Khái niệm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

28/02/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là danh từ dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng kí, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và xử lí các vi phạm, tranh chấp về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phát sinh giữa Nhà nước vói người nộp thuế.

1- Định nghĩa pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Xét từ phương diện hình thức, pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật như văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội; nghị định và nghị quyết của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, thông tư của các bộ... Còn xét về phương diện nội dung, pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lại bao hàm các vấn đề chủ yếu như: phạm vi áp dụng (được thể hiện thông qua các quy định về chủ thể nộp thuế và đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu); căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trình tự, thủ tục hành thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; chế độ miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; xử lí vi phạm và giải quyết tranh chấp về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...

Ngày nay, trong bối cảnh tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế đang trở thành xu hướng mang tính toàn cầu thì việc hình thành, thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là điều tất yếu. Vì lẽ đó, có quan điểm cho rằng nội hàm của khái niệm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không chỉ là các quy định trong pháp luật quốc gia mà còn bao hàm cả các quy định trong pháp luật quốc tế có liên quan trực tiếp đến vấn đề thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ví dụ như Hiệp định CEPT (Common Effective Preferential Tariff - Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung); Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Hiệp định GATT hay Hiệp định WTO hiện hành. Quan điểm này dựa trên lập luận cho rằng các hiệp định về (hoặc) có liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sau khi có hiệu lực sẽ được áp dụng trực tiếp cho các quan hệ về thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu giữa Nhà nước với người nộp thuế chứ không nhất thiết phải có giai đoạn “chuyển hoá” từ các quy định của hiệp định thành nội luật. Đương nhiên, trong trường hợp các hiệp định có liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ quy định những nguyên tắc chung thì việc thực hiện các nguyên tắc đó cần phải được tiến hành thông qua quá trình nội luật hoá tại các nước thành viên hiệp định nhằm đảm bảo tính khả thi và tính hiện thực cho các quy định của hiệp định.

Như vậy, cần phải quan niệm nội hàm của khái niệm “pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” theo nghĩa rộng, bao gồm không chỉ các quy định trong pháp luật quốc gia mà còn bao gồm cả các quy định trong pháp luật quốc tế về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Quan điểm này là thích hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế và tự do hoá thương mại trong giai đoạn hiện nay của nền kinh tế toàn cầu.​​​​​​​

2- Sự phân biệt giữa pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Theo nguyên nghĩa, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (hay chính sách thuế quan) của một quốc gia là kế hoạch, đường hướng chính trị của đảng cầm quyền và nhà nước quản lí, về sự phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kì hay giai đoạn nhất định thông qua việc sử dụng công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (thuế quan). Xét về bản chất, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu luôn phản ánh quan điểm chính trị của đảng cầm quyền trong một giai đoạn nhất định và bao giờ cũng được thể chế hoá bằng các quy phạm pháp luật của Nhà nước để dễ dàng thực hiện trong thực tế. Vì vậy, trong danh từ “chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” đã bao hàm đầy đủ nội dung các quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và điều đó thể hiện sự thống nhất nội tại giữa chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, sự thống nhất đó không thể xoá nhoà được ranh giới mang tính lí thuyết giữa khái niệm “chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” và khái niệm “pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”. Sự khác nhau mang tính lí thuyết giữa hai khái niệm này thể hiện ở chỗ, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là cái chung, cái bao quát và có tính trừu tượng; còn pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là cái riêng, cái cụ thể và hiện hữu. Mặt khác, giữa hai khái niệm này cũng thể hiện mối quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là cơ sở chính trị để hình thành và thực hiện pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Còn pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lại là công cụ, phương tiện chủ yếu để thực hiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của một nước trong một giai đoạn nhất định, thông qua việc thể chế hoá chính sách này thành những điều khoản cụ thể của pháp luật thực định.

​​​​​​​3- Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách, pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

Xét trên bình diện lí thuyết, mặc dù chính sách thuế xuất của đảng cầm quyền trong một giai đoạn nhất định và bao giờ cũng được thể chế hoá bằng các quy phạm pháp luật của Nhà nước để dễ dàng thực hiện trong thực tế. Vì vậy, trong danh từ “chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” đã bao hàm đầy đủ nội dung các quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và điều đó thể hiện sự thống nhất nội tại giữa chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, sự thống nhất đó không thể xoá nhoà được ranh giới mang tính lí thuyết giữa khái niệm “chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” và khái niệm “pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”. Sự khác nhau mang tính lí thuyết giữa hai khái niệm này thể hiện ở chỗ, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là cái chung, cái bao quát và có tính trừu tượng; còn pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là cái riêng, cái cụ thể và hiện hữu. Mặt khác, giữa hai khái niệm này cũng thể hiện mối quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là cơ sở chính trị để hình thành và thực hiện pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Còn pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lại là công cụ, phương tiện chủ yếu để thực hiện chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của một nước trong một giai đoạn nhất định, thông qua việc thể chế hoá chính sách này thành những điều khoản cụ thể của pháp luật thực định.

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Thuế Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Khái niệm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.43945 sec| 960.406 kb