Khái niệm của chức năng và bản chất nhà nước

22/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Trong quá trình thực hiện pháp luật, vì những lí do khác nhau, việc vi phạm pháp luật là khó tránh khỏi. Cưỡng chế là việc nhà nước bắt buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước.Các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất đa dạng, trong đó người bị cưỡng chế luôn phải gánh chịu sự bất lợi nào đó, có thể là bất lợi về thân thể, về tài sản, thậm chí cả tính mạng của họ...

I- Bản chất nhà nước Việt Nam hiện nay

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Do miền Nam chưa được hoàn toàn giải phóng nên nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để thống nhất đất nước đồng thời chuyển dần sang thực hiện nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Năm 1975 miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Nhà nước Việt Nam đổi tên thành Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những mô hình đã được tìm tòi, sáng tạo dựa trên cơ sở lí luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như V. I. Lênin đã khẳng định: "Tất cả các dân tộc sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không thế tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giong nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điếm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của che độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của nền chuyên chính vô sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sổng xã hội" ? Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang đầy đủ những yếu tố của một nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung, vừa mang những đặc trưng riêng gắn liền với điều kiện đất nước và con người Việt Nam.

Cơ sở kinh tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là quan hệ sản xuất được xây dựng dựa trên cơ sở chế độ sở hữu nhiều hình thức, thực hiện chính sách xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cơ sở xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhân dân Việt Nam mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, được tập hợp thống nhất dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam

Với cơ sở kinh tế và xã hội như trên, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay được biểu hiện ở những nội dung cơ bản sau:

1- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở tiếp tục kiên định các nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức nhà nước, về hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật, bảo đảm nguyên tắc tập trung - dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước... Nhà nước pháp quyền Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo tinh thần đề cao chủ quyền nhân dân, những vấn đề quan trọng nhất của đất nước do nhân dân quyết định. Nhà nước coi con người là giá trị cao nhất trong xã hội, luôn phấn đấu vì hạnh phúc của con người theo tinh thần “tất cả cho con người, tất cả vì con người”; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối họp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; thừa nhận vị trí tối thượng của hiến pháp và luật trong đời sống xã hội. Nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật, thực hiện quản lí xã hội bằng hiến pháp và pháp luật; thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong các mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội theo hiến pháp và pháp luật; dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, độc lập, tự do, hạnh phúc vừa là mục tiêu vừa là động lực để Nhà nước và xã hội phấn đấu vươn tới; Nhà nước bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh và có thiện chí các cam kết quốc tế... ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Do vậy, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

  • Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc về nhân dân. Các cơ quan nhà nước ở Việt Nam nhận quyền lực từ nhân dân. Còn nhân dân Việt Nam “thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước'" (Điều 6 Hiến pháp năm 2013).
  • Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước vì nhân dân, tất cả mọi chính sách, pháp luật, hoạt động, mọi cố gắng của Nhà nước Việt Nam đều vì lợi ích của nhân dân, phục vụ nhân dân. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân thì sẽ vì nhân dân, do vậy, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ở Việt Nam phải luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
  • Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước do nhân dân, nói cách khác, nhân dân Việt Nam gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và những người lao động khác tổ chức thành nhà nước. Nhân dân Việt Nam trực tiếp bầu ra đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín, là những cơ quan đại biểu của nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân, để phục vụ lợi ích của nhân dân. Nhân dân không chỉ lập ra các cơ quan nhà nước mà còn có thể trực tiếp làm việc trong các cơ quan đó để trực tiếp nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước

2- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trực tiếp tố chức và quản lỉ hầu hết các mặt quan trọng của đời sống xã hội.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nếu dân đói thì Đảng, Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt thì Đảng, Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm Đảng, Chính phủ có lỗi và nếu dân rét thì Đảng, Chính phủ cũng có lỗi. Từ đó cho thấy, Nhà nước Việt Nam không chỉ là tổ chức chính trị của nhân dân Việt Nam mà còn là tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội... đã và đang trực tiếp tổ chức và thống nhất quản lí nền kinh tế quốc dân, sự nghiệp văn hoá, hệ thống giáo dục quốc dân, nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lí sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, sự nghiệp thể dục, thể thao, du lịch... của đất nước nhằm “bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sổng ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3 Hiến pháp năm 2013).

Trên thực tế Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội, phấn đấu để tiến tới xoá bỏ mọi sự áp bức, bóc lột và bất công.

3- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ, một công cụ thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện mục tiêu “điều kiện tự do của mỗi người là điều kiện tự do cho tất cả mọi người”, làm cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, mọi chính sách và pháp luật của Nhà nước đều có sự tham gia ý kiến của nhân dân, đều vì lợi ích của nhân dân. Nhà nước tạo mọi điều kiện để nhân dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, thực hiện dân chủ hoá trên các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, tư tưởng... Bô máy nhà nước Việt Nam luôn được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ, tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, từng bước tiến tới nền dân chủ thực sự theo tinh thần: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Chủ trương của Việt Nam hiện nay là: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dần, tận tụy phục vụ nhân dân” Đẩy mạnh thể chế hoá và nâng cao chất lượng các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. “Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dần tham gia ở tẩt cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sổng của nhân dân”.Cùng với việc phát huy dân chủ phải tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỉ luật, kỉ cương và đề cao đạo đức xã hội.

4- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thong nhất của các dãn tộc cùng sinh sổng trên đất nước Việt Nam.

Điều 5 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sổng trên đất nước Việt Nam”. Do vậy, Nhà nước Việt Nam là tổ chức quyền lực chính trị của nhân dân, biểu hiện tập trung khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam bình đẳng về mọi phương diện, các dân tộc đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Nhà nước có nhiệm vụ giữ gìn và phát triển sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện, tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Trong giai đoạn hiện nay cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới. Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng.

5- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giai cấp công nhân với đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam, là giai cấp giữ vai trò lãnh đạo. Hiến pháp Việt Nam hiện hành đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Không chỉ tổ chức và xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn thực hiện sự chuyên chính với kẻ thù của nhân dân, phòng chống giặc ngoại xâm, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị Nhà nước Việt Nam nghiêm trị theo pháp luật. Nhà nước Việt Nam bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng dân chủ đối với nhân dân đồng thời luôn chuyên chính với kẻ thù của nhân dân, bởi chỉ có như vậy mới bảo vệ được tự do và dân chủ của nhân dân.

6- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nước Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội với xuất phát điểm thấp lại phải trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ nên cho đến nay mặc dù đã xây dựng xã hội chủ nghĩa được khá nhiều năm, song Việt Nam vẫn đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội - thời kì vừa có chủ nghĩa xã hội vừa chưa có chủ nghĩa xã hội, thời kì cái cũ đang mất đi nhung chưa mất hẳn, cái mới đã ra đời nhưng chưa hoàn chỉnh. Vì thế, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng mới chỉ là nhà nước của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nên những un việt của một nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn chưa được bộc lộ rõ, chưa trở thành hiện thực, mọi thứ vẫn đang còn ở phía trước. Do vậy, giai đoạn hiện nay Nhà nước Việt Nam cần “Tiếp tục đấy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lỉ kinh tế, quản lí xã hội; giải quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với nhân dân, với thị trường. Nâng cao năng lực quản lí và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỉ luật, kỉ cương. Nhà nước chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm qưyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân,,.i Đồng thời cần phải "... đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thỉ hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lí xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước”.

Kể từ khi ra đời cho đến nay, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang vượt qua rất nhiều thử thách, khó khăn, không ngừng phát triển và hoàn thiện để từng bước hiện thực hoá những lí tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

II- Khái niệm chức năng nhà nước

Chức năng là một từ ghép, trong đó, “chức” là thứ bậc trong một trật tự nhất định, tương ứng với mỗi thứ bậc có một phần việc thuộc về một đối tượng nào đó, “năng” là khả năng làm được, sức làm được. Như vậy, chức năng là thuật ngữ dùng để chỉ những phần việc chỉ thuộc về một đối tượng nhất định và đối tượng này có khả năng thực tế để làm được phần việc đó. Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nó ra đời để tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội. Đó là công việc của nhà nước, gắn liền nhà nước mà không một thực thể nào trong xã hội có thể làm thay nhà nước. Mặt khác, nhà nước với những ưu thế của mình nên có khả năng thực tế để làm được những công việc đó. Với ý nghĩa này, chức năng nhà nước là khái niệm dùng để chỉ những hoạt động, phần việc quan trọng của riêng nhà nước mà chỉ nhà nước mới có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện những hoạt động đó. Có thể quan niệm, chức năng nhà nước là những phương diện, loại hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Đó là những mặt hoạt động, hướng hoạt động chủ yếu của nhà nước, phát sinh từ bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò và điều kiện tồn tại của nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó.

Mặc dù được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song nhìn chung, có thể quan niệm, chức năng nhà nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triến của nó.

Giữa chức năng và nhiệm vụ của nhà nước vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt, đồng thời có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó, nhiệm vụ của nhà nước là những công việc đặt ra đòi hỏi nhà nước phải giải quyết theo những mục tiêu đã định sẵn. Nhiệm vụ của nhà nước có thể là nhiệm vụ trước mắt, vừa có thể là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài. Nhiệm vụ trước mắt là những công việc mà nhà nước phải giải quyết trong ngắn hạn để thực hiện một chức năng nào đó của nhà nước. Trong trường họp này, nhiệm vụ trước mắt có phạm vi hẹp hơn so với chức năng nhà nước. Nhiệm vụ chiến lược là những vấn đề nhà nước phải giải quyết trong suốt chặng đường phát triển của đất nước. Nhiệm vụ chiến lược được thực hiện thông qua các chức năng nhà nước, trong trường họp này chức năng nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với nhiệm vụ của nhà nước. Ngoài ra, cần phân biệt chức năng của nhà nước với vai trò của nhà nước. Chức năng của nhà nước thường đề cập nhà nước sinh ra để làm gì, còn vai trò của nhà nước thường đề cập đến công dụng, tác dụng của nhà nước. Trong trường hợp này, chức năng của nhà nước và vai trò của nhà nước có ý nghĩa gần như tương tự nhau. Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa nêu trên, vai trò của nhà nước còn được sử dụng để nói về tầm quan trọng của nhà nước (chẳng hạn vai trò của nhà nước đối với xã hội)...

Chức năng của nhà nước trước hết phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của đất nước trong từng thời kì phát triển của nó. Thực tế cho thấy, nhà nước phải làm gì, làm như thế nào, điều đó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vì vậy, các nhà nước khác nhau có thể có chức năng khác nhau. Trong một nhà nước cụ thể, trong các giai đoạn phát triển khác động cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triến của nó.

Chức năng của nhà nước trước hết phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của đất nước trong từng thời kì phát triển của nó. Thực tế cho thấy, nhà nước phải làm gì, làm như thế nào, điều đó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vì vậy, các nhà nước khác nhau có thể có chức năng khác nhau. Trong một nhà nước cụ thể, trong các giai đoạn phát triển khác nhau, số lượng chức năng, tầm quan trọng của mỗi chức năng, nội dung, cách thức thực hiện từng chức năng cũng có thể khác nhau. Đồng thời chức năng của nhà nước cũng phụ thuộc vào bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước. Tuy nhiên, chức năng của nhà nước cũng là sự thể hiện bản chất của nhà nước, thông qua những hoạt động của nhà nước, bản chất của nhà nước được thể hiện một cách đầy đủ, rõ nét nhất. 

Các nhà nước có thể có nhiều chức năng, các chức năng đó có liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau, việc thực hiện chức năng này thường có ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng khác. Chẳng hạn, nhà nước chỉ có thể thực hiện tốt việc tổ chức và quản lí kinh tế khi thực hiện tốt hoạt động bảo vệ Tổ quốc, tương tự các hoạt động về mặt xã hội như phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, bảo trợ xã hội... chỉ có thể thực hiện tốt khi thực hiện có hiệu quả hoạt động tổ chức và quản lí kinh tế.Chức năng nhà nước được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản là xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật.

Đời sống xã hội vốn vô cùng đa dạng, phức tạp, vì vậy, để tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội, cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, xác định rõ những việc được làm, không được làm, phải làm cho các cá nhân, tổ chức. Thông qua hoạt động xây dựng pháp luật, hệ thống pháp luật được từng bước hình thành và hoàn thiện. Khi thực hiện các chức năng nhà nước ở từng lĩnh vực khác nhau, cần thiết phải có quy định chung, thống nhất để đảm bảo cho các mặt hoạt động của nhà nước được đồng bộ, nhịp nhàng và hiệu quả trên cả nước.

Pháp luật sau khi được ban hành nó thường không thể tự đi vào đời sống. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân, tổ chức trong xã hội không tự thực hiện được các quy định trong hệ thống pháp nhau, số lượng chức năng, tầm quan trọng của mỗi chức năng, nội dung, cách thức thực hiện từng chức năng cũng có thể khác nhau. Đồng thời chức năng của nhà nước cũng phụ thuộc vào bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của nhà nước. Tuy nhiên, chức năng của nhà nước cũng là sự thể hiện bản chất của nhà nước, thông qua những hoạt động của nhà nước, bản chất của nhà nước được thể hiện một cách đầy đủ, rõ nét nhất.

Pháp luật sau khi được ban hành nó thường không thể tự đi vào đời sống. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân, tổ chức trong xã hội không tự thực hiện được các quy định trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, nhà nước phải tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm tổ chức cho các chủ thể trong xã hội thực hiện các quy định trong pháp luật, chẳng hạn, nhà nước tiến hành phổ biến pháp luật cho người dân, giải thích, tuyên truyền, động viên, khuyến khích tính tích cực của họ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật... Có như vậy, những mong muốn, yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước mới có thể được thực hiện một cách có hiệu quả. 

Trong quá trình thực hiện pháp luật, vì những lí do khác nhau, việc vi phạm pháp luật là khó tránh khỏi. Khi đó, nhà nước phải thực hiện các hoạt động nhằm xử lí người vi phạm, giáo dục cải tạo họ cũng như răn đe phòng ngừa chung nhằm bảo đảm tính tôn nghiêm của pháp luật, bảo đảm các yêu cầu của nhà nước được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác.

Để thực hiện chức năng nhà nước, có hai phương pháp cơ bản là giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. Giáo dục, thuyết phục là việc nhà nước sử dụng các biện pháp tác động lên ý thức con người, làm cho họ biết, hiểu, tự giác, chủ động, tích cực thực hiện các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước. Cưỡng chế là việc nhà nước bắt buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước. Các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất đa dạng, trong đó người bị cưỡng chế luôn phải gánh chịu sự bất lợi nào đó, có thể là bất lợi về thân thể, về tài sản, thậm chí cả tính mạng của họ...

Luật sư: Nguyễn Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý luận chung về NN&PL - Đại Học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm của chức năng và bản chất nhà nước

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.14940 sec| 1037.594 kb