Khái niệm, mục đích và nguyên tắc của việc nuôi con nuôi

15/02/2023
Việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi có thế được hiểu dưới hai góc độ: là một sự kiện pháp lí và là một quan hệ pháp luật. Với ý nghĩa là một sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con. Việc nuôi con nuôi chỉ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận khi có đủ các điều kiện sau: Người nhận nuôi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định như: năng lực hành vi dân sự, độ tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện kinh tể, chỗ ở, sức khỏe...

1-Khái niệm nuôi con nuôi

Trong cuộc sống, việc nhận nuôi dưỡng trẻ em có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, do các chủ thế khác nhau thực hiện. Tuy nhiên, chỉ việc nhận nuôi trẻ em làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi với đứa trẻ mới là nuôi con nuôi. Việc nhận một đứa trẻ làm con nuôi, gắn bó với đứa trẻ trong quan hệ cha mẹ và con lâu dài, ổn định, hình thành một gia đình đầy đủ đối với trẻ được thực hiện một cách khá phổ biến, đem lại cho đứa trẻ sự chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất và môi trường an toàn cho trẻ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi thì nuôi con nuôi được hiểu là “việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi ”. Nuôi con nuôi có thế được hiểu dưới hai góc độ: là một sự kiện pháp lí và là một quan hệ pháp luật
Với ý nghĩa là một sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con. Việc nuôi con nuôi chỉ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận khi có đủ các điều kiện sau: Người nhận nuôi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định như: năng lực hành vi dân sự, độ tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện kinh tể, chỗ ở, sức khỏe... Theo quy định của pháp luật, người nhận nuôi con nuôi có thể là người độc thân hoặc hai người là vợ chồng có hôn nhân hợp pháp.
Người được nhận làm con nuôi đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật quy định: độ tuổi, ý chí...Có sự thể hiện ý chí một cách minh bạch, công khai của người có quyền cho trẻ em làm con nuôi như cha đẻ, mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ trên cơ sở tự nguyện, không bị dụ dỗ, cưỡng ép, lừa dối, không vì mục đích kinh tế, vụ lợi, mà vì lợi ích tốt nhất của trẻ được cho làm con nuôi...Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm tra, xác minh các điều kiện của việc nuôi con nuôi, nếu thấy các bên có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, việc nuôi con nuôi không vi phạm các trường hợp cấm thì tổ chức đăng kí việc nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên. Kể từ ngày được công nhận, giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi phát sinh quan hệ cha mẹ và con.
Khác với các hình thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như đỡ đầu, nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng, việc nuôi con nuôi xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi với trẻ em được nhận nuôi một cách lâu dài, ổn định, bền vững, hình thành môi trường gia đình giống như gia đình ruột thịt trong việc yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.
Như vậy, nuôi con nuôi là việc một người độc thân hoặc hai vợ chồng nhận nuôi một đứa trẻ nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dài, bền vững, ổn định giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, trên cơ sở lợi ích tốt nhất của trẻ em, đảm bảo cho trẻ em được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường gia đình.

2-Mục đích của việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi được thực hiện trong đời sống như một lẽ tự nhiên, thể hiện nhu cầu tình cảm, tình tương thân tương ái của con người đối với những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, lang thang, không nơi nương tựa, không có người chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc nuôi con nuôi có thể hướng tới những mục đích khác nhau trong từng thời kì, từng giai đoạn lịch sử và được điều chỉnh bằng pháp luật theo ý chí của giai cấp thống trị. Trong thời kì phong kiến, việc nhận nuôi con nuôi là nhằm mục đích đảm bảo sự kế tục trong việc thờ cúng tổ tiên, củng cố lợi ích của gia đình gia trưởng, nhằm có thêm người làm mà không phải trả tiền công, hoặc để khuếch trương quyền thế của gia đình phong kiến. Khi những giá trị tiến bộ của nhân loại ngày càng trở thành giá trị phổ biến, được các quốc gia thừa nhận, thì mục đích của việc nuôi con nuôi là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận. Mục đích của việc nuôi con nuôi từ chỗ “tìm một đứa trẻ cho gia đình” đã chuyển thành “tìm một gia đình cho đứa trẻ” và điều đó đã được ghi nhận trong các văn bản pháp lí quốc tế về nuôi con nuôi,  tạo thành khung pháp lí chung điều chỉnh việc nuôi con nuôi trong phạm vi quốc tế và quốc gia.
Mục đích của việc nuôi con nuôi lần đầu tiên được quy định một cách rõ ràng trong Luật Nuôi con nuôi. Điều 2 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chầm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình Quy định này đã thế hiện rõ ý chí của nhà nước trong việc điều chỉnh việc nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi được xác lập, thực hiện là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận nuôi, nhằm tạo điều kiện cho các em được sống, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục với tình cảm cha mẹ và con trong môi trường gia đình giống như gia đình ruột thịt của trẻ.
Quy định rõ mục đích của việc nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi là cơ sở để phân biệt giữa nuôi con nuôi với những việc làm có ý nghĩa nhân đạo, từ thiện khác như nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, đỡ đầu... Mục đích của việc nuôi con nuôi là cơ sở pháp lí đe bảo vệ trẻ em trước những hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động, lạm dụng tình dục, mua bán trẻ em hoặc những mục đích trục lợi khác. Mục đích của việc nuôi con nuôi cũng là cơ sở để phân biệt giữa việc nuôi con nuôi với các hình thức chăm sóc thay thế khác theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016.

3-Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi là những tư tưởng, nguyên lí có tính chất chỉ đạo, là cơ sở cho việc xây dựng, hình thành, sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi và được thể hiện nhất quán qua tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không có quy định về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có quy định tại Điều 35 về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên với cách quy định như vậy, các nguyên tắc nuôi con nuôi dường như chỉ được áp dụng đối với việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Trong khi đó, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có liên hệ chặt chẽ với việc nuôi con nuôi trong nước, khi giải quyết việc nuôi con nuôi cần đảm bảo cho trẻ em quyền được sống trong gia đình gốc và việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ là biện pháp cuối cùng.
Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã có hẳn một điều luật riêng quy định về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi. Đây là một quy định cần thiết nhằm xác lập quan điểm chỉ đạo, quán triệt cách thức giải quyết việc nuôi con nuôi một cách thống nhất, từ việc nuôi con nuôi trong nước đến việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi đã làm thay đổi cách nhìn, cách thức tiến hành, giải quyết việc nuôi con nuôi trước đây. Trên cơ sở các nguyên tắc này, việc giải quyết cho nhận trẻ em làm con nuôi đã tiếp cận và phù hợp hơn với các quy định khung của Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế (gọi tắt là Công ước La Hay năm 1993) mà Việt Nam đã phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 01/02/2012.
Theo Điều 4 Luật Nuôi con nuôi, các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi bao gồm:

3.1 Giải quyết việc nuôi con nuôi cần tôn trọng quyền được sống trong môi trường gia đình gốc của trẻ em.

Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên của đứa trẻ. Gia đình gốc là gia đình nơi trẻ em được sinh ra, “là gia đình của những người có quan hệ huyết thống”, về nguyên tắc, mọi trẻ em sinh ra đều có gia đình gốc của mình. Trẻ em sinh ra, lớn lên, phát triển về thể chất và hình thành nhân cách phụ thuộc phần lớn vào sự ổn định, bền vững, sự gắn kết trong gia đình. Gia đình vừa là môi trường tự nhiên về huyết thống, tình cảm, tâm lí đối với đứa trẻ, vừa là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ. Sự gắn bó, liên kết của trẻ với xã hội trước tiên thể hiện qua các mối liên hệ trong gia đình, mà trước hết là với bố, mẹ đẻ của trẻ. Vì vậy, một trong những quyền cơ bản của trẻ em được Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định là trẻ em có quyền được sống chung với cha mẹ đẻ, không ai có thể tước bỏ quyền của trẻ em được sống trong gia đình ruột thịt, trừ khi điều đó là vì lợi ích của trẻ em. Lời nói đầu Công ước khẳng định vai trò quan trọng của gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em: “Gia đình với tư cách là nhỏm xã hội cơ bản và mâi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phủc của mọi thành viên, nhất là trẻ em ”, “để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khỉ hạnh phúc, yêu thương và thông cảm ”, Việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi cũng phải dựa trên nguyên tắc này. Việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi phải xuất phát từ lợi ích tốt nhất của trẻ em. Việc cho trẻ em làm con nuôi sẽ không đặt ra khi trẻ em có cha đẻ, mẹ đẻ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Chỉ trong trường họp cha, mẹ đẻ của trẻ không còn, hoặc tuy cha mẹ đẻ còn nhưng không có điều kiện, khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con do bị bệnh tật, phải chấp hành hình phạt tù, điều kiện kinh tế quá khó khăn... thì việc cho trẻ làm con nuôi mới cần đặt ra xem xét.
Trong trường họp cần giải quyết cho trẻ em làm con nuôi vì lợi ích tốt nhất của trẻ thì nguyên tắc này đòi hỏi:
Ưu tiên giải quyết cho trẻ em làm con nuôi của những người có mối quan hệ huyết thống gần gũi đối với trẻ. Tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi đã quy định thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế (là gia đình nhận trẻ em làm con nuôi) trước tiên là “cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi”. Những người này là những người đầu tiên được nhận trẻ làm con nuôi. Chỉ khi những người này không có ý định hoặc không có điều kiện nhận trẻ làm con nuôi thì mới xem xét cho trẻ em làm con nuôi của những người khác ngoài gia đình huyết thống.
Để đảm bảo quyền của trẻ em được sống trong gia đình gốc, pháp luật quy định rất rõ ràng về trách nhiệm của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trong việc tư vấn để “trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình”. Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi (Nghị định số 19/2011/NĐ-CP) có quy định rõ: “Trường hợp những người ỉỉên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tảc động bởi yếu tổ tâm lí, sức khỏe đã đồng ỷ cho trẻ em làm con nuôi sau đó muẩn thay đổi ý kiến thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ỷ kiến, những người ỉỉên quan phải thồng báo bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Het thời hạn này, những người liền quan không được thay đổi ỷ kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi Đối với trường hợp cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài thì thời hạn các bên liên quan có thể thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày được lấy ý kiến (khoản 2 Điều 15 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP). Với các quy định này, nhũng người có quyền cho trẻ em làm con nuôi hoàn toàn có quyền suy nghĩ, cân nhắc kĩ về quyết định cho trẻ em làm con nuôi của mình cũng như về việc thay đổi quyết định đó. Đây là cơ sở pháp lí đảm bảo quyền quyết định của cha đẻ, mẹ đẻ, người giám hộ trong việc cho trẻ em làm con nuôi, đồng thời đảm bảo đến mức tối đa cơ hội của trẻ em được sống trong gia đình gốc.

3.2 Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận nuôi con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Việc nuôi con nuôi phải hướng tới mục đích đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi. Điều đó đã được khẳng định trong các văn bản pháp lí quốc tế về nuôi con nuôi. Điều 21 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em đã nêu rõ: ‘‘các quốc gia thành viên công nhận hoặc cho phép chế độ nhận làm con nuôi phải đảm bảo rằng lợi ích tắt nhất của trẻ em phảỉ là quan tâm cao nhất... " Điều 1 Công ước La Hay 1993 quy định: mục đích của Công ước là “thiết lập những bảo đảm để việc nuôi con nuôỉ quốc tế diễn ra vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng cảc quyền cơ bản của trẻ em... ”.
Nguyên tắc này thể hiện trong tất cả các quy định của Luật Nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi vì lợi ích tốt nhất của người con nuôi đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi. Trước hết cần đảm bảo quyền được sống trong gia đình gốc của trẻ em. Khi gia đình gốc không thể đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em một cách tốt nhất thì có thể xem xét khả năng cho trẻ em làm con nuôi người khác ngoài gia đình huyết thống, kể cả việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Tuy nhiên, việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ được giải quyết sau khi đã thực hiện các biện pháp cần thiết tìm gia đình thay thế cho trẻ em ở trong nước mà không thành (điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Nuôi con nuôi). Đối với những trường họp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo khác có thể được giải quyết cho làm con nuôi ở nước ngoài nếu có người xin đích danh trẻ em đó làm con nuôi mà không cần qua các biện pháp tìm gia đình thay thế ở trong nước. Điều này nhằm tạo điều kiện, khả năng tốt nhất trong việc chăm sóc, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho trẻ và hoàn toàn phù hợp với quy định tại điểm b Điều 4 Công ước La Hay 1993.
Để đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em làm con nuôi, đảm bảo môi trường gia đình thay thế an toàn, lành mạnh cho trẻ em, pháp luật quy định rõ các điều kiện cần thiết bắt buộc người nhận nuôi  con nuôi phải đáp ứng, như: năng lực hành vi dân sự, điều kiện kinh tế, chỗ ở, sức khỏe, tư cách đạo đức... Thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi được quy định một cách công khai, minh bạch là cơ sở để bảo vệ các quyền, lợi ích của trẻ em làm con nuôi. Pháp luật cũng quy định những hành vi bị cấm trong lĩnh vực nuôi con nuôi như hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em...
Bên cạnh việc đảm bảo lợi ích tốt nhất của con nuôi, pháp luật quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người nhận nuôi con nuôi. Việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nhận nuôi con nuôi là cơ sở pháp lí để thiết lập mối quan hệ cha mẹ và con bền vững, gan bó, on định giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhằm đem lại một gia đình trọn vẹn, yên ấm cho trẻ em được nhận nuôi. Bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của người nhận nuôi được thể hiện qua quy định về sự thế hiện ý chí của người nhận nuôi trong việc nhận trẻ em làm con nuôi, trong việc thỏa thuận với cha mẹ đẻ của trẻ về hậu quả pháp lí của việc nuôi con nuôi, qua việc chấm dứt nuôi con nuôi...
Việc cho nhận con nuôi được xác lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng về ý chí, tình cảm của các chủ thể có liên quan. Quan hệ nuôi con nuôi liên quan đến quyền nhân thân của cá nhân, liên quan đến số phận của trẻ em, vì vậy, mọi hành vi xử sự của các chủ thể có liên quan phải xuất phát từ lợi ích tốt nhất của trẻ em để quyết định một cách tự nguyện, không vì sự cưỡng ép, lừa dối, dụ dỗ, mua chuộc, không nhằm mục đích vụ lợi. Tức là, “sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi phải được đưa ra một cách tự nguyện, không bị ảnh hưởng bởi bất kì sự khiếm khuyết nào (do sự lừa dối, xuyên tạc, cưỡng ép, gây ảnh hưởng thái quá hoặc do hiểu nhầm)”.  Đây là một quy định có tính bắt buộc đối với mọi quốc gia thành viên của Công ước La Hay 1993. Do đó, Điều 21 Luật Nuôi con nuôi đã quy định rõ ràng về sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong việc cho, nhận con nuôi. Đối với việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, để đảm bảo tính tự nguyện, không bị tác động bởi bất cứ lợi ích nào, Điều 36 Luật Nuôi con nuôi quy định trình tự, thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài là do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành và người nước ngoài không được có bất cứ sự tiếp xúc nào với cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trước khi nhận được thông báo giới thiệu trẻ em làm con nuôi, trừ trường hợp xin đích danh. Mọi sự tác động, dù dưới bất cứ hình thức nào, dù có kèm theo lợi ích vật chất hay không, để có được sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi hoặc để sự đồng ý đó không bị rút lại, đều vi phạm sự tự nguyện của những người có quyền cho trẻ em làm con nuôi. Bởi vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của trẻ em được sống trong gia đình gốc.
Việc cho nhận con nuôi phải đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt nam nữ, tức là không có sự phân biệt về giới trong việc cho - nhận con nuôi. Điều này phải được thực hiện cả từ phía người cho và người nhận. Đối với người cho trẻ em làm con nuôi, việc cho trẻ em làm con nuôi không được nhằm mục đích vi phạm pháp luật về dân số. Trong một số gia đình, với tư tưởng trọng nam khinh nữ còn rơi rớt, có trường hợp cha mẹ đẻ cho con gái đi làm con nuôi người khác để hy vọng sinh con trai có người nối dõi. Đối với người nhận nuôi con nuôi không được có sự phân biệt, lựa chọn giới tính của trẻ em được nhận nuôi, không được phân biệt đối xử giữa con nuôi với con đẻ.
Việc nuôi con nuôi nhằm mục đích xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, đảm bảo những lợi ích tốt nhất của trẻ được nhận nuôi, vì vậy những hành vi lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích trục lợi như hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước, việc nuôi con nuôi trái với phong tục tập quán, truyền thống đạo đức hoặc làm thay đổi thứ bậc trong gia đình... không được pháp luật công nhận.

3.3 Chỉ cho trẻ em làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước.

Đây là một nguyên tắc cơ bản trong giải quyết việc nuôi con nuôi, lần đầu tiên được quy định một cách rõ ràng trong Luật Nuôi con nuôi. Nguyên tắc này là sự “nội luật hóa” các quy định của Công ước La Hay 1993. Công ước La Hay 1993 đã khẳng định sự cần thiết và ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em có thế được chăm sóc trong gia đình gốc của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần thừa nhận việc “nuôi con nuôi quốc tế cỏ thể có ỉợỉ thế là đem lại một gia đình lâu dài cho trẻ em không tìm được một gia đình thích hợp tại nước gốc của mình ”.ỵ Vì vậy việc nuôi con nuôi quốc tế chỉ đặt ra khi không thể tìm được gia đình thay thế, nuôi dưỡng trẻ em tại nước gốc của trẻ. Nguyên tắc này là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt của Công ước La Hay 1993, và chỉ trên cơ sở đó các thủ tục pháp lí cần thiết để cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài mới được bắt đầu thực hiện.
Đe đảm bảo thực hiện nguyên tắc này, Luật Nuôi con nuôi đã quy định thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế trong đó người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi là giải pháp được lựa chọn cuối cùng, về nguyên tắc, việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ được thực hiện sau khi đã tiến hành đầy đủ các thủ tục tìm gia đình thay thế cho trẻ em ở trong nước mà không được. Theo quy định tại Điều 15 Luật Nuôi con nuôi, việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được thực hiện ở cả 3 cấp: xã, tỉnh, trung ương, với thời gian ở mỗi cấp là 60 ngày. Hết thời hạn 60 ngày thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi ở cấp xã mà không có ai nhận trẻ em làm con nuôi thì việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em được thực hiện tiếp ở cấp tỉnh. Het thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo tìm gia đình cho trẻ em ở cấp tỉnh mà không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Hết thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo mà không tìm được người trong nước nhận nưôi trẻ em thì mới tiến hành giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài.
Theo quy định của Công ước La Hay 1993, cơ quan có thẩm quyền của nước gốc - nước có trẻ em cho làm con nuôi - có trách nhiệm “xác nhận việc nuôi con nuôi quốc tế ỉà vì lợi ích tốt nhất của trẻ em sau khỉ đã xem xét kĩ lưỡng các khả năng chẫm sóc các em tại nước gốc”.  Các nguyên tắc của việc nuôi con nuôi có mối liên hệ mật thiết với nhau, ràng buộc và tác động qua lại đối với nhau nhằm đảm bảo thực hiện mục đích nuôi con nuôi đồng thời ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Các nguyên tắc nuôi con nuôi không chỉ chi phối đến hành vi sử xự của các chủ thể có liên quan trong việc nuôi con nuôi mà còn điều chỉnh hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất và các quyền cơ bản của trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm, mục đích và nguyên tắc của việc nuôi con nuôi

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.83408 sec| 1023.508 kb