Khái quát quá trình hình thành và phương thức chế định bầu cử ở Việt Nam

12/03/2023
Chế định bầu cử của Việt Nam, cùng với đó là chế độ bầu cử, được hình thành từ rất sớm. Những văn bản quy phạm pháp luật nền tảng đầu tiên về bầu cử đã được ban hành từ trước khi có Hiến pháp năm 1946, thậm chí đã được dự kiến từ trước Tổng khởi nghĩa.

1- Khái quát quá trình hình thành chế định bầu cử ở Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển của chế định bầu cử của Việt Nam có ba đặc điểm lớn sau:

Thứ nhất, chế định bầu cử của Việt Nam, cùng với đó là chế độ bầu cử, được hình thành từ rất sớm. Những văn bản quy phạm pháp luật nền tảng đầu tiên về bầu cử đã được ban hành từ trước khi có Hiến pháp năm 1946, thậm chí đã được dự kiến từ trước Tổng khởi nghĩa. Ngay từ khi Quốc dân đại biểu đại hội họp ở Tân trào ngày 16, 17 tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị tổng khởi nghĩa đã quyết định Quốc dân đại hội (Quốc hội khóa 1) sau này sẽ được hình thành qua con đường bầu cử. Chưa đầy một tuần sau khi tuyên bố độc lập, ngày 08 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời lúc bấy giờ là Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 14 về tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc, trong đó ấn định số đại biểu của Quốc dân đại hội, điều kiện đi bầu cử, ứng cử. Chỉ hon một tháng sau đó, ngày 17 tháng 10 năm 1945, Chính phủ lâm thời đã thông qua sắc lệnh số 51, văn bản QPPL đầu tiên ấn định thể lệ cho một cuộc tổng tuyển cử dân chủ ở Việt Nam. Đối với việc bầu cử HĐND ở địa phương thì tới năm 1957 mới có văn bản điều chỉnh riêng, tức là Sắc luật số 004/SLt quy định thể lệ bầu cử HĐND và ủy ban hành chính các cấp. Song ngay từ tháng 11 năm 1945, Chính phủ lâm thời cũng đã ban hành sắc lệnh số 63 về tổ chức HĐND và ủy ban hành chính, trong đó có một số điều khoản về thể lệ bầu cử đại biểu HĐND.

Thứ hai, chế định bầu cử của Việt Nam ngày càng phát triển hơn về mặt quy mô. số lượng chương, điều của các đạo luật chính về bầu cử qua các thời kì có thể không có sự chênh lệch quá lớn, song mức độ quy định cụ thể của các điều khoản lại có sự khác biệt đáng kể. Sự khác biệt này mặc dù chỉ là hình thức, song nó phần nào cho thấy xu hướng điều chỉnh ngày càng chi tiết quy trình, thủ tục bầu cử ở nước ta.

Thứ ba, dễ nhận thấy xu hướng họp nhất hai hệ thống văn bản QPPL điều chỉnh bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND bằng một hệ thống chế định bầu cử thống nhất. Như thể hiện ở Bảng 9.1, từ khi chế độ bầu cử của Việt Nam được hình thành đã có những văn bản QPPL điều chỉnh riêng về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biếu HĐND. Mặc dù có sự giao thoa ở mức độ nhất định, song các văn bản QPPL về bầu cử trước đây lập thành hai hệ thống văn bản, hai chế định, độc lập với nhau. Thực tế này tồn tại cho tới năm 2010 khi có một luật điều chỉnh chung hai lĩnh vực bầu cử, Luật số 63/2010/QH12 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2010. Tuy nhiên, đây mới chỉ là luật sửa đổi, bổ sung hai luật riêng biệt về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trước đó. Phải tới năm 2015 mới chính thức có một đạo luật chung, Luật số 85/2015/QH13, điều chỉnh cả hai lĩnh vực bầu cử ở Việt Nam.

2- Phương thức bầu cử ở Việt Nam

Phương thức bầu cử của một quốc gia được hiểu là phương pháp, cách thức mà bầu cử được áp dụng để hình thành cơ quan nhà nước ở một quốc gia cụ thế. Phương thức bầu cử trả lời câu hỏi: bầu cử được áp dụng để hình thành cơ quan nào trong bộ máy nhà nước? và, được áp dụng như thế nào? Trải qua lịch sử áp dụng hơn 70 năm song trong suốt thời gian đó có thể nói phương thức bầu cử của Việt Nam không có nhiều thay đổi.

Kế từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tới nay, bầu cử luôn là cách thức hình thành hai loại cơ quan dân cử ở Việt Nam là Quốc hội và HĐND. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, các cơ quan dân cử ũng đều được hình thành bằng con đường bầu cử. Một số quốc gia còn sử dụng bầu cử để hình thành các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, ví dụ ở Hoa Kỳ, Pháp, Nga... Tổng thống được hình thành bằng con đường bầu cử. Bầu cử cũng là cách thức phổ biến để hình thành chức vụ thị trưởng tại các thành phố, thị trấn ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức... Lí do Việt Nam cho tới nay chỉ áp dụng bầu cử để bầu các cơ quan đại diện từ trung ương tới địa phương bắt nguồn từ nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” trong tổ chức bộ máy nhà nước. Như phân tích ở Chương X, một phần nội dung của nguyên tắc này quy định người dân sẽ bầu cơ quan đại diện của mình ở các cấp trong bộ máy nhà nước và trao quyền lực cho các cơ quan này, trong đó có quyền hình thành các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Nếu nguồn gốc quyền lực về mặt chính trị là bắt nguồn từ nhân dân thì về mặt nhà nước là bắt nguồn từ cơ quan đại diện. Các chức vụ khác trong bộ máy nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp bắt nguồn từ cơ quan đại diện.

Ở khía cạnh thứ hai của phương thức bầu cử, Việt Nam có sự khác biệt tương đối lớn so với thế giới. Theo quy định hiện hành, các đại biểu dân cử sẽ được bầu theo đơn vị bầu cử. Mỗi đơn vị bầu cử là một đơn vị bầu cử nơi mình cư trú và bầu số lượng đại biểu đại diện cho mình tương ứng với quy mô đơn vị bầu cử của mình, tuy nhiên mỗi cử tri không bao giờ bầu quá 3, thực tế là 2 hoặc 3 đại diện trong Quốc hội và 5 đại diện trong HĐND.

Lấy bầu cử Quốc hội khóa XIV làm ví dụ. Để bầu 500 đại biểu Quốc hội, HĐBCQG đã chia lãnh thổ Việt Nam thành 184 đơn vị bầu cử, trong số đó có 132 đơn vị bầu cử được bầu 3 đại biểu, 52 đơn vị bầu cử được bầu 2 đại biểu. Tổng số đơn vị bầu cử này được sắp xếp vừa khít trong ranh giới của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sao cho không có đơn vị bầu cử nào trải qua ranh giới của 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Với cách như vậy, sau khi bầu cử xong thì ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương luôn thành lập được 1 đoàn đại biểu Quốc hội của mình. Ví dụ, trong số 184 đơn vị bầu cử trên đây, tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều có 10 đơn vị bầu cử, thành phố Hải Phòng có 3 đơn vị bầu cử. Các tỉnh nhỏ như Cao Bằng, Đăk Nông, Điện Biên, Hậu Giang chỉ có 2 đơn vị bầu cử. Mặc dù pháp luật quy định mỗi đại biểu Quốc hội đều là đại biểu của toàn dân, song với cách chia và bầu đại biểu Quốc hội như trên, mỗi cử tri, hay nói một cách khái quát hơn là mỗi người dân Việt Nam, về thực chất sẽ có không phải 1 mà là 2 hoặc 3 đại diện trong Quốc hội do mình bầu lên. ứng cử viên trúng cử phải hội đủ 2 điều kiện: phải được trên 50% phiếu bầu hợp lệ của đơn vị bầu cử và phải nằm trong số đại biểu có số phiếu cao nhất tương ứng với số lượng đại biểu được bầu từ đơn vị bầu cử.

Có thể nói, phương thức bầu cử của Việt Nam khá đặc trưng mà trên thế giới không có nhiều quốc gia áp dụng phương thức này. Dưới đây sẽ giới thiệu khái lược những phương thức bầu cử phổ biến trên thế giới để so sánh.

0 bình luận, đánh giá về Khái quát quá trình hình thành và phương thức chế định bầu cử ở Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.17778 sec| 955 kb