Khái quát chung về hệ thống pháp luật ở một số quốc gia ở Đông Nam Á

07/03/2023
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng
Hệ thống pháp luật của các quốc gia ở Đông Nam Á vừa phản ánh bức tranh hệ thống pháp luật trên thế giới vừa phản ánh những đặc thù của hệ thống pháp luật các nước trong khu vực.

1- Hệ thống pháp luật ở một số quốc gia ở Đông Nam Á

Các quốc gia Đông Nam Á với hơn 560 triệu dân có những đặc điểm riêng về lịch sử, truyền thống, địa lý, thành phần dân cư, trình độ phát triển kinh tế, chính trị, tôn giáo... là nền tảng tạo nên sự đa dạng về xã hội và hệ thống pháp luật. Bên cạnh sự đa dạng đó, quá trình giao lưu và tiếp biến giữa các nền văn hoá, sự tương đồng về lịch sử, truyền thống, dân tộc của các quốc gia trong khu vực cũng là nền tảng cho các hệ thống pháp luật ở khu vực này có những điểm tương đồng.

Hệ thống pháp luật của các quốc gia ở Đông Nam Á vừa phản ánh được bức tranh hệ thống pháp luật trên thế giới vừa phản ánh được những đặc thù của hệ thống pháp luật các nước trong khu vực.

Ở cấp độ khu vực, nghiên cứu hệ thống pháp luật của các nước trong khu vực Đông Nam Á có thể nhìn thấy sự hiện diện của tất cả các dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới.  Civil law, Common law, pháp luật xã hội chủ nghĩa và Luật Hồi giáo đều được tiếp nhận ở khu vực này.

Dòng họ Civil law được tiếp nhận ở nhiều nước Đông Nam Á chủ yếu gắn liền với quá trình xâm chiếm thuộc địa của các nước châu Âu lục địa đối với các quốc gia trong khu vực này. Trừ Thái Lan - quốc gia duy nhất trong khu vực không trải qua chế độ thuộc địa, các nước ASEAN khác có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil law là Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước thuộc lục địa châu Âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha.

Trong đó, Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước thuộc địa của Pháp trong thời gian dài trước khi giành được độc lập. Indonesia là quốc gia trong khu vực nằm dưới sự cai trị của Hà Lan hcm 300 năm (từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII), gần 10 năm dưới sự cai trị của người Pháp và 04 năm dưới sự cai trị của người Anh rồi đến quân đội Nhật Bản xâm chiếm trong Đại chiến thế giới lần thứ II. Quá trình thuộc địa hoá của các nước này đã làm cho pháp luật Indonesia bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật châu Âu lục địa, đặc biệt là pháp luật của Hà Lan.

Cùng với Việt Nam, Lào, Campuchia, Philippines chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Civil law là do gần 04 thế kỷ (từ năm 1521 đến năm 1898 là thuộc địa của người Tây Ban Nha. Thái Lan, mặc dù không trải qua chế độ thuộc địa nhưng sự giao lưu thương mại trong suốt thế kỷ XIX đã giúp hệ thống pháp luật Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật các nước phương Tây. Vì thế, khi tiến hành cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp, người Thái đã tiếp nhận hệ thống triết lý pháp luật, tổ chức toà án và tố tụng của pháp luật châu Âu và xem pháp luật của Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Ý và Nhật Bản là những mô hình cho việc xây dựng pháp luật của mình.

Các nước ASEAN có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Common law gồm: Malaysia, Singapore, Brunei, Myanmar, Philippines. Giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, sự ảnh hưởng của Common law ở các quốc gia Đông Nam Á chủ yếu gắn liền với quá trình thuộc địa hoá của Anh hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ. Quá trình thuộc địa hoá của Anh đối với các vùng lãnh thổ của Malaysia, Singapore, Brunei và Myanmar đã tạo điều kiện cho pháp luật Anh được áp dụng ở các vùng lãnh thổ của các quốc gia này.

Trong khi đó, sự kiểm soát của Mỹ đối với quần đảo Philippines theo hiệp ước Tây Ban Nha và Mỹ được ký kết tại Paris ngày 10/12/1898 đã từng bước làm thay đổi hệ thống pháp luật của Philippines cho dù trước đó, hệ thống pháp luật của Tây Ban Nha đã có ảnh hưởng khá sâu sắc với hệ thống pháp luật của nước này. Sự kiêm soát của Mỹ đối với Philippines đã làm cho hệ thống pháp luật của nước này chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Mỹ. Những nhân tố cơ bản của dòng họ Common law đã từng bước được tiếp nhận vào hệ thống pháp luật Philippines.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng hiện diện ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài Việt Nam và Lào, hai hệ thống pháp luật khác là Myanmar và Indonesia cũng đã có những nhân tố nhất định của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa trong lịch sử phát triển của mình. Việt Nam được xem là đại diện điển hình của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa đã và đang tồn tại ở Đông Nam Á. Sau khi giành được độc lập từ năm 1945 và đặc biệt là sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng mô hình hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với việc học tập mô hình pháp luật của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Quan điểm xây dựng hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của Việt Nam tiếp tục được thực hiện sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. Hệ thống pháp luật của Lào có rất nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật Việt Nam.

Đặc biệt, từ năm 1975, sau khi chế độ dân chủ nhân dân được xây dựng thay thế cho chế độ quân chủ trước đó, hệ thống pháp luật của Lào được xây dựng theo mô hình pháp luật của Liên Xô và của Việt Nam. Cuối những năm 80 và đầu 90 của thế kỷ trước, Việt Nam và Lào đã thực hiện chính sách cải cách trong đó có cải cách hệ thống pháp luật. Tuy vậy, những nhân tố cơ bản của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa vẫn được duy trì trong hệ thống pháp luật của hai nước này.

Trong lịch sử phát triển của Myanmar, thời kỳ từ năm 1962 đến năm 1988, các nhà lãnh đạo Myanmar chủ trương xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa cho quốc gia này. Mặc dù không giống hoàn toàn với các hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa khác nhưng nhiều chính sách của chính phủ mà đứng đầu là Tướng Ne Win đã được thực hiện theo mô hình pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, Indonesia dưới thời kỳ lãnh đạo của Sukamo (1957 - 1965) cũng tiếp nhận những quan điểm nhất định của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Cùng với việc xây dựng chính quyền theo quan điểm của mình, Tổng thống Sukamo với sự ủng hộ của Đảng cộng sản đã thực hiện nhiều chính sách pháp luật xã hội chủ nghĩa ở Indonesia trong thời kỳ giữ chức vụ của mình.

Luật Hồi giáo được tiếp nhận khá sớm ở nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á. Đa số các học giả hiện đại cho rằng Đạo Hồi xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á từ khoảng cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIV. Hệ thống pháp luật của các nước trong khu vực chịu ảnh hưởng của Luật Hồi giáo bao gồm: Malaysia, Indonesia, Brunei, Thái Lan, Philippines, Singapore. Ở các quốc gia này, cộng đồng Hồi giáo có hệ thống luật lệ riêng. Nhiều quốc gia đã thành lập các toà án Hồi giáo riêng biệt để xét xử các tranh chấp của các tín đồ Hồi giáo như Malaysia, Indonesia, Brunei đối với các lĩnh vực được luật Hồi giáo quy định. Trong khi đó ở Thái Lan, các vụ việc có liên quan đến tín đồ Hồi giáo thường được xét xử bởi các thẩm phán thường cùng với một thẩm phán Hồi giáo (Datoh Yutithum)

Ở cấp độ từng quốc gia, hệ thống pháp luật của hầu hết các nước trong khu vực này chứa đựng các yếu tố của hai hoặc nhiêu dòng họ pháp luật. Nghiên cứu từng hệ thống pháp luật trong khu vực cho thấy, mỗi hệ thống pháp luật là sự pha trộn, đan xen của các nhân tố thuộc các dòng họ khác nhau. Đó có thế là sự đan xen giữa Common law với Civil law như ở Philippines, sự pha trộn giữa Common law hoặc Civil law với pháp luật xã hội chủ nghĩa ở một vài giai đoạn phát triển của Indonesia, Myanmar. Sự phát triển của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa gắn liền những ảnh hưởng của Civil law ở Việt Nam và Lào. Thêm vào đó, Luật Hồi giáo cũng được tiếp nhận vào nhiều quốc gia ở Đông Nam Á trước khi nhiều vùng đất ở khu vực này trở thành thuộc địa của các nước phương Tây đã làm cho tính "hỗn hợp" của hệ thống pháp luật các quốc gia trong khu vực này càng trở nên đa dạng.

Sự pha trộn pháp luật của các nước trong khu vực này không hoàn toàn giống nhau giữa các nước. Chẳng hạn, sự hỗn họp giữa Luật Hôi giáo và Civil law được thấy ở Indonesia, Thái Lan nhưng phạm vi và mức độ pha trộn ở hai nước này không giống nhau do đặc diêm dân cư, mức độ ảnh hưởng của các tôn giáo khác đối với xã hội. Tương tự như vậy, dù là sự pha trộn giữa Common law và Luật Hồi giáo, nhưng tính chất, mức độ cũng như phạm vi của sự hỗn hợp này rất khác nhau giữa hệ thống pháp luật của Malaysia, Singapore và Brunei. Hệ thống pháp luật Philippines lại là sự hỗn hợp giữa Common law, Civil law và Luật Hồi giáo, vì thế, hệ thống pháp luật của nước này lại có những đặc thù riêng biệt. Nhân tố chính trị, kinh tế cũng góp phần làm cho các hệ thống pháp luật ở những khu vực này trở nên đa dạng.

Việt Nam, Lào là những ví dụ điển hình trong thời gian khá dài xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa theo kiểu Đông Âu đã làm cho hệ thống pháp luật của các nước này mang những đặc điểm của dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa truyền thống. Ngày nay, các nước này đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với quá trình hội nhập và sự hỗ trợ của các nước phát triến nên hệ thống pháp luật của các nước này đã tiếp nhận những nhân tố mới từ hệ thống pháp luật của các nước phát triển. Điều đó làm cho hệ thống pháp luật của hai quốc gia này có những nét rất khác biệt so với những đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa truyền thống.

Bên cạnh sự đa dạng của các hệ thống pháp luật trong khu vực Đông Nam Á, hệ thống pháp luật của các quốc gia trong khu vực này có những điểm tương đồng nhất định. Tư tưởng “thống nhất trong đa dạng” dường như trở thành nền tảng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật của mỗi các quốc gia trong khu vực này và nó có lẽ là một trong những lý do quan trọng quy định sự tương đồng giữa các hệ thống pháp luật ở Đông Nam Á bên cạnh những lý do về kinh tế, chính trị, lịch sử, địa lý hay tôn giáo...

Sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán và truyền thống của mồi quốc gia đặt ra yêu cầu phải xây dựng hệ thống pháp luật nhằm giải quyết một cách hài hoà các mối quan hệ giữa pháp luật với các phương tiện điều chỉnh khác trong xã hội. Việc giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ này để đảm bảo sự tồn tại hoà bình trong quốc gia thống nhất của các dân tộc và các tôn giáo khác nhau. Có thể khái quát một số điểm tương đồng cơ bản giữa các hệ thống pháp luật ở khu vực Đông Nam Á như sau:

Thứ nhất, tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các hệ thống pháp luật của các nước này. “Ở Đông Nam Á, hầu hết các hệ thong pháp luật, thậm chí, Thái Lan, Philippines, Singapore, những nước không có đa sô người Hôi giáo, vân coi luật Hồi giáo như là hệ thống phấp luật tách biệt”. Tuy nhiên, ở các quốc gia này đã giải quyết được một cách hợp lý mối quan hệ giữa hệ thống pháp luật của quốc gia với Luật Hồi giáo. Sự tồn tại của toà án Hồi giáo bên cạnh hoặc trong hệ thống toà án của Nhà nước chính là biểu hiện của việc giải quyết một cách họp lý mối quan hệ giữa tín điều tôn giáo và pháp luật của Nhà nước, ở các nước khác trong khu vực, tôn giáo cũng như những tín ngưỡng truyền thống có tác động không nhỏ đối với hệ thống pháp luật. Chẳng hạn, sự ảnh hưởng của Phật giáo ở Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Thứ hai, sự tồn tại của Hiến pháp thành văn cùng với cơ chế bảo hiến có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Ở các quốc gia Đông Nam Á, Hiến pháp giữ vai trò là đạo luật tối cao trong hệ thống pháp luật. Ngay cả Singapore và Malaysia - những hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống pháp luật Anh nhưng lại duy trì hiến pháp thành văn và xác định rõ giá trị tối cao của hiến pháp. Hơn nữa, để bảo đảm tính tối cao của hiến pháp, các quôc gia này đã xây dựng cơ chế bảo hiến theo mô hình tập trung theo đó quyền bảo vệ giá trị tối cao của hiến pháp được trao cho toà án tối cao (Singapore, Malaysia, Philippines) hoặc toà án hiến pháp (Thái Lan, Indonesia). Có thể nhận xét ngắn gọn rằng với các hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng ít nhiều từ Common law, vai trò giám sát hiến pháp thường chủ yếu do toà án tối cao đảm nhiệm. Trong khi đó, quyền giám sát hiến pháp ở các nước chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil law thường được trao cho toà án hiến pháp - thiết chế pháp lý độc lập với các toà án khác trong nhánh quyền lực tư pháp.

Thứ ba, sự tồn tại của toà án gia đình với vị trí độc lập trong hệ thống toà án của nhiều nước Đông Nam Á cho thấy ảnh hưởng của văn hoá phương Đông đối với tổ chức toà án của các quốc gia này. Những khác biệt trong thủ tục tố tụng tại toà án gia đình so với thủ tục tố tụng tại các toà án khác đã phản ánh phần nào tính chất đặc thù của lĩnh vực pháp luật gia đình trong các hệ thống pháp luật khu vực Đông Nam Á.

Thứ tư, ở các hệ thống pháp luật trong khu vực Đông Nam Á, đào tạo luật và nghề luật chủ yếu theo mô hình đào tạo luật ở châu Âu lục địa. Trừ Philippines là quốc gia có hệ thống đào tạo luật chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ - yêu cầu người đăng ký học ngành luật phải có bằng đại học 'của ngành khác trước khi học luật, hầu hết các nước còn lại đều xây dựng chương trình đào tạo đại học luật cho những người tốt nghiệp phổ thông trung học. Có lẽ, sự ảnh hưởng của truyền thống đào tạo luật của các nước châu Âu đã làm cho các hệ thống pháp luật này xây dựng hệ thống đào tạo luật theo mô hình đó.

Mặc dù có những điểm tương đồng nhất định, chúng ta không thể phủ nhận rằng pháp luật của các nước trong khu vực này có những đặc điểm riêng do tác động của yếu tố vãn hoá truyền thống và điều kiện kinh tế xã hội. Chính điều này đã làm cho mỗi hệ thống pháp luật trong khu vực này có những đặc điểm riêng. Thêm vào đó, sự pha trộn và ảnh hưởng của những yếu tố thuộc nhiều dòng họ pháp luật khác nhau như phân tích ở trên đã tạo nên tính đa dạng và phức tạp của các hệ thống pháp luật của các nước Đông Nam Á. Những nét riêng biệt của từng hệ thống pháp luật của các quốc gia trong khu vực này chính là rào cản nhất định trong quá trình xây dựng hệ thống các quy định để áp dụng chung trong tất cả các nước ở khu vực Đông Nam Á trong quá trình hình thành và phát triến Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật trong khu vực này cần được nghiên cứu sâu hơn cả ở cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Những kết quả nghiên cứu đó sẽ góp phần quan trọng cho quá trình hài hoà hooá và nhất thể hoá pháp luật nhằm mục tiêu phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Hệ thống pháp luật Indonessia

“Thống nhất trong đa dạng” là phương châm và triết lý pháp luật nền tảng của Indonesia. Sự thống nhất các yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo và đức tin truyền thống của các thành phần xã hội khác nhau của Indonesia thể hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển của quốc gia đông dân nhất khu vực Đông Nam Á này. Vì thế, nếu không nắm vững được lịch sử và địa lý của quốc gia này, sẽ khó có thể lý giải được tại sao các nhà sáng lập quốc gia này luôn tìm cách duy trì nguyên tắc “thống nhất trong đa dạng” trong đời sống xã hội của Indonesia nói chung và trong hệ thống pháp luật của mình nói riêng.

Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới với hơn 17000 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, trong số đó chỉ có khoảng 6000 hòn đảo có dân cư sinh sống. Năm hòn đảo lớn nhất là Kalimatan, Sumatra, Irian Jaya, Sulawesia và Java. Địa hình của Indonesia rất đa dạng. Nếu như Java là hòn đảo màu mỡ nhất nhờ hoạt động của các ngọn núi lửa và khí hậu nhiệt đới đã tạo cho nó điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp thì Sumatra lại là hòn đảo với nhiều dòng sông có tầm quan trọng đặc biệt cho việc phát triển giao thông ở đây.

Lịch sử của Indonesia là lịch sử của các vương quốc cổ đại, quá trình xâm chiếm và thuộc địa hoá, quá trình cách mạng nền độc lập. Trước khi người châu Âu đầu tiên đặt chân đến năm 1511, Indonesia đã chịu ảnh hưởng rất mạnh từ đạo Phật và đạo Hindu. Các nghiên cứu của các nhà sử học ở Indonesia cho thấy các đức tin khác nhau như đạo Phật, đạo Hindu và đức tin truyền thống đã tồn tại trên quần đảo này từ thế kỷ thứ 5 gắn liền với các vương quốc tôn giáo khác nhau.

Các vương quốc nhỏ của đạo Hindu đã hình thành và phát triển ở quần đảo Indonesia từ khoảng gần 2000 năm trước đây với những đặc trưng về ngôn ngữ, tôn giáo, tập quán và nghệ thuật đã ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến nền văn hoá Indonesia. Cũng trong khoảng thời gian đó, Phật giáo của những người Ân Độ cũng đã thâm nhập vào Indonesia và sự tồn tại của các nhà nước Phật giáo cũng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền văn hoá của Indonesia. Những đức tin truyền thống gắn với người Malay - trong thời kỳ đầu cùng với đạo Phật và đạo Hindu đã làm cho Indonesia sớm trở thành vùng đất đa tôn giáo.

Đến thế kỷ XII, đạo Hồi đưọc các nhà buôn từ bờ biển phía tây của Ấn Độ đưa vào Indonesia và nhanh chóng ảnh hưởng mạnh đến các vùng đất của Indonesia. Sự thay thế các vương quốc Hindu bằng các vương quốc Hồi giáo ở thế kỷ XV 'đã làm cho đạo Hồi trở thành tôn giáo phố biến ở Indonesia. Tuy nhiên, sự phổ biển của đạo Hồi từ thế kỷ XVI không có nghĩa là những giá trị văn hoá của các thời kỳ trước bị thay thế hoàn toàn.

Sự suy tàn của các vương quốc ở Indonesia do các cuộc chiến tranh lẫn nhau vào khoảng thế kỷ XV cùng với sự xâm chiếm của người Bồ Đào Nha vào đầu thể kỷ XVI đã tạo điều kiện cho đạo Cơ đốc được du nhập vào quần đảo Indonesia. Những điều kiện lịch sử ở thời kỳ này đã làm cho đạo Cơ đốc thẩm thấu vào cộng đồng dân cư Indonesia. Đến cuối thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đã bị những người dân bản xứ Hồi giáo đẩy lùi ra khỏi các vùng đất của họ và sau đó người Bồ Đào Nha chỉ còn kiểm soát được phẩn phía Đông của hòn đảo Timor.

Người Hà Lan tiến hành thuộc địa hoá quần đảo Indonesia trong khoảng 200 năm (từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII). Sau đó, vùng đất này được chuyển giao cho người Pháp khi quân đội của Napoleon Bonaparte lật đổ chính phủ Hà Lan. Sau gần 10 năm chịu sự cai trị của người Pháp và 4 năm cai trị của người Anh ở đầu thế kỷ XIX, Indonesia lại chịu sự kiểm soát của Hà Lan trong suốt hơn 100 năm (1816-1942) đến khi quân đội Nhật Bản xâm chiếm vùng đất này trong Đại chiến thế giới lần thứ hai. Quá trình thuộc địa hoá của các nước này đã làm cho pháp luật Indonesia bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật châu Âu lục địa, đặc biệt là của Hà Lan.

Sau ba năm dưới sự cai trị của quân đội Nhật Bản (1942-1945) các nhà cách mạng của Indonesia đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập. Indonesia bắt đầu thời kỳ xây dựng pháp luật hiện đại với những quan điểm không đồng nhất. Những giá trị vãn hoá truyền thống lâu đời của người Indonesia vẫn được duy trì. Các tôn giáo khác nhau, đặc biệt là đạo Hồi cùng với đức tin truyền thống và các giá trị văn hoá của các cư dân ở các vùng khác nhau của quần đảo này vẫn được duy trì và không ngừng phát triển, mặc dù, có đến 90% cư dân của Indonesia là tín đồ Hồi giáo (đây cũng chính là lý do mà Indonesia được xếp vào nhóm quốc gia Hồi giáo). Các tín đồ Hồi giáo được phân bố ở các vùng khác nhau với những đặc điểm khác nhau về ngôn ngữ, tập quán và truyền thống. Bên cạnh đó, các tôn giáo khác như đạo Phật, đạo Hindu vẫn tồn tại và phát triển ở Indonesia.

Sau ba năm dưới sự cai trị của quân đội Nhật Bản (1942-1945) các nhà cách mạng của Indonesia đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập. Indonesia bắt đầu thời kỳ xây dựng pháp luật hiện đại với những quan điểm không đồng nhất. Những giá trị vãn hoá truyền thống lâu đời của người Indonesia vẫn được duy trì.

Các tôn giáo khác nhau, đặc biệt là đạo Hồi cùng với đức tin truyền thống và các giá trị văn hoá của các cư dân ở các vùng khác nhau của quần đảo này vẫn được duy trì và không ngừng phát triển, mặc dù, có đến 90% cư dân của Indonesia là tín đồ Hồi giáo (đây cũng chính là lý do mà Indonesia được xếp vào nhóm quốc gia Hồi giáo). Các tín đồ Hồi giáo được phân bố ở các vùng khác nhau với những đặc điểm khác nhau về ngôn ngữ, tập quán và truyền thống. Bên cạnh đó, các tôn giáo khác như đạo Phật, đạo Hindu vẫn tồn tại và phát triển ở Indonesia.

“Thống nhất trong đa dạng” cũng là triết lý pháp luật của hệ thống pháp luật Indonesia. Điều này đã mang lại những nét riêng biệt của hệ thống pháp luật Indonesia so với các hệ thống pháp luật khác trong khu vực. Các luật gia của Indonesia đã đưa ra những bằng chứng cho thấy sự tồn tại một cách hoà hợp giữa các giá trị trong hệ thống pháp luật của Indonesia. Trước khi người châu Âu thuộc địa hoá Indonesia, pháp luật được áp dụng ở Indonesia trong các vương quốc khác nhau là sự kết họp hài hoà giữa luật tập quán (adat) và những quy tắc phản ánh giá trị của các đức tin tôn giáo của đạo Phật, đạo Hindu và sau đó là đạo Hồi.

Trong thời kỳ thuộc địa hoá của các nước Châu Âu lục địa, đặc biệt là hai giai đoạn thuộc địa hoá của người Hà Lan, pháp luật Indonesia đã tiếp nhận những quan điểm và kỹ thuật pháp lý của dòng họ Civil law. Vì thế, pháp luật Indonesia là hệ thống pháp luật hỗn họp của luật tập quán, luật tôn giáo mà đặc biệt là Luật Hồi giáo và Civil law của Châu Âu lục địa.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest 

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Khái quát chung về hệ thống pháp luật ở một số quốc gia ở Đông Nam Á được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Khái quát chung về hệ thống pháp luật ở một số quốc gia ở Đông Nam Á có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Khái quát chung về hệ thống pháp luật ở một số quốc gia ở Đông Nam Á

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17955 sec| 1035.477 kb