Khái niệm hình thức nhà nước

22/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Nhà nước cũng như các sự vật, hiện tượng khác tồn tại trong đời sống thông qua những hình thức của nó. Nếu bản chất nhà nước chỉ rõ quyền lực nhà nước thuộc về ai, phục vụ lợi ích của giai cấp nào thì hình thức nhà nước nói lên cách thức tổ chức, thực hiện quyền lực ấy.

Nhà nước cũng như các sự vật, hiện tượng khác tồn tại trong đời sống thông qua những hình thức của nó. Nếu bản chất nhà nước chỉ rõ quyền lực nhà nước thuộc về ai, phục vụ lợi ích của giai cấp nào thì hình thức nhà nước nói lên cách thức tổ chức, thực hiện quyền lực ấy. Mặc dù cách diễn đạt và nội dung các quan niệm về hình thức nhà nước có những điểm khác nhau nhất định, song điểm chung trong các quan niệm đó là xem xét khái niệm hình thức nhà nước theo hướng gắn với phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Từ đó, có thể hiểu, hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước. Nói một cách cụ thể, nói đến hình thức nhà nước là nói đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều ngang, ở cấp tối cao; cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều dọc, từ cấp tối cao xuống cấp cơ sở; phương pháp, cách thức để thực hiện quyền lực nhà nước. Như vậy, hình thức nhà nước là khái niệm chung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

I- Hình thức chính thể

Hình thức chính thể là cách thức và trình tự thành lập cơ quan cao nhất của qưyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan cấp cao khác và với nhân dân. Xem xét hình thức chính thể của một nhà nước nào đó là xem xét trong nhà nước đó: quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho cơ quan nào; cách thức và trình tự thiết lập ra cơ quan đó; quan hệ giữa cơ quan đó với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước; sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức và hoạt động của cơ quan đó. Căn cứ vào những nội dung này, có thể chia hình thức chính thể thành hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.

Quân chủ là chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay một cá nhân (vua, quốc vưomg...) theophưong thức cha truyền con nối (thế tập). Trong chính thể quân chủ, về mặt pháp lí người đứng đầu nhà nước được coi là người có quyền lực cao nhất của nhà nước. Thông thường, nhà vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối. Trên thực tế cũng có những trường họp nhà vua lên ngôi do được chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng... Tuy nhiên, thường các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được củng cố và duy trì. Vua thường tại vị suốt đời nếu không bị truất ngôi hay tự nhường ngôi...

Chính thể quân chủ bao gồm nhiều dạng với những đặc trưng khác nhau, trong đó có hai dạng cơ bản là quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.

Quân chủ tuyệt đối là chính thế mà trong đó nhà vua có quyền lực tối cao và vô hạn trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và cũng không chịu một sự hạn chế nào. Đây là hình thức chính thể mà nhà vua là người ban hành pháp luật, chỉ huy việc thực hiện pháp luật và cũng là vị quan tòa tối cao, thậm chí vua còn có thể có cả quyền lực trong lĩnh vực tôn giáo, tế lễ, có những nghi lễ mà chỉ nhà vua mới được phép chủ trì.

Quân chủ hạn chế là chính thể mà trong đó nhà vua chỉ nắm giữ một phần quyền lực toi cao của nhà nước, bên cạnh vua còn có cơ quan khác để chia sẻ quyền lực với vua. Trong chính thể này, nhà vua có thể chỉ nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước trên danh nghĩa, thực tế nhà vua có thể bị hạn chế một hoặc tất cả trong các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cùng nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước với nhà vua còn có thể có các cơ quan như nghị viện, chính phủ... Chính thể quân chủ hạn chế có các dạng điển hình là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp, quân chủ đại nghị (quân chủ nghị viện).

Cộng hoà là chính thể mà trong đó quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về cơ quan (tập thể) đại diện của nhân dân. Mỗi nước có thể có quy định riêng về trình tự, thủ tục thành lập, nhiệm vụ quyền hạn... của cơ quan này. Thực tế cho thấy, cơ quan này thường có tên gọi là quốc hội, nghị viện..., thường được thành lập ra bằng con đường bầu cử và hoạt động trong một thời hạn nhất định được gọi là nhiệm kì.

Tuỳ theo đối tượng được quyền tham gia vào việc thành lập cơ quan tối cao của nhà nước, chính thể cộng hoà được chia thành hai dạng khác nhau là cộng hoà quý tộc và cộng hoà dân chủ. Cộng hoà quỷ tộc là chính thể mà trong đó quyền bầu cử cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về tầng lớp quỷ tộc. Cộng hoà dần chủ là chỉnh thể mà trong đỏ quyền bầu cử cơ quan toi cao của qưyền lực nhà nước thuộc về các tầng lớp nhân dân... Tất nhiên, pháp luật có thể có các quy định cụ thể về điều kiện để được bầu cử, chẳng hạn, độ tuổi, khả năng nhận thức, giới tính... Chính thể cộng hoà quý tộc chủ yếu tồn tại trong các nhà nước chủ nô. Chính thể cộng hoà dân chủ tồn tại trong tất cả các kiểu nhà nước, ngay trong một kiểu nhà nước, chính thể cộng hoà dân chủ cũng có thể có những dạng khác nhau.

II- Hình thức cấu trúc nhà nước

 

Để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước một cách có hiệu quả, nhà nước có thể phải phân định lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, chẳng hạn cả nước phân chia thành các đơn vị trực thuộc, các đơn vị này lại có thể chia thành các đơn vị nhỏ hơn ... Đồng thời, nhà nước thiết lập các cơ quan nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ đó, trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước trong phạm vi không gian lãnh thổ đó, tạo thành các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương. Ở khía cạnh khác, cũng xuất phát từ nhu cầu tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, một số nhà nước có thể liên kết với nhau, biến lãnh thổ thuộc quyền quản trị của mình thành đơn vị hành chính lãnh thổ thuộc quốc gia chung, thành lập một nhà nước chung, thiết lập bộ máy chính quyền chung, song song bộ máy chính quyền của các nhà nước thành viên. Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ được gọi là hình thức cấu trúc nhà nước.

Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các đom vị hành chính - lãnh thỏ và xác lập moi quan hệ giữa các cấp chính quyền nhà nước với nhau. Như vậy, khi xem xét hình thức cấu trúc của một nhà nước là xem xét cách thức cấu tạo nhà nước thành các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương, địa vị của chính quyền mỗi cấp cũng như quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau. Theo đó, hình thức cấu trúc nhà nước có thể được chia thành hai dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang, ngoài ra có thể có một dạng cấu trúc nhà nước không cơ bản là nhà nước liên minh.

Nhà nước đơn nhất là hình thức cấu trúc nhà nước truyền thống và rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên hình thức cấu trúc này rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... của mỗi nước. Có thể nói, mỗi nước có cách thức riêng để phân định thành các đơn vị hành chính lãnh thổ với tên gọi riêng. Thực tiễn cho thấy, các nước có thể phân chia thành cấp trực thuộc trung ương; một hoặc nhiều cấp trung gian và cuối cùng là cấp cơ sở. Mặt khác, việc thiết lập bộ máy chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ ở các nước cũng khác nhau, địa vị của mỗi cấp chính quyền ở các nước cũng không giống nhau... Nhìn chung, nhà nước đơn nhất có đặc điểm cơ bản là: chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ; địa phương là những đơn vị hành chính lãnh thổ không có chủ quyền; cả nước có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật; quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương và chính quyền địa phương các cấp là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới...

Nhà nước liên bang được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau. Chẳng hạn, nhà nước liên bang có thể được hình thành từ việc các nhà nước đơn nhất tự nguyện liên kết với nhau; có thể thông qua con đường xâm chiếm, mua bán lãnh thổ; cũng có thể từ một nhà nước đơn nhất được liên bang hoá... Bởi vậy, hình thức cấu trúc nhà nước liên bang cũng rất đa dạng và phức tạp. Ớ mức độ chung nhất, có thể thấy nhà nước liên bang có đặc điểm cơ bản là: chủ quyền quốc gia vừa do chính quyền liên bang vừa do chính quyền các bang nắm giữ; có sự phân chia quyền lực giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang, sự phân chia này có thể diễn ra trên một số hoặc cả ba lĩnh vực là lập pháp, hành pháp, tư pháp; các bang tự tổ chức chính quyền của bang mình, tự ban hành pháp luật cho bang mình; cả nước tồn tại nhiều hệ thống chính quyền, nhiều hệ thống pháp luật song song, một của liên bang, một của mỗi bang... cần lưu ý là, trong nhà nước đơn nhất có thể có yếu tố liên bang, ngược lại, trong nhà nước liên bang có thể có yếu tố đơn nhất. Chẳng hạn, ở một số nhà nước liên bang, một số khu vực lãnh thổ đặt dưới sự cai quản trực tiếp của chính quyền liên bang, ở đó chỉ có một hệ thống chính quyền, công dân chỉ chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật. Ngược lại, ở một số nhà nước đơn nhất, có những địa phương, quyền lực nhà nước được tổ chức tương tự như một bang trong nhà nước liên bang, riêng vấn đề chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ thuộc thẩm quyền của chính quyền trung ương.

Ngoài hai dạng cấu trúc nhà nước cơ bản trên còn có dạng cấu trúc nhà nước không cơ bản, đó là nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm thời của các nhà nước nhằm thực hiện một số mục tiêu nhất định. Sau khi đã đạt được các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể tự giải tán hoặc có thể phát triển thành nhà nước liên bang. Ví dụ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ năm 1776 đến năm 1787 là nhà nước liên minh, sau đó trở thành nhà nước liên bang; Liên minh châu Âu (EU) hiện nay... Nhà nước liên minh có thể có bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật chung cho toàn liên minh, tuy nhiên, các nhà nước thành viên vẫn có chủ quyền hoàn toàn trong cả lĩnh vực đối nội và đối ngoại. Hình thức này có nhiều điểm đặc biệt cần được nghiên cứu sâu sắc hơn.

III- Chế độ chính trị

Dưới góc độ lí luận chung về nhà nước và pháp luật, chế độ chính trị được hiểu là một bộ phận cấu thành của hình thức nhà nước. Theo đó, chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... của đất nước mà chế độ chính trị có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên có thể chia thành hai dạng cơ bản ỉà chế độ chính tộ dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ

Dân chủ là chế độ chính trị mả nhân dân có quyền tham giữ vào việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong chế độ chính trị dân chủ, nhà nước sử dụng các phương pháp dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; nhà nước thừa nhận, bảo đảm, bảo vệ các quyển tự do chính trị của nhân dân; hoạt động của nhà nước được thực hiện một cách công khai; phương pháp giáo dục thuyết phục được coi trọng... Tuy nhiên, chế độ chính trị dân chủ cũng có nhiều mức độ biểu hiên khác nhau như dân chủ thực chất và dân chủ giả hiêu; dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế; dân chủ trực tiếp vả dân chủ gián tiếp...

Phản dân chủ là chế độ chính trị mà nhân dần không có quyền tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, không có quyền bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Trong chế độ chính trị phản dân chủ, nhà nước sử dụng các cách thức, thủ đoạn chuyên quyền, độc đoán trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; các quyền, tự do chính trị của nhân dân không được nhà nước thừa nhận hoặc bị hạn chế, bị chà đạp; phương pháp cưỡng chế được chú trọng... Chế độ phản dân chủ có những biến dạng cực đoan như chế độ độc tài, chế độ phái xít, chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ diệt chủng.

Tóm lại, sự phân tích ở trên cho thấy, hình thức nhà nước trên thế giới vô cùng đa dạng, phức tạp. Cũng như các yếu tố khác của nhà nước, hình thức nhà nước phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; toong quan lực lượng giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội; phong tục, tập quán, đặc ổiểrn tâm íí, truyền thống dân tộc và xu thế của thời đại... 

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luật - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm hình thức nhà nước

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.21502 sec| 978.125 kb