Mai và anh đi lòng vòng, giả vờ nói là đi đường tắt. Sau đó cả bọn đưa Mai và Lanh đến đoạn đường vắng, không người qua lại và dừng xe trên cầu kênh 6 thuộc ấp 4, xã P, huyện B. Tại đây tên Hùng và Hậu giả vờ đi tiểu để tránh mặt cho Thành Trung, Nhã, Tú, Tâm, Hiếu, Lợi, Luật và Đồng ôm vật ngã Mai và Lanh xuống mặt cầu, đồng thời cởi hết quần áo của Mai và Lanh ra. Mai và Lanh có kêu cứu và chống cự thì bọn chúng nhét quần áo lót của Mai và Lanh vào mồm. Sau đó tất cả 10 tên thay nhau giữ chân của Mai và Lanh và thực hiện hành vi hiếp Mai và Lanh, mỗi người thực hiện việc giao cấu hai lần.

Trong vụ án này dù thời điểm đêm khuya, địa điểm là nơi vắng vẻ, kẻ phạm tội có thể dùng nhiều thủ đoạn xóa dấu vết, làm giả hiện trường đánh lạc hướng điều tra nhưng tại hiện trường vụ án vẫn để lại các dấu vết vật chất đặc thù bao gồm như sau :

(i) Dấu vết phản ánh sự vật lộn, chống trả như: Cỏ cây dập nát quần áo bị rách, các quần áo bị rơi trên mặt đất, vết trượt của giày dép hiện trường...

(ii) Dấu vết sinh vật như: Dấu vết máu, tinh dịch, mảnh da, lông, tóc, vết bầm tím, vết xước...

(iii) Dấu vết khác như: Dấu vết chân, dấu vết giày dép, dấu lốp bánh xe...

(iv) Các công cụ, phương tiện phạm tội. 

Đọc biên bản khám nghiệm hiện trường vụ án trên, Luật sư cần chú ý các dấu vết để xác định thực chất hành vi phạm tội của cả nhóm cũng như của từng người trong nhóm.

Với các biên bản thu giữ vật chứng, Luật sư cần đọc kỹ đề xác định tính liên quan của vật chứng qua việc kết nối các thông tin về nơi và cách thức tìm được vật chứng, các đặc điểm riêng của vật chứng, kích thước của vật chứng, nắm vững quá trình thu thập vật chứng qua khám xét, khám nghiệm hiện trường thu được hai do người nào mang đến nộp ), làm rõ cơ chế sát thương hoặc gây thân thể ( thi thể ) nạn nhân xem có phù hợp hay không ? Cách thức ra thương tích, cách thức sử dụng và những vết thương để lại trên sử dụng công cụ, phương tiện so với tính năng của công cụ, phương tiện so với hậu quả đã xảy ra, từ đó so sánh với lời khai về nguồn gốc, quá trình mua sắm, tàng trữ công cụ phạm tội, mức độ hiển chứng với các chứng cứ khác xem phù hợp hay mâu thuẫn để xác định giá trị chứng minh của nguồn chứng cứ này, qua đó xác định được phương thức, thủ đoạn phạm tội cũng như mức độ lỗi của bị can để bào chữa theo hướng giảm nhẹ cho bị can hay đề xuất tăng nặng TNHS khi bảo vệ cho bị hại.

- Ví dụ thứ hai về bghiên cứu hồ sơ vụ án:

Bị can khai dùng một dao nhọn dạng kiểm ống đâm hai nhát vào đùi bị hại, sau khi gây án đã ném con dao này xuống giếng nước gần nhà. Gia đình đã vớt lên và giao nộp cho cơ quan điều tra. Con dao được mô tả chi tiết trong biên bản giao nộp vật chứng. Luật sư cần đọc biên bản thu giữ đồ vật để có được các thông tin về kích cỡ, chất liệu ( lưỡi dao dài bao nhiêu, bản rộng bao nhiêu, đầu dao nhọn hay từ... ), so sánh với mô tả về thương tích trên cơ thể người bị hại theo ghi biên bản xem xét dấu vết trên thân thể, theo bản ảnh chụp thương tích, theo quyết định trưng cầu giám định ( như vết thương rách da sâu... cm, bờ mép sắc nhọn có 3 cạnh, kích thước... cm x ... cm ) để có những suy luận ban đầu và sau này có những đánh giá về kết luận giám định pháp y (cơ chế hình thành thương tích, thương  tích do vật gì gây ra, có phù hợp với vật chứng, với lời khai của các bên về vật chứng, nguồn gốc của vật chứng, cách thức sử dụng vật đa chứng... hay không)?

Luật sư cũng theo quy trình đọc đánh giá nêu trên khi tiếp cận các tài liệu của cơ quan y tế, xác định xem tài liệu đó có được hình thành một cách hợp pháp không ? Có được thu thập theo đúng trình tự luật định không ? Nội dung của những tài liệu này có phản ánh được sự thật liệu của cơ quan y tế, cơ quan giám định. Tất nhiên muốn đánh giá tài khách của vụ quan | liệu này trong hồ sơ có tin cậy hay không, Luật sư cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp y học, tuy nhiên, do một người không thể biết hết được mọi kiến thức nên Luật sư có thể tham khảo hoặc phản biện lại cơ quan điều tra... ý kiến của các chuyên gia, các bác sĩ để có cơ sở tự xây dựng gia thiết  hoặc phản biện lại cơ quan điều tra.

- Ví dụ thứ ba về nghiên cứu hồ sơ vụ án:

Về dấu vết để lại ở bộ phận sinh dục bị hại trong vụ án xâm hại tình dục, Luật sư cần lưu ý một số điểm sau: Đối với các trường hợp nạn nhân mới giao hợp lần đầu và được phát hiện kịp thời, sẽ có các dấu hiệu rách mới ở màng trinh. Trong 1 - 2 ngày đầu tiên, bờ miếp sưng nề, màu đỏ tươi, rớm máu, sau 4 đến 5 ngày sẽ là tiến trình sinh hóa và sau 1 tuần đến 10 ngày sẽ sẹo hóa hoàn toàn. Đối với trẻ em gái, hệ thống sinh dục ngoài chưa thật sự hoàn thiện, khi bị hiếp dâm sẽ có những vết bầm tím, rách âm đạo, túi cùng sau và thậm chí rách tầng sinh môn, Đổi với phụ nữ trưởng thành, đã qua nhiều lần hệ tình dục và sinh nở, khi bị hiếp dâm, rất khó phát hiện các thương tổn ở cơ quan sinh dục do màng trinh đã teo và chun lại, ngoài ra còn có nguyên nhân từ chủ quan của bị hại khi họ có xu hướng tắm rửa sạch sẽ sau khi bị hiếp dâm để thanh tẩy những gì mà tội phạm để lại cả trên cơ thể và trong ký ức của họ. Luật sư cần đọc kỹ tài liệu của cơ quan y tế đối với từng trường hợp cụ thể, kết hợp với các chứng cứ khác và lời khai xem có dấu vết của hiếp dâm hay không.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết  Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ của luật sư (1) được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ của luật sư (1) có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ của luật sư hình sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16808 sec| 990.352 kb